Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 71, 72: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 71, 72: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

A. Mục tiêu bài học:

- Kiến thức: Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời. Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.

- Kĩ năng: Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại

- Thái độ: Hiểu và cảm thông với người lđ nghèo, chịu nhiều bất hạnh, nhất là cuộc sống cùng cực, lạc hậu.

B. Chuẩn bị của GV- HS:

GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn

HS: SGK, vở soạn, vở ghi,

 

doc 11 trang Người đăng hien301 Lượt xem 9284Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiết 71, 72: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 12C3..........................vắng...........................................
 12C5.........................vắng............................................ 
Tiết 70 – 71
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
A. Mục tiêu bài học: 
- Kiến thức: Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời. Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại
- Thái độ: Hiểu và cảm thông với người lđ nghèo, chịu nhiều bất hạnh, nhất là cuộc sống cùng cực, lạc hậu.
B. Chuẩn bị của GV- HS: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ:Không thực hiện 
2. Bài mới: 	
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
- Em biết gì về NMC và sáng tác của ông nhất là ở chặng đường sau năm 1975? 
- Tác phẩm thuộc giai đoạn nào trong tiến trình ls VN? Đặc điểm ls và xu hướng nt chung của vh gđ này là gì? 
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: 
- NMC là cây bút tiên phong của văn học VN thời kì đỏi mới. ông “thuộc trong số nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”.
-Trước 1975, NMC là cây bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn, từ đầu thập kỉ 80 ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh 
2. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Là một trong những sáng tác tiêu biểu của vh VN gđ sau 75 cho đến cuối tk 20.
- Tác phẩm mang xu hướng nt chung của vh thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường. 
HĐ2. Hướng dẫn tóm tắt và xác định bố cục
HS tóm tắt theo sơ đồ của GV
II. Tóm tắt và xác định bố cục: 
Bố cục: 
- Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biết mất"). Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
- Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà hàng chài.
HĐ3. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
- Nghệ sĩ phát hiện ra điều gì trong buổi sáng tinh sương?
- Cảnh được miêu tả thế nào?
- Vì sao Phùng gọi đây là một “cảnh đắt trời cho”?
- Người nghệ sĩ đã có những cảm nhận gì khi được chiêm ngưỡng bức ảnh nghệ thuật của tạo hoá?
- Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh, anh lại nghĩ đến câu nói: “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”?
- Người nghệ sĩ đã kinh ngạc phát hiện được điều gì khi thuyền cập bến?
- Vì sao anh lại kinh ngạc khi chứng kiến cảnh tượng trên? 
- Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc nhận thức được điều gì về cuộc đời?
 HS: Thảo luận 2 HS và phát biểu.
III. Đọc hiểu văn bản
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
a. Phát hiện thứ nhất về khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ:
 - Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh.
 - Phùng đã dự tính bố cục, đã “phục kích” mấy buổi sáng để chụp được một cảnh thật ưng ý.
 - Người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trên mặt biển mờ sương, như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”: 
 + “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào”
 + “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắt như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”
 + “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp”, “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”
à Cảnh “đắt” trời cho, vẻ đẹp mà cả đời anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần.
- Tâm trạng, cảm nhận của người nghệ sĩ: 
 + “bối rối”, cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” 
