Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng Lớp 12 - Bài: Công tác Phòng không Nhân dân

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng Lớp 12 - Bài: Công tác Phòng không Nhân dân

1.1. Khái niệm chung về phòng không nhân dân

Là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng nhân dân nhằm đối phó với các cuộc tiến công hoả lực bằng đường không của địch.

1.2. Sự hình thành và phát triển của công tác phòng không nhân dân

Công tác phòng không nhân dân ở Việt Nam hình thành trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972).

- Nhận rõ âm mưu của địch, ta đã tổ chức vận dụng kết hợp cả 2 hình thức:

+ Chủ động sơ tán, phòng tránh.

+ Kiên quyết đánh trả tiêu diệt địch.

 

doc 9 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 01/06/2024 Lượt xem 173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng Lớp 12 - Bài: Công tác Phòng không Nhân dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Phòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của Nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
‎NỘI DUNG
CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN    
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
1.1. Khái niệm chung về phòng không nhân dân
Là tổng hợp các biện pháp và hoạt động của quần chúng nhân dân nhằm đối phó với các cuộc tiến công hoả lực bằng đường không của địch.
1.2. Sự hình thành và phát triển của công tác phòng không nhân dân
Công tác phòng không nhân dân ở Việt Nam hình thành trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972).
- Nhận rõ âm mưu của địch, ta đã tổ chức vận dụng kết hợp cả 2 hình thức:
+ Chủ động sơ tán, phòng tránh.
+ Kiên quyết đánh trả tiêu diệt địch.
* Yêu cầu, nhiệm vụ công tác Phòng không nhân dân trong thời kỳ mới
- Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra) sẽ là cuộc chiến tranh xảy ra với vũ khí công nghệ cao.
- Mức độ khốc liệt, tàn phá lớn.
- Chuyển tiếp từ thời bình sang thời chiến nhanh.
- Công tác phòng không là một nội dung quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng, là một bộ phận của thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đất đối không, nhằm thực hiện phòng tránh, đánh trả.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
 1. Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực
 a. Phát triển về vũ khí trang bị:
- Đa năng, tầm xa, tác chiến điển tử mạnh.
- Tàng hình, hệ thống điều khiển hiện đại.
- Độ chính xác cao, sức công phá mạnh.
 b. Phát triển về lực lượng:
- Tinh gọn, đa năng, cơ động, hiệu quả.
- Tính tổng thể cao.
- Cơ cấu hợp lý, cân đối.
- Có khả năng độc lập tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
 c. Phát triển về nghệ thuật tác chiến:
- Là một kiểu chiến tranh mới - chiến tranh bằng tiến công hoả lực từ xa với các nguyên nhân sau:
+ Tiến công hoả lực ngoài phạm vi biên giới, vùng trời, vùng biển của một quốc gia, tránh được thương vong về sinh lực.
+ Tiến công hoả lực không phụ thuộc nhiều vào không gian, thời gian.
+ Tiến công hoả lực không cần đưa quân đi chiếm đất, nhưng áp đặt được mục đích chính trị.
 2. Phương thức tiến hành tiến công hoả lực đối với nước ta
 a. Tiến công từ xa “phi tiếp xúc”.
 b. Đánh đêm bay thấp, sử dụng phương tiện tàng hình, tác chiến điện tử mạnh, đánh từng đợt lớn kết hợp đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm.     	
 c. Sử dụng vũ khí chính xác công nghệ cao đánh vào các mục tiêu trọng yếu
 - Chia đợt và các mục tiêu đánh:
+ Đợt 1 đánh các lực lượng phòng không,
+ Đợt 2 đánh các mục tiêu trọng yếu, cơ quan đầu não.
+ Đợt 3 đánh vào các mục tiêu quân sự
 - Thủ đoạn hoạt động:
+ Tổ chức trinh sát nắm chắc các mục tiêu định tiến công và tình hình để tạo bất ngờ.
+ Sử dụng tổng hợp các loại phương tiện trang bị,
+ Sử dụng hệ thống chỉ huy, tình báo, thông tin hiên đại.
+ Kết hợp tiến công hoả lực với các hoạt động bạo loạn lật đổ, tình báo, ngoại giao, kinh tế... 
 2.3. Đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không  nhân dân
 a. Đặc điểm:
- Địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, có ưu thế vượt trội về phương tiện trang bị.
- Phải đối phó với địch trên không, địch mặt đất, mặt nước và bọn phản động gây bạo loạn, gây cháy nổ, phá hoại.
- Trong tình hình đổi mới của đất nước, cần lưu ý:
+ Gắn nhiệm vụ phòng không với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ.
+ Tổ chức phòng tránh hệ thống mục tiêu cần phải đa dạng, phù hợp.
-  Phải có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng.
 b. Yêu cầu công tác phòng không  nhân dân:
- Phải kết hợp chặt chẽ theo phương châm:“Toàn dân - toàn diện - tích cực chủ động
- kết hợp giữa thời bình và thời chiến”.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phần “phòng” trong nhân dân, với công tác chuyên môn nghiệp vụ của nhà nước để chống tiến công đường không của địch.
- Lấy “phòng” và “tránh” là chính, đồng thời sẵn sàng xử lý mọi tình huống.     
- Kết hợp giữa lực lượng chuyên môn và bán chuyên môn của quần chúng, giữa hiện đại và thô sơ, vận dụng kinh nghiệm
