Giáo án môn Ngữ văn 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CM THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975:

 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá:

 - Chống Pháp, Mĩ.

 - Xây dựng CNXH ở miền Bắc từ 1954.

 - Kinh tế: nghèo nàn.

 - Văn hóa: không có điều kiện giao lưu.

 * Văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn- chiến sĩ.

 2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu:

 a. Từ 1945- 1954:

 - Nội dung: văn học phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

 - Thành tựu: Việt Bắc- Tố Hữu; Dọn về làng- Nông Quốc Chấn; Tây Tiến- Quang Dũng

 b. Từ 1954-1965:

 - Nội dung: văn học phản ánh công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc- cuộc sống mới, con người mới. Hướng về miền Nam với nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.

 - Thành tựu: Mùa lạc- Nguyễn Khải; Sông Đà- Nguyễn Tuân, Gió lộng- Tố

 

doc 21 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 
ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CM THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975:
 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá:
 - Chống Pháp, Mĩ.
 - Xây dựng CNXH ở miền Bắc từ 1954.
 - Kinh tế: nghèo nàn.
 - Văn hóa: không có điều kiện giao lưu.
 * Văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn- chiến sĩ.
 2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu:
 a. Từ 1945- 1954:
 - Nội dung: văn học phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
 - Thành tựu: Việt Bắc- Tố Hữu; Dọn về làng- Nông Quốc Chấn; Tây Tiến- Quang Dũng
 b. Từ 1954-1965:
 - Nội dung: văn học phản ánh công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc- cuộc sống mới, con người mới. Hướng về miền Nam với nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.
 - Thành tựu: Mùa lạc- Nguyễn Khải; Sông Đà- Nguyễn Tuân, Gió lộng- Tố Hữu
 c. Từ 1965-1975:
 - Nội dung: văn học phản ánh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
 - Thành tựu: Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi; Rừng xà nu-Nguyễn Trung Thành - Nguyên Ngọc, Ra trận, Máu và hoa- Tố Hữu
 d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975:
 - Chủ yếu là những xu hướng văn học tiêu cực phản động, xu hướng chống phá cách mạng, xu hướng đồi truỵ.
 - Bên cạnh các xu hướng này cũng có văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước và cách mạng.Tptb: Hương rừng Cà Mau- Sơn Nam 
3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975:
 a.Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
 - Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.
 -> Đề tài Tổ Quốc với nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh vũ trang và những người trực tiếp phục vụ chiến trường
 -> Đề tài CNXH với nhân vật trung tâm là con người lao động. 
 b.Nền văn học hướng về đại chúng.
 - Quần chúng đông đảo vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ; vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
 - VH quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ. Tập trung xây dựng hình tượng quần chúng Cách mạng: miêu tả người nông dân, người mẹ, người phụ nữ, em bé. 
 - Tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.
 c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 - Khuynh hướng sử thi: 
 + Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
 + Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc. 
 + Giọng văn ngợi ca, hào hùng.
 - Cảm hứng lãng mạn: 
 + Cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc và hướng tới lý tưởng. Ca ngợi CN anh hùng Cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc -> Nâng đỡ con người Việt Nam vượt qua thử thách.
II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX:
 1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá: 