 + “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn diện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, “phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
à hạnh phúc chất ngất, cảm nhận được cái Thiện, cái Mĩ của cuộc đời, cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khiết.
b. Phát hiện thứ hai về hiện thực nghiệt ngã của con người: 
 - Phùng đã chứng kiến cảnh tượng: một người đàn ông đánh vợ dã man.
 - Cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ >< gia đình thuyền chài:
 + Từ chiếc thuyền bước ra một người đàn bà: khắc khổ, xấu xí, mệt mỏi và chỉ biết “cam chịu đầy nhẫn nhục”.
 + Lão đàn ông: thô kệch, dữ dằn, độc ác, quật tới tấp vào lưng vợ như một cách để giải toả uất ức, khổ đau.
 + Thằng bé Phác: “như một viên đạn trên đường lao tới đích” nhảy xổ vào gã đàn ông, đánh lại cha vì thương mẹ
- Thái độ của người nghệ sĩ: 
 + “Chết lặng”, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt: “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” 
à Anh không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp của tạo hoá lại có cái xấu, cái ác đến mức không thể tin được
 + Không thể chịu được khi thấy cảnh ấy, Phùng đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”
à Bản chất của người lính khiến anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành.
c. Ý nghĩa:
 - Phùng đã cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa trong gia đình kia đã làm cho những điều huyền diệu mà anh đã phát hiện hiện hình ra thật khủng khiếp, ghê sợ.
 - Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện – ác.
 - Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.
=> Nhà văn khẳng định: đừng nhầm lẫn hiện tượng với bản chất, giữa hình thức bên ngoài với nd bên trong không phải bao giờ cũng thống nhất đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
Củng cố: Những phát hiện đầy nghich lí của nhiếp ảnh
Hướng dẫn tự học: Soạn phần còn lại
Ngày giảng: 12C3..........................vắng...........................................
 12C5.........................vắng............................................ 
Tiết 70 – 71
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu - ( Tiếp)
A. Mục tiêu bài học: 
- Kiến thức: Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời. Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại
- Thái độ: Hiểu và cảm thông với người lđ nghèo, chịu nhiều bất hạnh, nhất là cuộc sống cùng cực, lạc hậu.
B. Chuẩn bị của GV- HS: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: Qua hai phát hiện của ng nghệ sĩ nhiếp ảnh nhà văn muốn nhắn nhủ điều gì?
2. Bài mới: 	
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện
- Trước hết, em hãy tìm hiểu vì sao người đàn bà hàng chài lại xuất hiện ở toà án huyện?
- Phùng và chánh án Đẩu biết được gì về người đàn bà?
- Người đàn bà có làm theo lời đề nghị và sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng hay không? Vì sao?
- Tại sao chị ta lại cam chịu cuộc sống như thế?
- Em nhận xét, đánh giá thế nào về người đàn bà hàng chài? Qua câu chuyện về cuộc đời chị, nhà văn muốn nói điều gì?
2. Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện
 - Người đàn bà đáng thương:
 + Ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ mặt, “khuôn mặt mệt mỏi”
à Gợi ấn tượng về một cuộc đời nghèo khổ, lam lũ.
 + Bị chồng đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn”
à coi đó là lẽ đương nhiên, sẵn sàng chịu đựng tất cả 
 - Người đàn bà đã từ chối lời đề nghị và sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng: van nài toà “Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” 
 - Người phụ nữ ấy giải thích:
 + “Các chú đâu có phải là người làm ăn  cho nên các chú đâu có hiểu được”, “ như thế nào là nỗi vất vả của người đà bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” 
à Nhận thức về cuộc sống trên biển: nghề biển không thể thiếu đàn ông, gã đàn ông ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời đi biển của chị.
à Tình thương con vô bờ
 + Cũng có những lúc: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” , “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”
à Trong đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi
 à Cảm thông với người chồng.
 => Nhân vật có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và tâm hồn bên trong 
