Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Phạm Thị Loan - Chương I: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Phạm Thị Loan - Chương I: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930

- Tập bản đồ và các khu Công nghiệp, hầm mỏ, đồn điền. trong cuộc khai thác.

- Máy vi tính kết nối máy chiếu

Ghi chú: Giáo viên có thể liên hệ với khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội để khai thác tư liệu hình ảnh trên, hoặc tìm mua đĩa CD - Encatar và cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12 THPT (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009).

 

doc 107 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Phạm Thị Loan - Chương I: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày kí duyệt: .
Tiết số: 14
PHẦN HAI - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
CHƯƠNG I - VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
Bài 12 - PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Trình bày được chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự biến chuyển về kinh tế- xã hội ở Việt Nam.
2. Năng lực
- Hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học.
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển các phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tập bản đồ và các khu Công nghiệp, hầm mỏ, đồn điền.. trong cuộc khai thác. 
- Máy vi tính kết nối máy chiếu 
Ghi chú: Giáo viên có thể liên hệ với khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội để khai thác tư liệu hình ảnh trên, hoặc tìm mua đĩa CD - Encatar và cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12 THPT (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi về sự thay đổi của tình hình Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Qua đây học sinh có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi về sự thay đổi của tình hình Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng không thể trả lời đầy đủ được. Vì thế học sinh sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài 12: Phong trào DTDC ở Việt Nam từ 1919-1925.
2. Tổ chức thực hiện
 - GV giao nhiệm vụ cho Học sinh: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển về mọi mặt. Sự biến chuyển đó dẫn đến Phong trào dân tộc dân chủ sôi nổi từ 1919 đến 1925. Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì sao tình hình Việt Nam có nhiều chuyển biến?
Câu 2: Sự chuyển biến về Kinh tế- Xã hội của Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tác động như thế nào đến phong trào yêu nước?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS xác định và thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, điều hành.
- Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức báo cáo: GV có thể chọn một số HS trình bày kết quả tại chỗ. GV ghi câu trả lời của HS lên bảng phụ; yêu cầu một số HS khác bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV theo dõi, nhận xét và củng cố lại nội dung kiến thức của bài học. GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Hoạt động 1: Tìm hiểu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp 
1. Mục tiêu: HS trình bày được bối cảnh Thế giới và nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Việt Nam
2. Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS đọc sgk, hoạt động cặp đôi, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình Thế giới có sự kiện nổi bật nào tác động đến Việt Nam?
+ Mục đích Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác lần 2?
+ Nội dung cuộc khai thác lần 2 của Thực dân Pháp?
- Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và hoạt động cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- GV theo dõi, nhận xét và củng cố lại nội dung kiến thức của bài học.
3. Gợi ý sản phẩm:
a. Bối cảnh TG
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận họp phân chia lại thế giới, hình thành trật tự Vécxai – Oasinhtơn. 
+ Các nước tư bản bị tàn phá nặng nề, nhất là Pháp. 
+ Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời 
b. Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của TD Pháp
- Mục đích: Thu lợi nhuận, bù đắp sự thiệt hại do chiến tranh. 
- Thời gian: 1919-1929
- Nội dung chương trình khai thác:
+ Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế với quy mô lớn, tốc độ nhanh (Số vốn đầu tư lên đến 4 tỉ Phơ - răng (trong vòng 6 năm từ 1924 - 1929)
+ Trong nông nghiệp: Số vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là cho đồn điền cao su, diện tích cao su tăng, nhiều công ty cao su mới ra đời .
+ Trong công nghiệp: Tư bản Pháp coi trọng khai thác mỏ, trước hết là mỏ than, ngoài than còn có thiếc, kẽm, sắt.bên cạnh đó Pháp còn mở một số ngành công nghiệp chế biến : dệt, rượu, muối, xay xát
+ Thương nghiệp : Ngoại thương có bước phát triển mới, nội thương được đẩy mạnh .
+ Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông được phát triển, các đô thi được mở rộng, dân cư đông hơn
+ Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương. Pháp thi hành biện pháp tăng thuế 
=> Kết quả : Ngân sách Đông Dương1930 tăng gấp 3 lần so với 1912 
Hoạt động 2: Tìm hiểu Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam 
1. Mục tiêu: HS trình bày được những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam do tác động của cuộc khai thác lần 2. 
2. Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ: HS đọc sgk, quan sát trình chiếu nhiệm vụ
+ Nhóm 1,2: Sự chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam do tác động của cuộc khai thác lần hai? Sự chuyển biến về kinh tế tác động ntn đến tình hình xã hội? 
+ Nhóm 3,4: Những chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam do tác động của cuộc khai thác lần 2? 
- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và trao đổi đàm thoại nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm, các học sinh khác theo dõi và góp ý dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
* Gợi ý sản phẩm của nhóm 1.
a. Chuyển biến về Kinh tế: 
- Kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới theo hướng TBCN, nhưng cơ cấu kinh tế mất cân đối.
- Sự chuyển biến chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn in tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào Pháp, là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
- Kinh tế thay đổi, thúc đẩy xã hội có nhiều chuyển biến.
* Gợi ý sản phẩm của nhóm 2.
b. Chuyển biến về Xã hội: 
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới:
 - Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa: Đại địa chủ có quyền lợi gắn chặt với td Pháp là tay sai đắc lực của Pháp nên đây là đối tượng của cm Việt Nam. Một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai 
 - Giai cấp nông dân: bị đế quốc và phong kiến tước đoạt rưộng đất, bị bần cùng hoá, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, đây là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất .
 - Giai cấp tư sản: số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành hai bộ phận : tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ 
 - Giai cấp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống thực dân Pháp và tay sai.
 - Giai cấp công nhân: giai cấp công nhân ngày càng phát triển (trước chiến tranh 10 vạn sau chiến tranh tăng lên 22 vạn), bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu CMVS nên đã nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
=> Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp đã tác động lớn tới kinh tế và xã hội Việt Nam. Làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của TD Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam. 
2. Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình thế giới có sự kiện nổi bật nào tác động đến Việt Nam ?
+ Mục đích, Nội dung cuộc khai thác lần 2 của TD Pháp?
+ Sự chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam do tác động của Cuộc khai thác thuộc địa lần 2? Sự chuyển biến về kinh tế tác động như thế nào đến tình hình xã hội? 
+ Những chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam do tác động của cuộc khai thác lần 2? 
+ Xã hội Việt Nam tồn tại mấy mâu thuẫn cơ bản? Mâu thuẫn hàng đầu là gì?
+ Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam lúc này là gì, nhiệm vụ nào là nhiệm vụ hàng đầu?
3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh dựa vào nội dung đã học hoàn thành những câu hỏi trên.
+ Câu 1, Câu 2, Câu 3 và Câu 4 như sách giáo khoa.
+ Câu 5: 2 mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn dân tộc là hàng đầu
+ Câu 6: Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và con người, trong đó giải phóng dân tộc là hàng đầu
D. VÂN DỤNG, MỞ RỘNG.
1. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: tình hình Kinh tế- Xã hội hiện nay ở Việt Nam và địa phương nơi sinh sống...
2. Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Hiện nay xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp nào?
+ Hiện nay ở địa phương em có những khu công nghiệp nào? 
+ HS Tìm hiểu đời sống công nhân, đời sống nông dân . của địa phương 
* Dự kiến sản phẩm: HS có thể trả lời
+ C1: giai cấp công nhân, nông dân, trí thức
+ C2: khu Công nghiệp Gián Khẩu, Khánh Phú
+ C3: HS có thể sưu tầm Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học 
Ngày soạn: 
Ngày kí duyệt: .
Tiết số: 15
PHẦN HAI - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
CHƯƠNG I - VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
Bài 12 - PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh tóm tắt được phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 với hoạt động của các giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân và hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925.
- Rút ra đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Đánh giá tác động của những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925 đến cách mạng Việt Nam
2. Năng lực
- Hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học.
3. Phẩm chất
- Hình thành và phát triển các phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
- Các tranh ảnh có liên quan ...
- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Máy tính kết nối máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Với việc HS quan sát một số hình ảnh về cuộc sống của người dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp và một số lãnh đạo trong pong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, các em thấy được nguyên nhân của các phong trào dân tộc dân chủ, nhưng chưa thể thấy hết được nội dung, đặc điểm, vai trò của phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, cũng như chưa biết điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa  ... hoặc Việt Nam 1930 – 1945 hoặc Việt Nam 1945 – 1954.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Lịch sử - Lớp 12
Thời gian làm bài: 45 phút,
không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:... Mã số học sinh:.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu - 7,0 điểm)
Câu 1: Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là
A. trật tự Vécxai- Oasinh tơn. B. trật tự hai cực Ianta.
C. trật tự hai cực Đông –Tây. D. trật tự hai cực Xô – Mĩ.
Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh nào?
A. Có nhiều vùng ảnh hưởng.
B. Đất nước khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
C. Đất nước chịu tổn thất nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 
D. Rất thuận lợi vì Liên Xô là nước chiến thắng trong chiến tranh thế giới hai.
Câu 3: Trong giai đoạn 1967 – 1975, ASEAN là một tổ chức như thế nào?
A. Liên kết chặt chẽ.	
B. Phát triển toàn diện. 
C. Non trẻ, hợp tác lỏng lẻo. 
D. Lớn mạnh, hợp tác hiệu quả. 
Câu 4: Hai mươi năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã trở thành 
A. trung tâm kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới 
B. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
C. cường quốc kinh tế số một thế giới 