 - Độc lập dân tộc.
 - Xây dựng nền kinh tế thị trường.
 - Có điều kiện giao lưu văn hóa.
-> Yêu cầu văn học phải đổi mới.
 2.Những chuyển biến và thành tựu ban đầu:
 - Nội dung: tiếp cận hiện thực đời sống.
 - Nghệ thuật: thơ- xuất hiện trường ca, các thể loại 
phát triển- phóng sự, kí, kịch, lí luận phê bình.
- Tptb: 
 + Thơ: Đường tới thành phố- Hữu Thỉnh
 +Truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa- NMC
 + Kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông- HPNT.
 + Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt- LQV 
------------------------------------------------------------------------------------------
TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH
1. Tiểu sử: 
 - HCM (1890 – 1969) sinh ra trong 1 gia đình nhà nho yêu nước ở Nghê An. Thời trẻ học chữ Hán tại nhà , lớn lên học tại trường Quốc học Huế và có một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh ( P.Thiết).
 + Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước. 
 + 1919 gởi bản “yêu sách của nhân dan An Nam” đến hội nghị hào bính ở Véc – Xay (Pháp).
 + 1920 dự đại hội Tua, là 1 trong những thành viên sáng lập ĐCS Pháp.
 + 1923 – 1941 Người hoạt động chủ yếu ở LX, TQ, T. Lan và tham gia thành lập: 
 ◊ 1925: VNTNCMĐCH và HLHCDTBABAĐ.
 ◊ 1930: Thành lập ĐCSVN.
 + 1941 Người về nước trực tiếp lãnh đạo nhân dân đánh Pháp, đuổi Nhật.
 + 1942 Người sang TQ và bị chính quyền Tưởng bắt giam vô cớ.
 + 1945 Người đọc bản TNĐL khai sinh ra nước VNDCCH và được bầu làm chủ tịch nước, Người giữ chức vụ này cho đến lúc qua đời.
 - HCM được UNESCO suy tôn “anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”.
2. Sự nghiệp văn học: 
* Quan điểm sáng tác:
 - Văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, “chất thép” trong sáng tác HCM là chất chiến đấu, tư tưởng, tình cảm CM.
 - Văn học phải có tính chân thật và tính dân tộc.
 - Khi cầm bút, Người luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận rồi mới quyết định nội dung, hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi Viết cho ai?, Viết đế làm gì? Sau đó mới quyết định Viết cái gì và Viết như thế nào?
* Di sản văn học: 
 - Văn chính luận: 
 + Bản án chế độ TDP (1925).
 + Tuyên ngôn độc lập (1945).
 + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).
 + Không có gì quý hơn độc lập tự do. (1966).
 - Truyện và kí:
 + Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922).
 + Vi hành (1923).
 + Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)
 => Tố cáo thực dân Pháp và tay sai, đề cao những tấm gương yêu nước, CM.
 - Thơ ca:
 + Nhật ký trong tù (1942-1943): nội dung phê phán chế độ nhà tù Tưởng; phản ánh tâm hồn, nhân cách cao đẹp của người cộng sản CM.
 + Thơ Người làm ở Việt Bắc (1941-1945) và thời kháng chiến chống Pháp
* Phong cách nghệ thuật: 
- Văn chính luận: ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, giàu sức thuyết phục.
 - Truyện và kí: vừa có tính chiến đấu mạnh mẽ vừa có nghệ thật trào phúng sắc bén.
 - Thơ ca: + Thơ tuyên truyền: lời lẽ giản dị, dễ nhớ, hình ảnh dân gian.
 + Thơ nghệ thuật: vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại.
 =>Tóm lại: cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật làm rõ chủ đề.
----------------------------------------------------------------------------------------
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ Chí Minh)
* HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:
 - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nhật đầu hàng Đồng Minh, trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành lấy chính quyền.
 - Ngày 26-08-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”.
 - Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước VNDCCH đọc bản “TNĐL”, khai sinh ra nước VN mới.