 + Người đàn bà thất học nhưng rất hiểu cuộc đời: hiểu thiên chức làm mẹ, hiểu nỗi khốn khổ và sự bế tắc của người chồng.
 + Giàu đức hy sinh, giàu lòng vị tha, nhân hậu – chắt chiu hạnh phúc đời thường – nhìn đời một cách sâu sắc 
 + Thấp thoáng vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN trong quá khứ
 => Quan niệm của nhà văn: cuộc sống con người không đơn giản, người nghệ sĩ không thể dễ dãi, giản đơn khi nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của đời sống.
HĐ2. Tìm hiểu Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”
Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn cuối cùng
 - Mỗi lần nhìn bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy những gì? 
 Vậy Nguyễn Minh Châu muốn phát biểu điều gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời?
3. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
- Mỗi lần nhìn kĩ bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái mùa hồng hồng của ánh sương mai”
à Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời.
- Nhưng nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”
à Hiện thân của những lam lũ, khốn khó của đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh.
=> Quan niệm: nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời và phải là cuộc đời, luôn luôn vì cuộc đời
HĐ3. Tìm hiểu nghệ thuật của tác phẩm.
- Tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện như thế nào?
- Từ những tình huống đó, nhân vật Phùng đã có những thay đổi gì?
- Tác giả đã chọn lời kể theo nhân vật nào? Từ việc chọn lựa này, lời kể của tác giả sẽ có hiệu quả gì?
- Nhận xét về cách xây dựng ngôn ngữ của các nhân vật?
4. Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
a. Xây dựng tình huống truyện: 
 - Độc đáo, hấp dẫn, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
 + Tình huống 1: Phùng rung động, say mê trước cảnh đẹp “trời cho”
 + Tình huống 2: Trong giây phút tâm hồn thăng hoa, anh bất ngờ chứng kiến cảnh tượng người đàn ông đánh vợ
 + Phùng còn chứng kiến cảnh tượng đó thêm lần nữa: người đàn bà nhẫn nhục, hành động của chị em Phác
 + Từ đó, Phùng có cách nhìn đời khác đi. Anh thấy rõ cái ngang trái, hiểu thêm về người đàn bà, chị em Phác, hiểu sâu thêm bản chất của người bạn đẩu và hiểu chính mình
à Tình huống được đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu để thể hiện tính cách con người và cuộc đời.
b. Nghệ thuật kể chuyện: sinh động
 - Người kể chuyện: là nhân vật Phùng
à tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, có khả năng khám phá đời sống; lời kể khách quan, chân thực, thuyết phục
 - Ngôn ngữ nhân vật: sinh động, phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người
 + Giọng điệu lão đàn ông: thô bỉ, tàn nhẫn, tục tằn, hung bạo
 + Những lời của người đàn bà: dịu dàng, xót xa khi nói với con, đơn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về mình
 + Lời của Đẩu: giọng điệu của người tốt bụng, nhiệt thành.
à Góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của truyện
HĐ4. Hướng dẫn HS tổng kết. 
- Ý nghĩa của văn bản? 
IV. Tổng kết:
 Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời; nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện và sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó. 
3. Củng cố: - “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa với mọi người, mọi thời: nhìn nhận cuộc sống và con người phải đa dạng, nhiều chiều. 
 4. Dặn dò: 
- Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong tác phẩm. 
 Ngày giảng: 12C3.....................vắng................................................
 12C5.....................vắng................................................ 
 Tiết 72
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
A. Mục tiêu bài học: 
- Kiến thức: 
+ Khái niệm về hàm ý.
+ Một số cách thức tạo hàm ý thông dụng.
+ Một số tác dụng của cách nói có hàm ý.
- Kĩ năng: 
+ Nhận diện hàm ý, phân biệt hàm ý với nghĩa tường minh.
+ Kĩ năng phân tích hàm ý.
+ Kĩ năng sử dụng cách nói có hàm ý.
- Thái độ: Ý thức nâng cao kiến thức về hàm ý và cách tạo lập và lĩnh hội hàm ý
B. Chuẩn bị của GV- HS: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa truyện “ chiếc thuyền ngoài xa”?
2. Bài mới: 	
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Tổ chức ôn lại khái niệm về hàm ý
