Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ văn lớp 6 - Học kỳ II

Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ văn lớp 6 - Học kỳ II

Tuần 22: Tiết 01, 02:

ÔN LUYỆN PHÓ TỪ

I. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

1/ Kiến thức:

- Củng cố lại khái niệm phó từ.

- Các loại phó từ?

2/ Kỹ năng:

 a) Kỹ năng dạy học:

- Nhận biết được phú từ trong các câu văn, đoạn văn;

- Phân biệt được các loại phó từ;

- Vận dụng phó từ để đặt câu, viết đoạn văn.

 b) Kỹ năng sống:

 Hợp tác, thương lượng, thuyết trình, lắng nghe, tư duy phê phán, tìm kiếm sự hỗ trợ, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, sáng tạo, kiên định, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe, tư duy sáng tạo, tự nhận thức ra quyết định.

3/ Thái độ:

- Tôn trọng mọi người trong giao tiếp;

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, gợi tìm, trực quan, phân tích, quy nạp, tổng hợp, thảo luận nhóm, trò chơi.

 

doc 17 trang Người đăng hien301 Lượt xem 8140Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy phụ đạo môn Ngữ văn lớp 6 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/02/2012
Tuần 22:	Ngày dạy: 07/02/2012
Tiết 01, 02:
ÔN LUYỆN PHÓ TỪ
I. Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
1/ Kiến thức:
- Củng cố lại khái niệm phó từ.
Các loại phó từ?
2/ Kỹ năng:
 a) Kỹ năng dạy học:
- Nhận biết được phú từ trong các câu văn, đoạn văn;
- Phân biệt được các loại phó từ;
- Vận dụng phó từ để đặt câu, viết đoạn văn.
 b) Kỹ năng sống:
 Hợp tác, thương lượng, thuyết trình, lắng nghe, tư duy phê phán, tìm kiếm sự hỗ trợ, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, sáng tạo, kiên định, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe, tư duy sáng tạo, tự nhận thức ra quyết định.
3/ Thái độ:
- Tôn trọng mọi người trong giao tiếp;
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
II. PHƯƠNG PHÁP:
 Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, gợi tìm, trực quan, phân tích, quy nạp, tổng hợp, thảo luận nhóm, trò chơi.
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên:
+ Soạn bài, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ các ngữ liệu
+ Bảng tổng hợp các loại phó từ;
+ Phiếu học tập.
- Học sinh:
+ Soạn và học bài đầy đủ, SGK.
IV. TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
 1/ Lớp 6C:
 Sĩ số:................Nữ:............Dân tộc:..............Nữ Dân tộc:..................
 Học sinh vắng:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2/ lớp 6D
 Sĩ số:...............Nữ.............Dân tộc:...............Nữ Dân tộc:..................
 Học sinh vắng:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số của lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:HDHS Tìm hiểu Khái niệm phó từ
PP vấn đáp. phân tích, quy nạp. KT động não.
A. LÝ THUYẾT:
I. Phó từ là gì?
* GV: HD học sinh ôn lại khái niệm phó từ.
* GV: Em hãy tìm một số ví dụ về phó từ?
* HS: Một số em thực hiện.
*GV: Vậy có mấy loại phó từ? Chức danh, ý nghĩa của mỗi loại phó từ như thế nào? 
Hoạt động 2: HD học sinh tìm hiểu các loại phó từ
PP vấn đáp. phân tích, quy nạp. KT động não.
 Phó từ là từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Ví dụ:
Bạn Tuấn đang học bài ở trong lớ
 PT ĐT
Tôi đã làm xong bài tập về nhà.
 PT ĐT
Cái bút màu xanh rất đẹp ấy là của anh trai tôi. 
 TT PT
II. CÁC LOẠI PHÓ TỪ:
