Giáo án môn Địa lí Lớp 12 theo mẫu mới

Giáo án môn Địa lí Lớp 12 theo mẫu mới

1. Kiến thức

- Biết công cuộc Đổi mới ở nước ta là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội ; một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.

- Biết bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.

2. Kỹ năng

- Khai thác được các thông tin kinh tế – xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.

- Biết liên hệ với các môn khác và thực tiễn.

3. Thái độ

- Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển đất nước.

4. Định hướng năng lực cho học sinh

 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.

 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ.; Năng lực tổng hợp theo lãnh thổ.

 

doc 237 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 31/05/2024 Lượt xem 150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 12 theo mẫu mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Ngày soạn: 15 tháng 8 năm 2018
Tiết 1 - Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
- Biết công cuộc Đổi mới ở nước ta là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội ; một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
- Biết bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.
2. Kỹ năng 
- Khai thác được các thông tin kinh tế – xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.
- Biết liên hệ với các môn khác và thực tiễn.
3. Thái độ 
- Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển đất nước.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ....; Năng lực tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên - Bản đồ Hành chính Đông Nam Á (nếu có)
	 - Một số hình ảnh, tư liệu về hội nhập.
 2. Học sinh: Tìm hiểu các nội dung số liệu về kết qủacủa công cuộc Đổi mới
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức – 1' 
Lớp 12
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: ...
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
2. Tiến trình:
Hoạt động 1: Khởi động
 GV yêu cầu học sinh: nêu các sự kiện lịch sử của Việt Nam gắn với các năm 1975, 1986, 1995, 2007? 
 Gọi HS trả lời à vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
 Nội dung 1: Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội. Hình thức: Cá nhân, cặp bàn
Phương pháp: Đàm thoại phát vấn, Khai thác hình ảnh
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Cá nhân
(?) - Cho biết bối cảnh của nước ta trước khi đổi mới?
 - Nêu 1 số hậu quả chiến tranh ở nước ta?
+ Tăng trưởng kinh tế 1976 - 1980: 1,4%. Lạm phát 700%.
Cặp bàn
B1: Cặp bàn cùng tìm hiểu:
- Nêu 3 xu hướng đổi mới và kết quả nổi bật của 3 xu hướng.
B2: Gọi Hs trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
B3: Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
Cá nhân
(?) Dựa vào SGK và hiểu biết bản thân hãy nêu một số thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta?
HS: Tìm hiểu, trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức
1997: 4,8%(khủng hoảng tài chính khu vực); 1999: 9,5%; 2005: 8,4%; 
tỷ trọng nông nghịêp giảm, CN và DV tăng (đặc biệt CN tăng nhanh).
2008: Việt Nam vượt lên là nước phát triển TB ở nhóm nước đang phát triển.
a. Bối cảnh
* Trong nước:
- 30/4/1975 thống nhất đất nước => cả nước tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ nước nghèo nàn, lạc hậu, hậu quả chiến tranh nặng nề.
* Thế giới:
- Xu thế quốc tế hoá nền KT TG, buộc các nước phải mở rộng quan hệ hợp tác.
- Sự tiến bộ của KHKT làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên, sức phát triển của nền sản xuất tăng lên.
- Các nước XHCN trên TG, trên con đường xây dựng phát triển nền KT cũng mắc phải những sai lầm, khuyết điểm nhưng họ đã đổi mới của tổ thành công (TQ).
àBối cảnh trong nước và quốc tế cuối những năm 70, đầu thập kỷ 80 phức tạp.
=> Thời gian dài Việt Nam lâm vào khủng hoảng: 
b. Diễn biến:
- Năm 1979 manh nha thực hiện
- Năm 1986 (ĐH Đảng VI) định hình phát triển 3 xu hướng: 
 + Dân chủ hoá nền kinh tế – xã hội.
 + Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
 + Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế.
c. Thành tựu: 
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã khá cao: 
- Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. tỷ trọng nông nghịêp giảm, CN và DV tăng (đặc biệt CN tăng nhanh).
- Đời sống của nhân dân được cải thiện.
à Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài. 
Nội dung 2: Nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế - 15'
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại, kĩ thuật động não.
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH

Đọc SGK, hiểu biết của bản thân để trả lời:
 – Xu hướng toàn cầu hoá cuối TK XX có tác động ntn đến nước ta?
 - Nêu những chứng minh cụ thể về công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?
- Có quan hệ: 186 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Quan hệ đối tác chiến lược với 14 quốc gia.
Quan hệ đối tác toàn diện với 10 quốc gia
Quan hệ với LB Nga, Trung Quốc, Ấn Độ nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện
 - Nêu thuận lợi và khó khăn khi hội nhậpTG và KV?
- Nêu một vài thành tựu đạt được?
Gọi HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức

a. Biều hiện:
- TG: 
 + Xu hướng toàn cầu hoá là tất yếu trong phát triển kinh tế xã hội.
 + Đẩy mạnh hợp tác khu vực.
- VN: Phát triển theo xu hướng TG và KV
 (+ 7/1995 là thành viên ASEAN.
 + Ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tếvới EU (7 - 1995), 
 + 11/1998 Tham gia diễn đàn hợp tác Châu á - TBD
 + 7/1/2007 là thành viên WTO.)
Việt Nam đã và đang từng bước vững chắc hội nhập sâu rộngvào nền kinh tế khu vực và thế giới
b. Thành tựu:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
 + Hỗ trợ phát triển chính thức(ODK)
 + Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tăng mạnh
 + Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, KH, kĩ thuật, bảo vệ MT
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, XK lúa gạo.
Nội dung 3: Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới – 5'
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: dàm thoại, phát vấn
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Cá nhân.
(?) Hãy nêu một số định hướng chính để phát triển KTXH ở nước ta?
HS: Tìm hiểu, trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức.

- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền KT thị trường.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường
- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.
Hoạt động 3: Luyện tập
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Câu 1-NB. Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới với điểm xuất phát thấp từ nền kinh tế chủ yếu là
A. công – nông nghiệp. B. công nghiệp.
C. nông – công nghiệp. D. nông nghiệp.
Câu 2-NB. Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là
A. bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
B. gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
C. là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.
D. tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á– TBD
Câu 1. Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới với điểm xuất phát thấp từ nền kinh tế chủ yếu là
D. nông nghiệp.
Câu 2. Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là
C. là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.
Hoạt động 4: Vận dụng
 Điền 3 xu hướng đổi mới của nước ta vào cột a và nối cột a với cột b sao cho hợp lí
a. Các xu hướng đổi mới

b. Kết quả nổi bật


Hàng hoá của VN có mặt ở nhiều nước trên thế giới

Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra


Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, cá thể phát triển sản xuất
Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo
 Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam hội nhập quốc tế và khu vực?
* Thuận lợi: Dễ bình thường quan hệ với các nước, thu hút vốn đầu tư, công nghệ, KHKT.. => Phát huy nội lực, thay đổi cơ cấu kinh tế.
* Khó khăn: Sức ép thù địch, nguy cơ tụt hậu, khủng hoảng (Do KH lạc hậu, trình độ quản lí thấp, SD vốn ít hq)
4. Tổng kết, đánh giá. 
	GV gọi một HS hệ thống kiến thức bài học ngắn gọn.
 - Công cuộc Đổi mới ở nước ta từ 1986 đến nay (nội dung, thành tựu).
 - Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra nhanh, đạt nhiều thành tựu, nhưng cũng gây nhiều nguy cơ.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Làm các câu hỏi trong SGK
	- Sưu tầm các bài báo về thành tựu KTXH của Việt Nam sau 1986.
	- Chuẩn bị bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
 Gợi ý: đặc điểm, ý nghĩa của vị trí địa lí; các bộ phận lãnh thổ nước ta.
 Tổ trưởng kí duyệt
 Ngày tháng năm
 Ngày soạn: 19 tháng 8 năm 2018	 
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Tiết 2 Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 - Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam : các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền ; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.
 - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế – xã hội và quốc phòng. 
2. Kỹ năng 
Xác định được trên bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
3. Thái độ 
 Củng cố thêm lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc 
4. Định hướng năng lực cho học sinh
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ....; Năng lực tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam
 - Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982)
2. Học sinh: Vở ghi, Át lát. Đọc và tìm hiểu các vấn đề có liên quan
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Lớp 
Ngày dạy: ....
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 
Ngày dạy: ....
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
2. Ôn và kiểm tra bài cũ – 5'
	(?) Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới của nước ta?
	(?) Tìm một số dẫn chứng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta?
3. Tiến trình bài dạy 
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
 Em hãy nêu sự khác biệt về cảnh quan thiên nhiên giữa khu vực Tây Nam Á với nước ta? Vì sao có sự khác nhau đó?
GV gọi HS trả lời.
 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng tới thành phần tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta có đặc điểm và có ảnh hưởng như thế nào? => chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí nước ta
Hình thức: cả lớp
Phương pháp: Đàm thoại, Khai thác bản đồ, lược đồ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH

(?) Quan sát bản đồ, atlat cho biết đặc điểm vị trí nước ta?
HS: Chỉ bản đồ, trả lời.
GV: Chuẩn xác kiến thức.
1.Vị trí địa lý
- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, phía nam lục địa Á – Âu.
- Hệ toạ độ địa lý: 
 + Trên đất liền: Vĩ độ: 23023’B -> 8034’B 
 Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ 
 + Trên biển: Vĩ độ 23023’B -> 6050’B; 
 Kinh độ 1010Đ -> 117020’Đ. 
 - Tiếp giáp: 
 + Đất liến- Trung Quốc, Lào, Campuchia.
 + Biển: 8 quốc gia.
 - Nằm ở múi giờ thứ 7.
Nội dung 2: Tìm hiều phạm vi lãnh thổ nước ta
Hình thức: Cặp bàn
Phương pháp: Đàm thoại phát vấn, 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH

GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ, sơ đồ phạm vi vùng biển và trả lời câu hỏi sau:
(?) Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào? Đặc điểm từng bộ phận? 
- Nêu đặc điểm vùng đất nước ta?
(Gợi ý: diện tích, tọa độ, tiếp giáp, đường biên giới, đường biển, đảo và quần đảo)
- Đặc điểm vùng biển nước ta?
 (Diện tích, các bộ phận?)
- Em hãy cho biết ranh giới đất liền ... bảng số liệu của tỉnh/thành phố. 
- Viết và trình bày báo cáo theo chủ đề.
- Bước đầu biết tổ chức hội thảo khoa học.
3. Thái độ
 Yêu quê hương nơi mình đang sinh sống.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
 - Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, tài liệu địa lí địa phương tỉnh Hà Nam
 2. Học sinh: Át lát, tài liệu địa lí địa phương tỉnh Hà Nam
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức – 1phút
Lớp 12A2
Ngày dạy: ....
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12A3
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
Lớp 12
Ngày dạy: 
Sĩ số: ......../
Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Không
3. Tiến trình
Hội thảo Báo cáo kết quả 
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương tiện

8phút 
Báo cáo kết quả 
Báo cáo kết quả 
 Nhóm 1
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả 
- GV quan sát các nhóm thảo luận.
- Nhóm nào trả lời đúng nhất khuyến khích bằng cách tích điểm cho nhóm
- Nhận xét, bổ sung, chuẩn nội dung
- Các nhóm báo cáo kết quả 
- Trình chiếu Powerpoint (nếu có thể)
- Giới thiệu ảnh, thông tin tìm hiểu được.
- Đại diện Nhóm 1 báo cáo nội dung: Vị trí địa lí, lịch sử hình thành lãnh thổ.
- Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm 1. 
- Học sinh trả lời các câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm 
- Bốn nhóm thảo luận hình thành kiến thức
 Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp sau khi đã thống nhất trong nhóm.
- HS ghi kiến thức cần đạt vào vở
Máy tính, máy chiếu
8 phút
Báo cáo két quả nhóm 2
- GV quan sát các nhóm thảo luận.
- Nhóm nào trả lời đúng nhất khuyến khích bằng cách tích điểm cho nhóm
- Nhận xét, bổ sung, chuẩn nội dung
- Đại diện nhóm 2 trình bày báo cáo về phần điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Hà Nam
- Các nhóm tham gia phản hồi.
- Nhóm 2 thảo luận và cử đại diện trả lời thông qua phần tìm hiểu của nhóm mình.
 Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở.
Máy tính, máy chiếu