- Thế nào là hàm ý?
HS nhớ lại kiến thức đã học, trả lời câu hỏi của GV.
Ôn lại khái niệm về hàm ý
Hàm ý: Là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.
HĐ2. Tổ chức thực hành về hàm ý
Bài tập 1: 
 Đọc đoạn trích (SGK) và phân tích theo các câu hỏi (SGK). A Phủ đã cố ý vi phạm phương châm về lượng khi giao tiếp như thế nào?
HS thảo luận và phát biểu tự do
II. Thực hành về hàm ý
Bài tập 1: 
- Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin cần thiết nhất của câu hỏi: Số lượng bò bị mất (mất mấy con bò?). A Phủ đã lờ yêu cầu này của Pá Tra.
- Lời đáp có chủ ý thừa thông tin so với yêu cầu của câu hỏi: A Phủ không nói về số bò mất mà lại nói đến công việc dự định và niềm tin của mình (Tôi về lấy súng thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm)
- Cách trả lời của A Phủ có độ khôn khéo: Không trả lời thẳng, gián tiếp công nhận việc để mất bò. Nói ra dư định “lấy công chuộc tội” (bắn hổ chuộc tội mất bò); chủ ý thể hiện sự tin tưởng bắn được hổ và nói rõ “con hổ này to lắm”.
Cách nói hòng chuộc tội, làm giảm cơn giận dữ của Pá Tra . Câu trả lời của A Phủ chứa nhiều hàm ý
Bài tập 3: Đọc và phân tích đoạn trích (SGK)
 Bá Kiến nói: “Tôi không phải là cái kho”. Nói thế là có hàm ý gì?. Cách nói như thế có đảm bảo phương châm cách thức không?
HS suy nghĩ và trả lời
- ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có những câu dạng câu hỏi. Những câu đó nhằm mục đích gì, thực hiện hành động nói gì? Chúng có hàm ý gì?
HS thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày
ở lượt lời thứ và thứ hai của Chí Phèo đều không nói hết ý. phần hàm ý còn lại được tường minh hoá ở lượt lời nào? Cách nói ở hai lượt lời đầu của Chí Phèo không đảm bảo phương châm hội thoại nào?
(HS thảo luận, phát biểu
Bài tập 2: 
a. Câu nói của Bá Kiến với Chí Phèo: “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý: Từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo (cái kho - biểu tượng của của cải, tiền nong, sự giàu có. Tôi không có nhiều tiền)
Cách nói vi phạm phương châm cách thức (không nói rõ ràng, rành mạch. Nếu nói thẳng thì nói: Tôi không có tiền để cho anh luôn như mọi khi.
b. Trong lượt lời thứ nhất của Bá kiến có câu với hình thức hỏi: “Chí Phèo đấy hử?”
Câu này không nhằm mục đích hỏi không yêu cầu trả lời, vì Chí Phèo đã đứng ngay trước mặt Bá Kiến. Thực chất, Bá Kiến dùng câu hỏi để thực hiện hành vi hô gọi, hướng lời nói của mình về đối tượng báo hiệu cho đối tượng biết lời nói đang hướng về đối tượng (Chí Phèo) hay là một hành động chào kiều trịch thượng của kẻ trên đối với người dưới. Thực hiện hành vi ngôn ngữ theo kiểu giao tiếp như vậ cũng là hàm ý.
- Trong lượt lời thứ nhất của Bá Kiến, câu mang hình thức câu hỏi là: “Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?" . Thực chất câu này không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích thúc giục, ra lệnh: hãy làm lấy mà ăn. Đó cũng là câu nói thực hiện hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp, có hàm ý.
c. ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo không nói hết ý, chỉ bác hỏ hàm ý trong câu nói của Bá Kiến: “Tao không đến đây xin năm hào”, “Tao đã bảo tao không đòi tiền”. Vậy đến đây để làm gì? Điều đó là hàm ý. Hàm ý này được tường minh hoá, nói rõ ý ở lượt lời cuối cùng: “Tao muốn làm người lương thiện”. Cách nói vừa để thăm dò thái độ của Bá Kiến 
vừa tạo ra kịch tính cho cuộc thoại.
Bài tập 3: Đọc và phân tích truyện cười (SGK)
- Lượt lời thứ nhất của bà đồ nhằm mục đích gì, thực hiện hành động nói gì, có hàm ý gì?
- Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trong truyện?
(HS thảo luận, phát biểu)
Bài tập 3: 
a. Lượt lời thứ nhất - Câu nói có hình thức hỏi nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ.
Qua lượt lời thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý: Khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi; cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.
b. Bà đồ chọn cách nói có hàm ý vì lí do tế nhị, lịch sự đối với chồng, bà không muốn trực tiếp chê văn của chồng mà thông qua lời khuyên để gợi ý cho ông đồ lựa chọn.
HĐ3. Tổ chức rút ra kết luận về cách thức tạo câu có hàm ý