-  Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, giữa các ngành theo kế hoạch chung.
 2.4. Nội dung công tác phòng không nhân dân.
 a. Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân dân
 b. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động, quan sát nắm được hoạt động đánh phá của địch:
+ Tổ chức các đài quan sát mắt.
+ Tổ chức thu tin tức.
+ Tổ chức mạng thông tin thông báo, báo động.
+ Xác định các qui chế, quyền hạn, thứ tự ưu tiên thông tin, thông báo, 
báo động.
+ Trang bị khí tài cho các đài quan sát.
 c. Tổ chức nguỵ trang, sơ tán, phòng tránh:
* Sơ tán, phân tán:
* Tổ chức phòng tránh:
+ Cải tạo hệ thống hang động để cất giấu tài sản...
+ Xây dựng các công trình ngầm.
+ Xây dựng hệ thống hầm, hào.
+ Nguỵ trang.
+ Khống chế ánh sáng.
+ Xây dựng công trình bảo vệ.
+ Phòng gian giữ bí mật
 d. Tổ chức đánh trả và phục vụ chiến đấu
     	+ Đánh tập trung: để bảo vệ các trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế quan 
trọng.
+ Đánh địch rộng khắp: đánh trên đường bay tiếp cận.
 e. Tổ chức khắc phục hậu quả.
 	+ Tổ chức cứu thương:
+ Tổ chức lực lượng cứu sập
+ Tổ chức cứu hoả; cứu hộ trên sông, biển. 
+ Tổ chức khôi phục đảm bảo giao thông, thông tin...
+ Tổ chức lực lượng chôn cất nạn nhân, làm sạch môi trường, ổn định đời sống.
 2.5. Tổ chức chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở các cấp.
GV giải thích cho HS nắm những công việc đang được triển khai hiện nay của Nhà nước ta để chỉ đạo và thực hiện công tác phòng không nhân dân ở đia phương.
     	Để thực hiện công tác phòng không nhân dân được hiệu quả, ngày 06/01/2003 Thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng không nhân dân Trung ương và Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân địa phương .
KẾT LUẬN
	Qua bài học các em hiểu được hiểu được những nội dung cơ bản ban đầu về công tác phòng không nhân dân, sự phá hoại của kẻ đich bằng đường không. Biết cách phòng tránh đơn giản khi kẻ thù tiến công bằng đường không. Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với công tác phòng không nhân dân. Tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác phòng không nhân dân. Xây
dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm cụ bảo vệ an ninh quốc gia. Tích cực tự giác trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Thế nào là công tác phòng không nhân dân?
2. Trình bày sự hình thành và phát triển của công tác phòng không nhân dân 
thời kì chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
3. Nêu dặc điểm công tác phòng không nhân dân trong tình hình hiện nay.
4. Nêu yêu cầu công tác phòng không nhân dân hiện nay.
5. Phân tích những nội dung cơ bản của công tác phòng không nhân dân.
6. Trách nhiệm của học sinh phải làm gì trong việc thực hiện công tác phòng 
không nhân dân?
 Ngày 20 tháng 01 năm 2017
GIÁO VIÊN
Nguyễn Ngọc Anh
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT
Ngày  tháng  năm 2017
HIỆU TRƯỞNG
 Lê Đức Dục
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Bài: Công tác phòng không nhân dân
Đối tượng: Học sinh Khối 12
Năm học: 2016 – 2017
Phần I
 Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Về kiến thức:
- Hiểu được những nội dung cơ bản ban đàu về công tác phòng không nhân dân, sự phá hoại của kẻ đich bằng đường không.
2. Về kỹ năng:
 - Biết cách phòng tránh đơn giản khi kẻ thù tiến công bằng đường không.
3. Về thái độ:
- Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với công tác phòng không nhân dân.
- Tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác phòng không nhân dân.
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
1. Nội dung: Gồm 2 phần
Phần 1: Sự hình thành và phát triển công tác phòng không nhân dân.
Phần 2: Những vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân.
2. Trọng tâm:
Những vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân.
III. THỜI GIAN
- Tổng số tiết: 4 Tiết 
- Phân bố thời gian:
+ Tiết 1: Giới thiệu sự hình thành và phát triển công tác phòng không nhân dân.
+ Tiết 2 – 4 Giới thiệu những vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân.
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức:
- Lên lớp: Lấy lớp học để lên lớp, lấy tổ học tập để thảo luận
2. Phương pháp:
 - Giáo viên: Thuyết trình, nêu câu hỏi gọi HS trả lời
 - Học sinh: Nghe, ghi chép, trả lới câu hỏi của giáo viên
V. ĐỊA ĐIỂM
 - Phòng học
VI. VẬT CHẤT
1. Giáo viên
- Chuẩn bị nội dung: Giáo án, tài liệu liên quan
- Chuẩn bị phương tiện dạy học: Xem tài liệu, tranh, ảnh về các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân (máy chiếu, tranh ảnh, đĩa VCD)
2. Học sinh
- Đọc trước nội dung bài học.
- Sưu tầm các tranh, ảnh về các hoạt động sản xuất và chiến đấu trong thời kì này.
- Chuẩn bị SGK, vở ghi, bút
Phần II
 THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI 3 - 5 phút
- Nhận lớp, kiểm tra quân số, tài liệu học tập, giới thiệu giáo viên dự giờ.
- Phổ biến quy định phòng học.
- Kiểm tra bài cũ
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI 
Thứ tự nội dung