8 phút
Báo cáo két quả nhóm 3
- GV quan sát các nhóm thảo luận.
- Nhóm nào trả lời đúng nhất khuyến khích bằng cách tích điểm cho nhóm
- Nhận xét, bổ sung, chuẩn nội dung
- Nhóm 3 trình bày báo cáo về Dân cư và xã hội tỉnh Hà Nam.
- Các nhóm tham gia phản hồi.
- Nhóm 3 thảo luận và đại diện trả lời thông qua phần tìm hiểu của nhóm mình.
- Tìm hiểu, nghe và ghi kiến thức cần đạt vào vở

8
Báo cáo két quả nhóm 3
- GV quan sát các nhóm thảo luận.
- Nhóm nào trả lời đúng nhất khuyến khích bằng cách tích điểm cho nhóm
- Nhận xét, bổ sung, chuẩn nội dung
- Đại diện nhóm 3 báo cáo về loại hình nghệ thuật độc đáo ở địa phương: tìm hiểu hát Dậm Quyển Sơn
 - Các nhóm tham gia phản hồi
- Các nhóm thảo luận, đặt câu hỏi và đại diện nhóm 3 trả lời thông qua phần tìm hiểu của nhóm mình

8 phút
Báo cáo kết quả của nhóm 4

- Cho nhóm 4 trình bày báo cáo Kinh tế tỉnh Hà Nam
Xem video trực tuyến về du lịch Hà Nam 
- Nhóm trưởng trình bày báo cáo.
- Các nhóm tham gia phản hồi
- Nhóm 4 thảo luận và đại diện trả lời thông qua phần tìm hiểu của nhóm mình