GV nêu vấn đề: Qua những phần trên, anh (chị) hãy xác định: để nói một câu có hàm ý, người ta thường dùng những cách thức nói như thế nào? Chọn phương án trả lời thích hợp (SGK)
HS suy nghĩ, tổng hợp và trả lời.
III. Cách thức tạo câu có hàm ý
Để có một câu có hàm ý, người ta thường dùng cách nói chủ ý vi phạm một (hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó, sử dụng các hành động nói gián tiếp (Chủ ý vi phạm phương châm về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin mà đề tài yêu cầu; chủ ý vi phạm phương châm quan hệ, đi chệch đề tài cuộc giao tiếp; chủ ý vi phạm phản cách thức, nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng rành mạch.
3. Củng cố: HS nhắc lại cách thức tạo câu có hàm ý
4. Hướng dẫn tự học: 
- Tìm mối liên hệ giữa cách nói hàm ý với cách nói vòng, nói bóng, nói lửng
- Tìm hàm ý trong các câu truyện ngụ ngôn
- Soạn “ Mùa lá rụng trong vườn” – Ma văn Kháng
Ngày giảng: 12C3.........................vắng.................................................
 12C5...........................vắng...............................................
Tiết 73 – Đọc thêm 
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN (trích)
- Ma Văn Kháng - 
A. Mục tiêu bài học: 
- Kiến thức: 
+ Không khí ngày tết cổ truyền trong gia đình ông Bằng.
+ Những nét tính cách đối lập.
+ Nghệ thuật kể chuyện, thể hiện tâm lí nhân vật.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu tiểu thuyết theo đặc trưng thể loại 
- Thái độ: Trân trọng những giá trị của văn hóa truyền thống.
B. Chuẩn bị của GV- Hs: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn.
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện 
2. Bài mới: 	
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Hướng dẫn tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm 
- HS đọc SGK, tóm tắt nét chính về tác giả.
-Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả
- Là người có nhiều đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật. 
- Ông được tặng giải thưởng văn học ASEAN năm 1998 và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
- Tác phẩm chính (SGK)
- Nét đặc sắc trong sáng tác:
+ Vốn sống phong phú, đa dạng
+ Tạo được nhiều hình tượng độc đáo, giàu cá tính.
2. Tác phẩm:
- Tiểu thuyết được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. 
- Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nền nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc .
- Đoạn trích rút từ chương 2.
HĐ2. Hướng dẫn đọc – hiểu 
Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền thống văn hoá riêng của dân tộc ta? (GV gợi dẫn: Tìm những chi tiết miêu tả về khung cảnh ngày tết, cử chỉ, lời khấn của ông Bằng trong đoạn văn cuối)
HS làm việc cá nhân, trình bày suy nghĩ của mình trước lớp
- Những người con trong gia đình ông Bằng có nét tính cách đối lập nhau như thế nào? 
II. Hướng dẫn đọc – hiểu: 
1. Không khí ngày tết: 
- Khung cảnh tết: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh....”, mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần... Tất cả chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 tết.
- Ông Bằng : Dâng lên trong ông cái cảm giác thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoà... 
- Những hình ảnh sống động gieo vào lòng người đọc niềm xúc động rưng rưng, đề rồi “nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những người đã khuất”.
- Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trước những người đã mất trong lễ cúng tất niên - chiều 30 tết, điều đó đã trở thành một nét văn hoá truyền thống đáng trân trọng và tự hào của dân tộc ta. 
2. Những tính cách đối lập:
- Lí đã từng chấp nhận hi sinh, nay lại rơi vào vòng xoáy 
- Đông đã từng là bộ đội bây giờ trở thành người thừa
- Cừ đã từng là bộ đội nay bỏ trốn ra nước ngoài. 
=> Kinh tế thị trường đã tác động tới mọi người, mọi ngõ ngách của cuộc sống.
III. Tổng kết: 
Qua đoạn trích người đọc cảm nhận được những nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc, để không đánh mất chính mình trước sự tác động của nền kinh tế thị trường. 
3. Củng cố: Hoài – con người tình nghĩa, thuỷ chung và nhân hậu
4. Hướng dẫn tự học: Cảm nhận của anh/chị về không khí ngày tết trong gia đình ông Bằng qua đoạn trích. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 12 tu 71.doc