Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiêt 3: Làm văn: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiêt 3: Làm văn: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

A. PHẦN CHUẨN BỊ.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

Giúp HS nắm được cách viết bài văn nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí, có ý thức tiếp thu những quan điểm đúng đắn và phê phán những quan điểm sai lầm.

2. RLKN:

- Có kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận trong văn nghị luận.

- Rèn luyện tư duy khoa học và nâng cao KT về XH, biết lập dàn ý, trình bầy luận điểm đối với luận đề.

3. Về tư tưởng, tình cảm:

- GDHS có ý thức vận dụng thành thạo các thao tác khi viết bài.

- HS yêu mến thể loại văn nghị luận này.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.

2. Trò: SGK, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1273Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Tiêt 3: Làm văn: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /8/2011 Ngày giảng: 12 G: /8/2011
	12H: /8/2011
	12I: /8/2011
Tiêt 3: Làm văn
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A. PHẦN CHUẨN BỊ. 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
Giúp HS nắm được cách viết bài văn nghị luận về 1 tư tưởng đạo lí, có ý thức tiếp thu những quan điểm đúng đắn và phê phán những quan điểm sai lầm.
2. RLKN:
- Có kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận trong văn nghị luận.
- Rèn luyện tư duy khoa học và nâng cao KT về XH, biết lập dàn ý, trình bầy luận điểm đối với luận đề.
3. Về tư tưởng, tình cảm:
- GDHS có ý thức vận dụng thành thạo các thao tác khi viết bài.
- HS yêu mến thể loại văn nghị luận này.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Thầy: SGK, SGV, TLTK, thiết kế bài giảng.
2. Trò: SGK, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định tổ chức lớp (1’)
I. Kiểm tra bài cũ: (5’) 12 G: 12H: 12I:
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
II. Bài mới:
 * Lời vào bài (1’) 
 Kể tên 1 số thể loại văn nghị luận đã học.
Trong quá trình học các em đã được học, biết đến rất nhiều loại văn nghị luận như NLVH, NLXH. Để giúp các em hiểu và nắm vững loại văn nghị luận về 1 VĐ tư tưởng, đạo lí đó là ND mà bài học hôm nay thầy trò ta cùng nhau tìm hiểu. 
 * ND bài:
 HĐ của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
? Câu thơ trên Tố Hữu nêu VĐ gì.
? Để sống đẹp con người cần rèn luyện những p/c gì.
? Có bao nhiêu luận điểm.
? Cần sử dụng các thao tác lập luận nào.
? Bài viết cần sử dụng các dẫn chứng thuộc lĩnh vực nào? Có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn được không? Vì sao.
? Trọng tâm của bài viết này là gì.
? Thao tác chính.
? Lập dàn ý gồm mấy bước .
? Mở bài giới thiệu VĐ nên viết NTN.
? Cách nêu luận đề ra sao.
? Giải thích khái niệm sống đẹp.
? Nêu dẫn chứng và PT những P/C đẹp của 1 con người.
? Qua đó có những nhận xét gì.
? Tiến hành bình luận NTN.
? Phần KB cần nêu những ý nào.
? Qua bài học em hiểu nào là nghị luận về 1 VĐ tư tưởng, đạo lí.
? VĐ nghị luận là gì.
? Căn cứ vào ND cơ bản hãy đặt tên cho VB.
? Để nghị luận tác giả đã sử dụng các thao tác nào.
? Cách diễn đạt trên có gì đặc sắc.
I. Cách làm 1 bài văn nghị luận về 1 VĐ tư tưởng, đạo lí.
1. Tìm hiểu đề: (10’)
 * Đề:
 Anh ( chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
 Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
- VĐ đặt ra: Lẽ sống đẹp của con người.
- Sống có văn hoá, biết cống hiến: Sống đâu chỉ nhận cho riêng mình, sống giầu tình thương, nhân ái, sống không ích kỉ hẹp hòi, cần tương trự giúp đỡ lẫn nhau, có tình thương nhân loại, phấn đấu cho 1 XH tốt đẹp.