 “TNĐL” không chỉ là lời tuyên bố với nhân dân VN, mà còn tuyên bố với nhân dân thế giới, phe Đồng Minh và cả kẻ thù của dân tộc về quyền độc lập tự do của dân tộc VN.
* NỘI DUNG:
1. Phần mở đầu: (cơ sở pháp lí)
 - HCM trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Mĩ và của Pháp để làm căn cứ pháp lí cho bản tuyên ngôn của VN. Bởi vì đó là những bản tuyên ngôn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận:
 + “TNĐL” năm 1776 của nước Mĩ có viết “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
 + Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của CM Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
 - Điều sâu sắc trong bản tuyên ngôn của HCM là từ quyền lợi của con người, Người suy rộng ra quyền lợi của dân tộc. Người viết: “Tất cả các dân tộc trên thế giới, đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. 
 - Sâu sắc và khéo léo hơn nữa, việc trích dẫn tuyên ngôn Mĩ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe Đồng minh. Trích dẫn tuyên ngôn Pháp để bộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ mà “cha ông” họ đã phát biểu, đó là biện pháp “gậy ông đập lưng ông”. Dường như Người đang nâng cao vị thế của CM VN ngang hàng vói CM Pháp, Mĩ.
2. Phần luận tội thực dân Pháp: (cơ sở thực tế)
 - Bác bỏ luận điệu “bảo hộ” (bênh vực, trông nom), “khai hóa” (mở mang văn hóa cho 1 dân tộc lạc hậu) nước ta của Pháp.
 + Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng tuyên bố làm nhiệm vụ “bảo hộ”, “khai hóa”, nhưng thực chất chúng hành động trái với nhân đạo và chính nghĩa, gây bao tội ác đối với nhân dân ta.
 ◊ Về chính trị: chúng tuyệt đối không cho dân ta 1 chút tự do, dân chủ nào, chúng thi hành luật pháp giã man, lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thực hiện chính sách ngu dân
 ◊ Về kinh tế: chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, chúng đặt ra hang trăm thứ thuế vô lí, chúng kìm hãm các nhà tư sản dân tộc, bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn.
 + Không những thế chúng còn hèn nhát “bán” nước ta cho Nhật, từ chối liên kết với Việt Minh chống Nhật, thậm chí còn khủng bố Việt Minh chống Nhật.
 ◊ “Mùa thu 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn TDP quỳ gối d8au62 hàng mở cửa nước ta rước Nhật”.
 ◊ “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”
 => “Trong 5 năm, chúng đã bán nước ta 2 lần cho Nhật”.
 ◊ Việt Minh kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật, “Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nũa.
 => Qua đó, Người khẳng định vai trò của Việt Minh: Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân chống Nhật. “Khi Nhật hàng ĐM thì nhân dân cả nước ta đã nổi dận giành chính quyền, lập nên nước VNDCCH”.
3. Phần tuyên ngôn:
 - Tuyên bố Việt Nam độc lập.
 - Tuyên bố Việt Nam thoát hẳn mọi ràng buộc với Pháp.
 - Tuyên bố với các nước Đồng Minh “không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.
 - Tuyên bố với thế giới “Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập” và sự thật đã như vậy. Việt Nam quyết bảo vệ nền độc lập ấy.
* GIÁ TRỊ TÁC PHẨM: 
1. Gía trị lịch sử: Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự 
chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc 
lập, tự do trên đất nước ta.
2. Gía trị văn học: Là tác phẩm chính luận đặc sắc. Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC (Phạm Văn Đồng)
I. Tác giả:
 - Phạm Văn Đồng (1909-2000), Quê ở xã Tân Đức- huyện Mộ Đức- Quảng Ngãi 
 - Là nhà chính trị, kinh tế, quản lí đồng thời cũng là nhà văn hoá, nhà văn nghệ tài ba. Giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ như: Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 
 II. Tác phẩm:
 a) Hoàn cảnh sáng tác: TP ... áy caûm höùng tröïc tieáp töø cuoäc ñôøi cuûa Lor-ca:
 + Ngöôøi ngheä só Taây Ban Nha
 + Ngöôøi chieán só choáng phaùt xít
 + Coù soá phaän oan khuaát.
 - Bài thơ được in trong tập “Khối vuông ru-bích” (1985)
 b) Nội dung:
* Soá phaän ngöôøi ngheä só laõng du: 
1. Saùu doøng thô ñaàu
 a. Ñaát nöôùc cuûa Lor-ca:
 - Hình aûnh: 
 + aùo choaøng ñoû
 + vaàng traêng
 + yeân ngöïa
 -> Khoâng gian vaên hoùa ñaëc tröng cuûa Taây Ban Nha.
 -> Gôïi cuoäc soáng phoùng tuùng.
 -> Khoâng gian nuoâi döôõng taâm hoàn ngheä thuaät Lor-ca
 b) Hình aûnh Lor-ca trong phoâng neàn vaên hoùa cuûa daân toäc mình:
 - Lor-ca: ngheä só yeâu töï do
 - AÙo choaøng ñoû gaét töôïng tröng cho ñaáu tröôøng
 + Lor-ca: khaùt voïng daân chuû, caùch taân ngheä thuaät.
 + Xaõ hoäi: neàn chính trò ñoäc taøi, xaõ hoäi giaø nua.
 - Vaàng traêng cheánh choaùng, yeân ngöïa moûi moøn -> söï mong manh, ñôn ñoäc treân con ñöôøng ñeán vôùi töï do cuûa Lor-ca.
3. Saùu doøng thô tieáp (phuùt giaây bi phaãn trong cuoäc ñôøi Lor-ca):
 - Haùt ngheâu ngao: theo ñuoåi con ñöôøng töï do
 - Boãng kinh hoaøng: ngaïc nhieân, thaûng thoát, khoâng ngôø mình laøm neân toäi.
 - AÙo choaøng beâ beát ñoû, ñi nhö ngöôøi moäng du: söï taøn baïo cuûa cheá ñoä ñoäc taøi phaùt xít ñaõ gaây ra caùi cheát cuûa Lor-ca.
* Tiếng đàn Lor-ca, sự bất tử của nghệ thuật và người nghệ sĩ Lor-ca.
1. Sáu dòng thơ tiếp:
 - Hình ảnh:
 + Tiếng ghi ta nâu
 + Tiếng ghi ta lá xanh
 + Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
 + Tiếng ghi ta dòng dòng máu chảy
 -> Tiếng đàn yêu thương -> tiếng đàn hi vọng -> tiếng đàn ngỡ ngàng -> tiếng đàn đau thương.
 -> Diễn tả số phận; diễn tả tài năng nghệ thuật Lor-ca.
 -> Biện pháp so sánh chuyển đổi cảm giác.
2. Mười ba dòng thơ cuối:
 - Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn -> Thông điệp tư tưởng của Lor-ca - hãy vượt qua những cái cũ, dù là cái thần tượng để có sự sáng tạo, cách tân.
 - Không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang -> Khẳng định của Thanh Thảo- không ai quên tiếng đàn nghệ thuật Lor-ca, nó vẫn mãi lan truyền đầy sức sống trong lòng những người ở lại – cỏ mọc hoang (thứ cỏ mọc chốn hoang dã dẻo dai truyền lan mãi, tự do
tồn tại).
 - Đáy giếng- xã hội tù túng, đen tối; giọt nước mắt- số phận khổ đau; vầng trăng long lanh- sự tỏa sáng -> Sự tỏa sáng của Lor-ca trong xã hội bạo tàn.
 - Đường chỉ tay đã đứt – số phận ngắn ngủi; dòng sông rộng vô cùng – dòng sông cuộc đời mênh mông, vô tận; Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc- về với thế giới bên kia, Lor-ca đem theo nghệ thuật, gắn bó với nghệ thuật.
 - Chàng ném lá bùa vào xoáy nước – bùa mệnh không thể cứu Lor-ca khỏi vòng xoáy cuộc đời.
 - Chàng ném trái tim vào lặng yên bất chợt – hi sinh thầm lặng vì nghệ thuật.
 => Trước giông bão cuộc đời, trước xã hội bạo tàn, tù túng; người nghệ sĩ phải chịu số phận oan khuất, cuộc đời ngắn ngủi. Thế nhưng những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, tấm gương của một người nghệ sĩ gắn bó và hi sinhthầm lặng vì nghệ thuật luôn sống mãi trong lòng người ở lại.
c) Nghệ thuật:
 - Cấu trúc bài thơ: như một tác phẩm âm nhạc; dòng thơ li-la li-la li-la là tiếng đệm của bản đàn, ở cuối bài thơ nó ngân nga mãi như sự bất tử của Lor-ca.
 - Sử dụng hình ảnh tượng trưng, biện pháp so sánh chuyển đổi cảm giác
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (Nguyễn Tuân)
1. TÁC GIẢ:
 NT (1910-1987), sinh ra trong 1 gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn ở Hà Nội. CMT8 thành công, NT đến với CM và tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.
 NT là nhà văn lớn, 1 nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, thành công với thể loại tùy bút, bút kí.
2. TÁC PHẨM:
a. HCST: “NLĐSĐ” là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của nhà văn,đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Đây là 1 trong số 15 tùy bút của NT in trong tập “Sông Đà” xuất bản năm 1960.
b. Nội dung:
* HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ
 - CON SÔNG HUNG BẠO:
 + Cảnh đá bờ sông dựng vách thành. Vách đá chẹt lòng sông như 1 cái yết hầu.
 + Quăng mặt ghềnh Hát Loóng: dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn đòi nợ xuýt bất kì người lái đò nào qua đó.
 + Quãng Tà Mường Vát: có những cái hút nước xoáy tít, con thuyền nào vô tình qua đó 1 lúc sau sẽ thấy tan xác ở khuỷnh sông.
 + Còn những thác đá: Từ xa tiếng nước như réo gần, réo to, như oán trách, van xin, rồi lại như khiê khích, chế nhạo, ... lại gần nó “rống lên như 1 ngàn con trâu mộng lồng lộn giữa rừng sâu, rừng tre nứa nổ lửa”. Tới cái thác, sóng bọt trắng xóa cả chân trời “mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thủy điện”.
 Đá ngàn năm như mai phục sẵn hết ở lòng sông, hòn “ngỗ ngược”, hòn “nhăn nhúm”:
 Vòng 1: 4 cửa tử, 1 cửa sinh-cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông.
 Vòng 2: tăng thêm nhiều cửa tử, cửa tử nằm ở phía hữu ngạn sông.
 Vòng 3: bên trái, bên phải đều là luồng chết, ...
Đá như ngàn năm ẩn nấp, mai phục, lúc lừa miếng đánh du kích, khi trở lại quật vu hồi, đánh tới tấp, ...
=> Lúc này dòng sông như 1 loài thủy quái khổng lồ, khôn ngoan, nham hiểm; mang diện mạo, tâm địa của thứ “kẻ thù số 1”.
=> Đồng thời đây cũng là khúc ca ngợi sức mạnh tự nhiên thật hoang dại mà cũng thật tự do hào phóng. Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.
 - CON SÔNG TRỮ TÌNH: 
 + Hình dáng: từ trên cao SĐ “tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình” đẹp và huyền ảo.
 + Màu sắc thay đổi kì diệu: mùa xuân sắc nước màu “xanh ngọc bích”, thu về lại lừ lừ chin đỏ.
 + Không khí, tĩnh lặng, hoang dại, mang vẽ đẹp ban sơ. Cảnh ven sông lặng như tờ, có đan hươu đang cúi đầu ngốn búp cỏ gianh còn đẫm sương đêm, chan hòa trong ánh nắng tháng ba Đường thi. Tác giả như không để người đọc bình luận thêm, NT đã nhận xét “Bờ sông hoang dại như 1 bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như 1 nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
 + Cảnh như có linh hồn: dòng chảy lúc nảy chỉ “lững lờ” như nhớ thượng nguồn. Đói với người nó như 1 “cố nhân” – 1 người tình chưa quen biết, xa thì nhớ thương, gặp lại thì mừng vui như “nối lại chime bao bị đứt quãng”.
=> Thiên nhiên trữ tình, mĩ lệ.
* HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ:
 - Trong trận thủy chiến:
 + Trong trận thủy chiến đối đầu với những thác đá, với những cái hút nước, với trùng vi thạch trận mà con sông bày bố; người lái đò hiện lên thật giàu kinh nghiệm, từng trải, dũng cảm và mưu trí. Bị sóng nước tấn công người lái đò vẫn cố nén vết thương, chân kẹp chặt cuồng lái.
 + Rất bình tĩnh và quyết đoán phá được vòng vây 1, ông lái đò tiếp tục ghì cương lái, phóng nhanh vào cửa sinh.
 + Thực sự là 1 “tay lái ra hoa”, ông nắm chắc quy luật tất yếu, nắm chắc binh pháp của thần sông núi đá cưỡi lên thác ghềnh, đè sấn được sóng gió, có lúc nắm lấy cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãm của con sông. Ở trùng vây số 3, người lái đò cứ phóng thẳng con thuyền chọc thủng cửu giữa, ...Để lại con sông với những đá tướng “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”.
 - Xong trận thủy chiến:
 Người lái đò lại ung dung, thanh thản như chưa từng vượt thác, đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh,...
 => Người lái đò tượng trưng cho người lao động ngoan cường, đầy kinh nghiệm, tuyệt đối giản dị, bình thường.
 => Khi lái đò ông là nghệ sĩ sông nước, là dũng tướng tài hoa. Kết thúc công việc, ông lại là 1 người bình thường. Đó là vẻ đẹp của người anh hùng trong lao động.
3. Nghệ thuật:
 - Nhà văn luôn khai thác cảnh vật và con người thiên về phương diện mĩ thuật và tài hoa. Người đọc ấn tượng về 1 con sông vừa hung bạo vừa trữ tình; về ông lái đò thật bình dị nhưng khi vượt thác thì như 1 viên tướng tài ba, 1 nghệ sĩ trên sông nước.
 - Biện pháp nhân hóa khắc họa hình ảnh con sông như có linh hồn thực thụ.
 - Vận dụng linh hoạt kiến thức của các ngành khác nhau: quân sự, võ thuật, giao thông, hội họa,...
 - Ngôn ngữ nhiều khi mạnh mẽ, khi dịu dàng, trong sáng, ...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
I. TÁC GIẢ:
 - HPNT sinh năm 1937 ở Huế, là 1 tri thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
 - Ông chuyên về thể loại bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của NPNT là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình. Lối hành văn hướng nội súc tích, tài hoa.
 - TPTB: Ngôi sao trên đỉnh Phù Văn Lâu (1971)
 Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986).
II.TÁC PHẨM:
a) HCST: viết tại Huế ngày 04/01/1984, in trong tập sách cùng tên.
b) NỘI DUNG:
 - Sông Hương ở vùng thượng lưu: mãnh liệt, hoang dại có lúc dịu dàng, say đắp như 1 cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
 - Sông Hương chảy vế đồng bằng và ngoại vi thành phố: 
 + Giữa cánh đồng Châu Hóa: sông Hương là “cô gái đẹp ngủ mơ màng”.
 + Ra khỏi vùng núi: chuyển dòng liên tục, vòng những khúc quanh, uốn mình theo những khúc đường cong, ... để tìm về thành phố Huế.
ó Sắc nước xanh thẳm, khi thì chuyển đổi diệu kì: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”; dòng sông khi “mềm như tấm lụa”, lúc trở nên trầm mặc, cổ kính.
 - Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế:
 + “Vui tươi hẳn lên”, chậm rãi, êm dịu, mềm mại.
 ó Giáp mặt thành phố “uốn 1 cánh cung rất nhẹ” như 1 tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
 ó Nằm ngay giữa lòng thành phố như sông Xen của Pa-ri, Đa-nuýp của Bu-đa-pét.
 ó Được cảm nhận ở nhiều góc độ khác nhau:
 Hội họa: sông Hương và các chi lưu => đường nét tinh tế
 Âm nhạc: điệu slow chậm rãi, sâu lắng; “như 1 người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
 Cái nhìn của trái tim đa tình: dịu dàng và chung thủy – phát hiện kì thú của tác giả: dòng sông đi xa dần thành phố chợt đổi dòng quay lại.
 - Sông Hương – trong mối quan hệ với lịch sử và thi ca:
 + Sông Hương đã ghi dấu những thế kỉ vinh quang (từ trung đại đến hiện đại).
 + Là nhân chứng của cuộc đời và không bao giờ tự mình lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.
 => Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước; tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
c) NGHỆ THUẬT:
 - Bài kí được viết với cả tình yêu say đắm, niềm tự hào với quê hương xứ sở của tác giả.
 - Liên tưởng kì diệu, kết hợp phong phú kiến thức địa lí, lịch sử, nghệ thuật, ...
 - Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh. Sử dụng nhiều phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, ...
 - Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc với trí tuệ, chủ quan và khách quan ./.
* Cách tiếp cận sông Đà của Nguyễn Tuân và sông Hương của HPNT có những nét tương đồng và khác biệt:
Nguyễn Tuân với Sông Đà
Hoàng Phủ Ngọc Tường với Sông Hương
Giống nhau
- Cùng viết tùy bút về 1 con sông.
- Huy động nhiều vốn kiến thức: địa lí, lịch sử, văn hóa ,...
- Thể hiện rõ rệt “cái tôi” tài hoa, độc đáo.
Khác nhau
- Khai thác 2 mặt hung bạo và trữ tình của dòng sông.
- Qua dòng sông, ca ngợi con người lao động, chất vàng mười của vùng Tây Bắc.
- Sử dụng các kiến thức của điện ảnh, hội họa, quân sự, sinh học, văn học, ...
- Khai thác các vẻ đẹp khác nhau của dòng sông.
- Ca ngợi dòng sông, ca ngợi Huế, ca ngợi quê hương đất nước.
- Khai thác chiều sâu lịch sử và văn hóa.

Tài liệu đính kèm:

  • doc_ c_ng 12-k_ I.doc