 *GV: Bằng những kiến thức đã học, em hãy cho biết: Có mấy loại phó từ? Các loại phó từ giữ chức danh, ý nghĩa gì trong câu?
* GV: Em hãy tìm một số ví dụ về phó từ?
* HS: Thực hiện lên phiếu học tập.
*GV: Từ các ví dụ vừa tìm được, em hãy sắp xếp các loại phó từ phù hợp với từng chức danh của nó như sau?
*GV: Dán bảng phụ.
*GV: Em hãy đặt một số câu có sử dụng các phó từ vừa tìm được?
*GV: Dùng phiếu học tập chốt lại nội dung của tiết ôn tập. HS thực hiện thời gian (05 phút).
Từ kiến thức được học vận dụng làm một số bài tập.
Hoạt động 3: HD Học sinh làm một số bài tập.
PP vấn đáp. phân tích, quy nạp. KT động não.
 * Phó từ gồm có hai loại:
- Phó từ đứng trước động từ, tính từ
 + Quan hệ thời gian;
 + Mức độ;
 + Sự tiếp diễn tương tự;
 + Sự phủ định;
 + Sự cầu khiến.
- Phó từ đứng sau động từ, tính từ:
 + Mức độ;
 + Khả năng; 
 + Kết quả và hướng.
* Một số ví dụ về phó từ:
Đã, đang, thật, rất, cũng, vẫn, không, chưa, chẳng, hãy, đừng, chớ, lắm, vào, ra, được,...
Bảng tổng hợp các chức danh, 
ý nghĩa của phó từ:
Phó từ
Chức danh/
Ý nghĩa
Đứng trước
ĐT
TT
Đứng sau
Quan hệ
thời gian
Đã, sẽ, đang,...
làm
Mức độ
Thật, rất,...
Đẹpxấu
Tiếp diễn
tương tự
Cũng, vẫn,...
đi
Phủ định
Không, chưa, chẳng,...
Cầu khiến
Hãy, đừng, chớ,...
Khả năng
Được
Mức độ
Thật, rất.
Kết quả
và hướng
Vào, ra.
* Đặt câu:
Tôi đã làm xong các bài tập thầy giáo vê nhà ngay từ tối qua rồi.
Cái bút màu xanh rất đẹp này là của tôi.
Chiều mai, cả gia đình bạn Nga cũng đi du lịch tại TP. Vũng Tàu.
PHÓ TỪ
Đứng sau
Đứng trước
TG
MĐ
TDTT
PĐ
CK
MĐ
KN
KQ&H
B. Luyện tập:
 Bài tập 1: Em hãy tìm phó từ trong các câu sau đây:
a) Sáng nay, chúng tôi đã đến thủ đô Hà Nội vào lúc 5 giờ 45 phút.
b) Căn nhà đang xây kia là của gia đình tôi.
c) Cái quyển sách màu vàng rất đẹp kia là của mẹ tôi mua cho tôi đó.
d) Anh Tuấn đang đi vào trong nhà, rồi anh lại đi ra phía sau vườn lấy một số đồ dùng lao động.
e) Mùa xuân đã về, từng đàn chim én bay từ đâu về đậu trên cây gạo cất tiếng hót ríu rít.
Bài tập 2: Tìm các phó từ trong đoạn văn sau đây:
 Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
 ( Em bé thông minh)
Bài tập 3: Em hãy điền các phó từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau.
 Mùa hè năm nay, chúng tôi sẽ đi tham quan quê Bác Hồ. Ở đây, các bạn sẽ được những cô, chú hướng dẫn viên Khu di tích Kim Liên giới thiệu một cách cụ thể chi tiết về gia đình và sự nghiệp của Bác, được ngắm cảnh làng Sen rất đẹp, còn được lên thăm mộ Bà Hoàng Thị Loan nữa. Tôi cũng nghĩ rằng: nếu ai đã thăm quê Bác thì không quên được. Còn với tôi đây là một chuyến đi thật bổ ích. Nếu có dịp được nghỉ hè, các bạn đừng bỏ quên chuyến đi này nhé.
Bài tập 4: Em hãy đặt 2 câu hoặc viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu có sử dụng các loại phó từ.
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 1/ Củng cố:
 Cho học sinh nhắc lại khái niệm phó từ? Các loại phó từ? Tìm các ví dụ về các loại phó từ?
 2/ Dặn dò:
 Chuẩn bị bài: Ôn tập về văn miêu tả. Đặt câu, viết đoạn văn, bài văn có sử dụng văn miêu tả.
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 07/02/2012
Tuần 22:	Ngày dạy: 09/02/2012
Tiết 03:
ÔN LUYỆN TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
1/ Kiến thức:
- Củng cố lại khái niệm văn miêu tả.
Vai trò của văn miêu tả trong đời sống hàng ngày.
2/ Kỹ năng:
 a) Kỹ năng dạy học:
- Nhận biết được các tình huống cần sử dụng văn miêu tả;
- Sử dụng văn miêu tả đúng mục đích.
 b) Kỹ năng sống:
 Hợp tác, thương lượng, thuyết trình, lắng nghe, tư duy phê phán, tìm kiếm sự hỗ trợ, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, kiên định, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin, lắng nghe, tư duy sáng tạo, tự nhận thức ra quyết định.
3/ Thái độ:
 Tôn trọng mọi người trong giao tiếp; 
 Có thái độ học tập tích cực.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, gợi tìm, trực quan, quy nạp, thảo luận nhóm, trò chơi.
- Giáo viên:
+ Soạn bài, SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ các ngữ liệu
+ Phiếu học tập.
- Học sinh:
+ Soạn và học bài đầy đủ, SGK.
IV. TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
 1/ Lớp 6C:
 Sĩ số:................Nữ:............Dân tộc:..............Nữ Dân tộc:..................
 Học sinh vắng:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2/ lớp 6D
 Sĩ số:...............Nữ.............Dân tộc:...............Nữ Dân tộc:..................
 Học sinh vắng:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số của lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: HDHS Tìm hiểu thế nào là văn miêu tả?
I. KHÁI NIỆM VĂN MIÊU TẢ:
 Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,...làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. 
GV cho HS tìm một số ví dụ về các tình huống chúng ta cần phải sử dụng văn miêu tả.
HS thực hiện vào phiếu học tập
HĐ 2: HDHS Luyện tập
GV dùng bảng phụ ghi lại hai bài tập (Sách bài tập ngữ văn 6, tập 2, Trang 6).
HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện lên bảng thực hiện.
GV tổ chức cho HS làm bài tập 3, 4 (Sách bài tập Ngữ văn 6, tập 2, Trang 6, 7).
* Tình huống 1: 
Đang trên đường tới trường, em gặp một người thân họ hàng mới từ ngoài quê vào lại chưa biết nhà em ở đâu. Vậy em làm thế nào để người thân của em tìm ra được nhà em?
* Tình huống 2:
Có một người bạn mong muốn kết bạn với em qua phương tiện thông tin đại chúng. Người bạn đó muốn biết về em. Vậy em phải làm gì để giúp người bạn đó biết được mình?
* Tình huống 3:
Em đã từng tận mắt chứng kiến một cảnh mưa lũ khủng khiếp tại que em. Một người bạn của em muốn được tìm hiểu về cảnh mưa lũ đó. Làm thế nào để người bạn của em biết được?
* Tình huống 4: 
Có một lần em đi thi học sinh giỏi môn Địa lí đã gặp một người bạn cùng đi thi có hỏi em “Tại sao mùa đông ở miền Bắc không như mùa đông ở miền Trung, miền Nam?” Vậy em phải làm làm gì để giúp người bạn đó hiểu được?
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: (Sách bài tập ngữ văn 6, tập 2, Trang 6)
Bài tập 2: (Sách bài tập ngữ văn 6, tập 2, Trang 6)
Bài tập 3: (Sách bài tập ngữ văn 6, tập 2, Trang 6)
Bài tập 4: (Sách bài tập ngữ văn 6, tập 2, Trang 6)
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 1/ Củng cố:
 Cho học sinh nhắc lại khái niệm phó từ? Các loại phó từ? Tìm các ví dụ về các loại phó từ?
 2/ Dặn dò:
 Chuẩn bị bài: Ôn tập về văn miêu tả. Đặt câu, viết đoạn văn, bài văn có sử dụng văn miêu tả.
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ------------------------------------------------------------
Ngày so ... định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới:
	Giáo viên giới thiệu bài mới:
HĐ 1: HDHS Tìm hiểu vai trò của văn miêu tả.
PP: Nêu vấn đề, gợi tìm, so sánh, KT động não.
Vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả? Theo em, trong văn miêu tả cần phải sử dụng tính từ, động từ không? Nếu không sử dụng các từ loại nói trên thì bài văn miêu tả sẽ như thế nào?
I. VAI TRÒ CỦA QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.
HĐ 2: HDHS Làm một số bài tập:
PP: Phân tích, thảo luận nhóm, gợi tìm, bình giảng, tổng hợp, so sánh, KT động não.
HS: Em hãy lập dàn ý cho đề văn miêu tả cảnh mùa thu đến?
GV cho HS một số đề văn sau:
Con đường thân quen từ nhà tới trường; quang cảnh đồng quê em yêu thích; cảnh sân trường sau giờ tan học; cảnh một cơn mưa.
Yêu cầu: Lập dàn bài.
Chia lớp thành 4 nhóm. Cử đại diện đứng trước lớp trình bày dàn bài đã lập.
HS: Thảo luận nhóm.
II. LUYỆN TẬP :
Đề 1: Em hãy lập dàn ý cho đề văn miêu tả cảnh mùa thu đến.
-Trời se lạnh 
-Hồ nước trong xanh .
-Trời xanh, mây trắng
-Gío thổi nhẹ.
-Hoa cúc nở trong các vườn nhà.
-Hương cốm thoảng qua...
Đề 2: Em hãy lập dàn bài cho đề văn miêu tả con đường thân quen từ nhà em tới trường.
A/ MỞ BÀI:
 Giới thiệu trường em đang học(Trường nào? Ở đâu?). Giới thiệu nơi nhà em ở(Ở đâu? Tên con đường em đi học(Tên gì?).
B/ THÂN BÀI:
Con đường gắn bó với em từ khi nào?
Điạ điểm xuất phát(bắt đầu đi từ đâu? )
Trên đoạn đường em đi học xung quanh đường có đặc điểm gì nổi bật gợi ấn tượng? (Những thôn xóm, các khu di tích, cánh đồng, vườn hoa, cầu, công viên, cảnh mọi người đi lại, chợ, các cơ quan, đơn vị,...).
B/ KẾT BÀI:
Tình cảm, cảm xúc của em đối với con đường.
Đề 3: Em hãy lập dàn bài cho đề văn miêu tả một quang cảnh đồng quê em yêu thích.
A/ MỞ BÀI:
- Giới thiệu vài nét ấn tượng về cảnh đồng quê (Bãi ven sông, Con sông mang nặng phù sa, bãi nổi giữa sông, những ruộng ngô, lạc,... trải một màu xanh). 
- Thời gian em quan sát để miêu tả.
B/ THÂN BÀI:
Giới thiệu quang cảnh chung: cảnh vật xung quanh.
Cảnh đồng quê có những gì? (Ngô, lúa, khoai, lạc, cây đa,...)
Cảnh người dân lao động trên cánh đồng đó như thế nào? (Quan sát, so sánh, tưởng tượng,...)
C/ KẾT BÀI:
Tình cảm, cảm xúc đối với cánh đồng.
Vẻ đẹp bình dị của cảnh đồng quê.
Đề 4: Em hãy lập dàn bài cho đề văn miêu tả cảnh sân trường sau giờ tan học.
A/ MỞ BÀI:
Giới thiệu hoàn cảnh tại sân trường. (không khí khi em ở lại và lúc em ra về).
Cảnh bao quát của trường và sân trường lúc đó.
B/ THÂN BÀI:
- Tả cụ thể quang cảnh sân trường sau khi học sinh về hết.(Không khí im lặng khác hẳn trước đó)
 - Giới thiệu cảnh sân trường có những gì? (cột cờ, lễ đài, sân lát gạch, bồn hoa cây cảnh, cây bóng mát, công trình măng non, sân thể dục, khu tưởng niệm các danh nhân (nếu có).
C/ KẾT BÀI:
Vai trò của sân trường đối với người học sinh.
Cảm nghĩ của em khi ra về.
Đề 5: Em hãy lập dàn bài cho đề văn miêu tả cảnh một cơn mưa.
A/ MỞ BÀI:
Bầu trời lúc chuẩn bị mưa như thế nào? (Mây, gió, sấm).
Cơn mưa này diễn ra ở đâu? Lúc đó em đang làm gì?
B/ THÂN BÀI:
Miêu tả các dấu hiệu trước khi trời mưa, trong lúc trời mưa? (Màu sắc, thời tiết,...).
Miêu tả cụ thể hướng cơn mưa? Hạt mưa? Thời gian mưa? So sánh cơn mưa các mùa? Cảnh mưa các vùng, miền?
Cảnh vật dưới mưa (Cây, động vật, chim chóc, con người, đường làng, ngõ xóm,...).
Miêu tả cảnh vật sau khi trời tạnh mưa?
C/ KẾT BÀI:
Cảm xúc của em về cơn mưa.
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
1. Củng cố:
Nêu khái niệm văn miêu tả:
Vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?
2. Dặn dò:
Dựa vào các dàn ý đã được lập các em về nhà hãy viết thành một bài văn miêu tả hoàn chỉnh. 
Ôn văn tả người.
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
	................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------
Ngày soạn : 14/02/2012
Ngày dạy : 16, 18/02/2012
Tuần 23:
Tiết 6:
Ôn tập SO SÁNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
	- Giúp học sinh củng cố kiến thức khái niệm so sánh, cấu tạo của phép tu từ so sánh.
	- Thấy được ý nghĩa, vai trò của phép so sánh trong văn miêu tả.
	2. Kỹ năng:
	a) Kỹ năng dạy học:
	- Nhận diện được phép so sánh.
	- Nhận diện và biết phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh.
- Đặt câu, viết đoạn văncó sử dụng phép so sánh.
	b) Kỹ năng sống:
	- Kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp.
	3. Thái độ:
	- Học tập tích cực, chủ động, tự giác.
	- Có tinh thần hợp tác.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Thảo luận nhóm, phân tích, nêu gợi, bình giảng, tổng hợp.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, bảng phụ các ngữ liệu, dàn bài.
- HS: Ôn tập.
IV. TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
1/ Lớp 6C: Sĩ số:...........DT:............Nữ DT:........................................................................
Học sinh vắng: 
a).....................................................................b)...................................................................
c)....................................................................d)....................................................................
Học sinh cá biệt:
a)...................................................................b).....................................................................
b)...................................................................d)....................................................................
1/ Lớp 6D: Sĩ số:...........DT:............Nữ DT:........................................................................
Học sinh vắng: 
a)....................................................................b)...................................................................
c).......................................................................d).................................................................Học sinh cá biệt: 
a)......................................................................b)..................................................................
b)......................................................................d).................................................................
V. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Phó từ là gì? Em hãy cho ví dụ.
- Có mấy loại phó từ:
3. Bài mới:
	Giáo viên giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HDHS Ôn lại khái niệm của so sánh.
PP vấn đáp , quy nạp . KTđộng não.
Em hãy đặt câu có sử dụng phép so sánh?
Em hãy tìm một số ví dụ trong các văn bản được học có sử dụng phép so sánh?
I. KHÁI NIỆM SO SÁNH:
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh:
PP vấn đáp, KT động não.
GV tổ chức HS ôn lại cấu tạo của phép so sánh.
?- Theo em, để có được một mô hình cấu tạo của phép so sánh đầy đủ thì phải có mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào? Trình bày đặc điểm của các yếu tố?