- Có thể trình bầy 4 luận điểm:
+ Khái niệm sống đẹp.
+ ND sống đẹp.
+ Những quan điểm khác nhau.
+ Thái độ của chúng ta.
- Các thao tác:
+ Giải thích.
+ Chứng minh.
+ Bình luận.
+ Phân tích.
- Tư liệu đẫn chứng.
+ Thuộc các lĩnh vực đời sống LĐSX, chiến đấu và nghiên cứu khoa học cả xưa và nay.
+ Có thể dùng dẫn chứng trong thơ văn, vì thơ văn lấy chất liệu từ cuộc sống. 
- Trọng tâm: Bàn luận về lẽ sống.
- Thao tác: Bình luận.
2. Lập dàn ý.
- Gòm 3 bước: MB, TB, KB.
a, Mở bài: (5’)
- Có thể nêu ý: Giá trị cuộc sống của con người là phẩm chất sống được xác lập trong mối quan hệ với cộng đồng. 
- Cách nêu luận đề: Dùng kiến thức tương đồng chẳng hạn lấy ý kiến của M.Gor ki hoặc 1 tác giả khác mà mình lựa chọn, sau đó dẫn câu thơ của Tố Hữu và nêu ND trọng tâm . Chọn 1 trong 2 cách đều đựợc.
* VD: 
 Ý kiến của M. Gor ki: “ Trong con người có 2 khuynh hướng phủ định lẫn nhau, đấu tranh lẫn nhau. Nhiều hơn và thường xuyên hơn cả: Khuynh hướng sống cho tốt hơn và khuynh hướng sống cho sướng hơn”
b, Thân bài: (10’)
- Giải thích: Khái niệm “sống đẹp”:
+ “sống đẹp”: Là sống có ý nghĩa, sống có MĐ cao cả, biết hi sinh, cống hiến chứ không ích kỉ, biết “nhận” nhưng phải biết “cho”.
+ “Sống đẹp”: là sống có văn hoá, có thuỷ chung, biết phấn đấu cho 1 XH tốt đẹp.
+ “Sống đẹp”: là sống dũng cảm, kiêm tốn...
+ Sống đẹp”: Thực chất là sống tốt, hướng về chân, thiện, mĩ.
+ “Sống đẹp”: có tư tưởng, tình cảm đẹp vẫn chư đủ mà phải hành động qua thực tiễn công tác, cương vị của mình dù là công nân quét rác.
- Hình ảnh Bác:
+ Tình yêu thương vô hạn với người dân VN và nhân loại.
+ Sự phấn đấu cống hiến vĩ đại.
+ Một vị lãnh tụ, 1 danh nhân văn hoá thế giới.
+ Biểu hiện “trung với nước, hiếu với dân”.
+ Kiêm tốn, giản dị, liêm khiết, tất cả vì HP’ của ND. 
- Ngoài ra còn nhiều hình ảnh khác: như Anh Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Phan Đình Giót ..
- Nhận xét: Tuy cương vị, việc làm khác nhau nhưng họ gặp gỡ ở 1 điểm là sống đẹp.
Bình luận:
+ Bài học bản thân: Đấu tranh cho chính bản thân mình để loại bỏ những cái tầm thường, nhỏ nhen, ích kỉ chỉ biết thu vén cho cá nhân sống vô cùng hèn nhát, phản bội quá khứ, bạn bè, tổ quốc, sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, lười biếng.
+ Đấu tranh chống những kẻ có tư tưởng, hành động xấu.
+ Một số quan niệm sống khác cần phê phán: sống thực dụng, tầm thường chạy theo vật chất mà coi nhẹ tinh thần, tình cảm, thậm chí cả với cha mẹ, anh chị
C. Kết bài. (5’)
- Khẳng định ý nghĩa của VĐ sống đẹp.
- Nhắc nhở, cảnh tỉnh mọi người đừng chạy theo những cái tầm thường, phù phiếm mà bỏ đi giá trị đích thực quí báu.
II. Củng cố - Luyện tập. (7’)
- Ghi nhớ: sgk
1. Bài tập 1
- VĐ văn hoá, sự khôn ngoan của con người
- Đặt tên cho VB: Văn hoá và sự khôn ngoan của con người.
- Các thao tác sử dụng:
Giải thích, CM, PT, Bình luận.
 VD: Về thao tác giải thích
 “ Văn hoá có phải là sự phát triển nội tại bên trong của 1 con người hay không? Có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Văn hoá phải là khả năng hiểu được bản thân mình và hiểu được người khác, là khả năng làm người khác hiểu được mình không? Tôi nghĩ rằng văn hoá là tất cả những điều ấy”
- Nét đặc sắc trong diễn đạt.
+ Dùng câu nghi vấn để thu hút.
+ Lặp cú páp và phép thế.
+ Diễn dịch và qui nạp.
III. HƯỚNG DẪN HS HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI (1’)
1. Bài cũ:
 - Học nắm vững ND.
 - Làm BT 2.
2. Bài mới: 
 - Soạn: Tuyên ngôn độc lập.
 - Tiết sau học văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet3 12cb.doc