Thời gian

Phương pháp

Vật chất

Giáo viên
Học sinh
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
 1.1. Khái niệm chung về phòng không nhân dân
 1.2. Sự hình thành và phát triển của công tác phòng không nhân dân
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
  1. Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực
 2. Phương thức tiến hành tiến công hoả lực đối với nước ta
2.3. Đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không  nhân dân
2.4. Nội dung công tác phòng không nhân dân.
2.4. Nội dung công tác phòng không nhân dân.
2.5. Tổ chức chỉ đạo công tác phòng không nhân dân ở các cấp.
Tiết 1
(36 phút)
18 phut
18 phút
Tiết 2 
(36 phút)
18 phut
18 phút
Tiết 3
(36 phút)
18 phut
18 phút
Tiết 4
(36 phút)
18 phut
18 phút
Dùng thuyết trình...........
Kết hợp với tranh ảnh video minh họa
Dùng thuyết trình...........
Kết hợp với tranh ảnh video minh họa
Dùng thuyết trình...........
Kết hợp với tranh ảnh video minh họa
Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình.
Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình.
Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình.

Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa
Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa 
Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa
III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI 3 – 4 phút
Hệ thống giải đáp thắc mắc; giới thiệu tài liệu nghiên cứu, tham khảo; hướng dẫn học sinh nghiên cứu; nhận xét chuyển nội dung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_giao_duc_quoc_phong_lop_12_bai_cong_tac_phong_kh.doc