 Bộ câu hỏi sử dụng trong quá trình thảo luận để làm rõ nội dung và vận dụng kiến thức đã học của học sinh vào thực tế.
1. Trong các bản tin dự báo thời tiết trên ti vi và đài phát thanh, em thường vận dụng thời tiết của địa phương mình vào vùng nào?
2. Xác định vị trí huyện Kim Bảng trên bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam.
3. Kim Bảng hiện có những đơn vị hành chính nào? Giáp các huyện nào? nếu muốn đi đến thành phố Phủ Lý, từ thị trấn Quế ta nên đi theo đường nào?
4. Xác định dạng địa hình chính và giá trị kinh tế của từng dạng địa hình tại địa phương em?.
5. Tìm hiểu số dân và các đặc điểm dân số của huyện Kim Bảng.
6. Địa phương có những lễ hội nào được tổ chức ở đâu? khi nào? Ý nghĩa của những lễ hội đó?
7. Em hãy chỉ dẫn đường đi cho một người bạn muốn đi từ Phủ Lý đến thị trấn Quế bằng phương tiện xe máy ?
 Kiểm tra các kỹ năng vận dụng các kiến thức về địa lí địa phương vào thực tế cuộc sống
 Tại sao nhà máy Xi măng Bút sơn lại được xây dựng ở thôn Bút Sơn xã Thanh Sơn?
Yêu cầu: Sau khi nghe các nhóm báo cáo HS bên dưới phải hoàn chỉnh báo cáo trong vở ghi, đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:
I. Vị trí địa lí – lãnh thổ:
II. Điều kiện tự nhiên
1. Địa hình: 
2. Khí hậu: 
3. Tài nguyên: 
II. Dân cư – xã hội
III. Kinh tế
 Khái quát chung
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 
- Cơ cấu nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 
 Các ngành kinh tế
4. Đánh giá:
 Đánh giá nhận xét, kết quả nghiên cứu, báo cáo của các nhóm
5. Hướng dẫn về nhà: HS hoàn thành báo cáo
 KÍ DUYỆT
Ngày tháng năm 
Tiết 48
Ngày.../../20.
 ễN TẬP & KIỂM TRA HỌC Kè II
I.Mục tiêu: 
1/KT: - - Khắc sâu thêm kiến thức từ bài 32->43.
2./KN,TĐ - Ptích được các mqhệ nhân quả. Hình thành nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa.
 - Biết ptích lược đồ, BSL, vẽ biểu đồ.- Liên hệ được kiến thức bài học với thực tiễn cuộc sống
II.Thiết bị dạy học: - BĐ TN, KT VN
III.Tiến trỡnh tổ chức DH: 
1/Kiểm tra bài cũ: 
 2/Giới thiệu bài mới: 
Hãy nêu các đđiểm của VKT trọng điểm. Tsao nc ta phải h.thành các VKT trọng điểm?
2.Đề cương ôn tập: GV ra nội dung ôn tập cho cả lớp, sau đó HS thảo luận nhóm, trao đổi, GV giải đáp thắc mắc của HS.
Câu 1: Tsao nói việc phát huy thế mạnh của TDMNBBộ có ý nghĩa KT -chtrị, XH sâu sắc? Hãy ptích khả năng và hiện trạng PT cây CN và cây đặc sản, chăn nuôi gia súc lớn của vùng? Ptích những thlợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về TNKS của vùng.
Câu 2: Tsao phải có sự chdịch CCKT theo ngành ở ĐBSHồng? Ptích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chdịch CCKT? Sự chdịch CCKT diễn ra ntn? Nêu những định hướng chính trong tương lai?
Câu 3: Hãy ptích những thlợi và khó khăn trong PT KT ở BTrBộ? Tsao nói việc PT cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp góp phần PT bền vững ở BTrBộ? Hãy xđịnh các ngành CN chủ yếu của các TTCN: Thanh Hóa, Vinh và Huế? Tsao việc PT CSHT GTVT sẽ tạo bước ngoặt qtrọng trong hình thành CCKT của vùng?
Câu 4: Hãy ptích những thlợi và khó khăn trong PT KT ở DHNTrBộ? Vđề LT-TP trong vùng cần đc giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vđề này? Hãy ptích các nguồn tài nguyên , hiện trạng PTvà pbố để PT CN trong vùng? Tsao việc tăng cường kết cấu hạ tầng GTVT có ý nghĩa đbiệt qtrọng trong hthành CCKT của vùng?
Câu 5: ĐKTN & KT-XH có thlợi và khó khăn gì đối với sự PT KTở TNguyên? Hãy trbày các ĐKTN & KT-XH đvới PT cây cà phê ở Tây Nguyên, nêu các kvực chcanh cà phê và các biện pháp để có thể PT ổn định cây cà phê ở TNguyên? Tsao trong kthác TN rừng ở TNguyên, cần hết sức chú trọng kthác đi đôi với tu bổ và bvệ vốn rừng? Hãy CMR thế mạnh về thủy điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự PT KT-XH của vùng.
Câu 6: Hãy nêu các thế mạnh của vùng ĐNBộ trong việc PT tổng hợp nền KT? Hãy trbày một số phương hướng chính để kthác lãnh thổ theo chiều sâu trong CN của vùng? CMR việc xd các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sd hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng? Lấy ví dụ CMR sự PT tổng hợp KT biển làm thđổi mạnh mẽ bộ mặt KT của vùng. Thử nêu msố phương hướng chính kthác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa?
Câu7: Tsao phải đặt vđề sử dụng hợp lí và cải tạo TN ở ĐBSCLong? Ptích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên và ảnh hưởng của nó đối với việc PT KT-XH ở ĐBSCLong? Để sd hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCLong cần phải giải quyết những vđề chủ yếu nào? Tsao?
Câu 8: Tsao nói: Sự PT KT-XH ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp PT KT-XH của nc ta hiện tại cũng như trong tương lai? Tsao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn? 
Câu 9: Tsao nước ta phải h.thành các VKT trọng điểm? Trbày qtrình hình thành và pvi lãnh thổ của các VKT trọng điểm? Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng PTKT của 3 VKT trọng điểm.
Câu10: Xem lại tất cả các cách vẽ biểu đồ và ptích BSL.
Tiết 49
Ngày.../../20. 
KIỂM TRA HỌC Kè II
I/ Mục tiêu: Nhằm đánh giá học sinh về các mặt:
- Tư duy lô gic địa lí, biết phân tích tổng hợp các thành phần địa lí, các mối liên hệ địa lí.
II/Nội dung kiểm tra:
 Câu 1: (3,0 điểm) . Cho biết những thuận lợi cơ bản của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển du lịch ở nước ta ?
 Câu 2: (5,0 điểm). Cho bảng số liệu: (Đơn vị: Tỉ đồng) 
 Giá trị sản lượng công nghiệp phân theo các vùng năm 2002 và năm 2005 
Các vùng
2002
2005
Đồng bằng sông Hồng
40 359
77 457
Đông Nam Bộ
99 571
171 881
Cả nước
198 326
354 030
 a. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản lượng công nghiệp của Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002 và năm 2005.
 b. Nhận xét và giải thích vì sao ĐNBộ có giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất nước ?
Câu 3: Cho biết sự phân bố của cây công nghiệp: Chè, cao su, cà phê, mía ở nước ta.
--------------Hết------------
 - Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục phát hành từ năm 2005 trở lại đây.
Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung

I
(3,đ
Những thlợi cơ bản của ĐKTN & TNTN đối với việc phát triển du lịch ở nước ta:
- Địa hình: + Có đủ các dạng địa hình: Đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo.
 + Địa hình caxtơ: Có hơn 200 hàng động đẹp (Dẫn chứng).
 + Có nhiều phong cảnh đẹp: Có 125 bãi biển. Các di sản thiên nhiên TG (Dẫn chứng).
- Khí hậu: Khá thuận lợi, có sự phân hóa đa dạng (Dẫn chứng).
- Tài nguyên sinh vật: Có 30 vườn quốc gia (Dẫn chứng).
- Tài nguyên nước: Có nhiều thế mạnh: Sông, Hồ, nước khoáng (Dẫn chứng)
- Tài nguyên sinh vật: Có 30 vườn quốc gia (Dẫn chứng).
(Trong từng ý, nếu không có dẫn chứng trừ 1/2 số điểm)

1,0
0,25
1,0
0,75
II
(5,0 đ)
a) Biểu đô fhể hiện giá trị sản lượng CN của ĐNBộ, ĐBSHồng so với cả nc năm 2002 - 2005.
- Dạng biểu đồ: Biểu đồ cột gộp nhóm, mỗi năm 3 cột.
- Yêu cầu:Chính xác , trực quan , có tên biểu đồ, có chú thích.
( Nếu HS vẽ hai biểu đồ hình tròn, đủ các yêu cầu trên cho 1/2 số điểm; Nếu thiếu mỗi yêu cầu thì trừ đi 0,5 điểm).
3,0

b)- Nhận xét + Giá trị sản lượng của ĐNBộ tăng khá nhanh, từ 2002 đến 2007 tăng 1,7 lần.
+ Trong giá trị sản lượng ĐNB lưôn chiếm tỉ trọng lớn, năm 2002 là 50,2%, năm 2005 là 48,5%.
- Giải thích: ĐNB là vùng có giá trị sản lượng công nghiệp lớn so với cả nước là vì:
+ Có vị trí thuận lợi + Có nguồn LĐ có chất lượng
+ Có CSHT, CSVC-KT khá hoàn thiện + Có nguồn nguyên liệu đồi dào
+ Sớm PT nền KTTT, chsách CNH năng động. + Thu hút nhiều đầu tư trng và ngoài nước,
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
 III (2 đ

Sự phân bố của cây CN: Chè, cao su, cà phê, mía
- Chè: Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Cao su: Đông Nam Bộ , Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ
- Cà phê: Đông Nam Bộ , Tây Nguyên
- Mía: Đòng Bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ.
( Nếu thí sinh ghi tên tỉnh mà đúng theo đáp án vẫn cho điểm tối đa)

0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_12_theo_mau_moi.doc