Em hãy nêu ví dụ?
?- Vậy để có được một phép so sánh có nhất thiết phải có đầy đủ 4 yếu tố như trong mô hình của phép so sánh không? Trong một phép so sánh, các yếu tố nào thường lược bỏ đi? Vì sao?
Em hãy nêu ví dụ?
?- Theo em, vị trí các yếu tố trong mô hình của phép so sánh có nhất thiết phải thay đổi không? Vì sao?
Em hãy nêu ví dụ?
Hoạt động 3: HDHS Làm một số bài tập vận dụng.
Thảo luận nhóm, phân tích, tổng hợp, động đão.
GV treo bảng phụ ngữ liệu bài tập 4 (Sách bài tập Ngữ văn, Tr 10). 
?- Tìm phép so sánh trong các câu ca dao sau?
GV dùng bảng phụ ghi ngữ liệu bài tập 2.
? - Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
?- So sánh như thế nhằm mục đích gì? 
II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH:
Bài tập 1 (Sách bài tập Ngữ văn 6 - tập 2, Tr 10).
Tìm phép so sánh trong các câu ca dao sau:
- Qua cầu ngả nón trông cầu, 
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu.
- Qua đình ngả nón trong đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Bài tập 2: Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau:
a. Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.
b. Trường Sơn: chí lớn ông cha
 Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
c. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
d. Lòng ta vui như hội,
 Như cờ bay, gió reo!
 Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc, gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sing động.
- Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào mô hình phép so sánh?
Vế A (Sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Thân em
ẩn (số phận trớ trêu)
như
ớt trên cây
Chí lớn cha ông;
Lòng mẹ bao la
Thay bằng dấu hai chấm
Trường Sơn ;
Cửu Long
(đảo vế B)
Đường vô xứ Nghệ, non xanh, nước biếc.
như
Tranh hoạ đồ
Lòng ta
như
hội, cờ bay, gió reo.
- Em có nhận xét gì về mô hình cấu tạo của phép so sánh?
 Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ còn thiếu trong các câu, đoạn văn?
 GV treo bảng phụ ghi các câu, đoạn văn.
GV tổ chức cho các nhóm thi trả lời nhanh. (Từng cá nhân trả lời).
 Em hãy đặt: 02 câu có sử dụng đầy đủ 4 yếu tố trong mô hình phép so sánh. 02 câu không sử dụng từ so sánh. 02 câu đảo vế A. 02 câu không sử dụng phương tiện so sánh. 
* Nhận xét: 
- Phương diện so sánh có thể lộ rõ nhưng có thể ẩn.
- Có thể có từ so sánh hoặc không (dấu hai chấm).
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A.
- Vế A và B có thể có nhiều vế.
Bài tập 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện phép so sánh:
a) - Khoẻ như voi
 - Đen như cột nhà cháy
 - Trắng như ngó cần
 - Cao như cây sào
b) “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch”,....rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”
(Trích Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi)
c) Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. 
Bài tập 4: Đặt câu có sử dụng phép so sánh.
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
1. Củng cố:
Nêu khái niệm so sánh. Nêu cấu tạo của phép so sánh.
Em hãy đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh.
2. Dặn dò:
Viết đoạn văn Từ 8 đến 10 câu miêu tả dòng sông Năm Căn hoặc Nhân vật Dế Mèn có sử dụng phép so sánh. 
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
	................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN PHU DAO NGU VAN 6 CHUAN KTKN.doc