D. siêu cường tài chính số một thế giới.
Câu 5: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, quan hệ quốc tế diễn ra xu thế
A. đối đầu Ðông - Tây. 
B. hợp tác Ðông - Tây. 
C. hòa hoãn Ðông - Tây.	
D. đồng minh Ðông - Tây.
Câu 6: Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX diễn ra theo trình tự nào?
A. Kĩ thuật – khoa học – sản xuất. 
B. Sản xuất – khoa học – kĩ thuật.
C. Khoa học – kĩ thuật – sản xuất. 
D. Sản xuất – kĩ thuật – khoa học.
Câu 7: Mục tiêu của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. tổ chức, lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đế quốc tay sai.
B. đoàn kết nhân dân đánh đổ đế quốc phong kiến. 
C. tổ chức nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp.
D. tổ chức giai cấp công nhân đánh đổ đế quốc và tay sai.
Câu 8: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp xã hội mới được ra đời ở Việt Nam là
A. công nhân. B. tư sản. C. địa chủ. D. nông dân.
Câu 9: Một trong những bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 để lại là gì?
A. Vận động quần chúng đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
B. Xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Xây dựng khối liên minh công – nông và mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 10: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936 đã xác định hình thức đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì 1936 – 1939 như thế nào?
A. Công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
B. Từ vũ trang du kích chuyển sang tổng khởi nghĩa.
C. Đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên Tổng khởi nghĩa.
D. Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình thị uy.
Câu 11: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân là 
A. chuẩn bị khởi nghĩa.
B. khởi nghĩa từng phần.
C. chống phát xít Nhật.
D. chống thực dân Pháp.
Câu 12: Đâu là khó khăn về chính trị của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ?
A. Nạn đói chưa được khắc phục
B. Chính quyền cách mạng còn non trẻ
C. Ngân sách nhà nước trống rỗng
D. 90% dân số mù chữ
Câu 13: Thắng lợi ngoại giao quan trọng trong năm 1950 của ta là
A. các nước Đông Nam Á công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
B. các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
C. Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào chiến trường Đông Dương.
D. các nước Đông Âu và Nam Âu công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
Câu 14: Nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo và tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng đến nhân dân, Đảng cho xuất bản tờ báo nào?
A. Báo Thanh niên.
B. Báo Nhân dân.
C. Báo Tiền phong.
D. Báo Đại đoàn kết.
Câu 15: Chiến thắng nào làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương (1945 - 1954)?
A. Chiến thắng Việt Bắc (1947).	
B. Chiến thắng Biên Giới (1950). 
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).	
D. Chiến thắng Hòa Bình (1951 – 1952).
Câu 16: Đế quốc Pháp – Mỹ thực hiện kế hoạch Na – va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là
A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. xoay chuyển cục diện chiến tranh.
C. đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động.
D. dọn đường cho Mỹ từng bước thay thế quân Pháp
Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?
A. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.
B. Sự xác lập trật tự hai cực Ianta.
C. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Sự suy yếu của các đế quốc Anh và Pháp.
Câu 18: Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất của cuộc Chiến tranh lạnh là
A. các nước tăng cường sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, chạy đua vũ trang.
B. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
C. hàng ngàn căn cứ quân sự, hàng chụ khối quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
D. các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới mới.
Câu 19: So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp có điểm mới nào dưới đây?
A. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn. 
B. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa.
C. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng. 
D. Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ.
Câu 20: Bối cảnh nào dẫn tới sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?
A. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
B. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước chưa phát triển.
C. Phong trào đấu tranh của công nhân không phát triển.
D. Phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
Câu 21: Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở
A. địa bàn hoạt động. 
B. thành phần tham gia.
C. khuynh hướng cách mạng. 
D. phương pháp, hình thức đấu tranh.
Câu 22: Nguyên nhân quyết định dẫn đến phát triển phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?
A. Tác động cuộc khủng hoảng kinh tế đến Việt Nam 1929-1933.
B. Thực dân Pháp đàn áp dã man những người yêu nước sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng.
D. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì 1936 - 1939?
A. Chống chế độ phản động thuộc địa.
B. Chống chủ nghĩa phát xít.
C. Chống đế quốc, phát xít Pháp – Nhật.
D. Chống chiến tranh đế quốc.
Câu 24: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào sau đây đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân ?
A. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
B. “Cách mạng ruộng đất”.
C. “Giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công”.
D. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
Câu 25: Hình thức khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là
A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
B. tổng khởi nghĩa trên quy mô cả nước.
C. khởi nghĩa từng phần kết hợp với chiến tranh du kích.
D. khởi nghĩa từng phần ở các địa phương.
Câu 26: Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Giúp đỡ chính phủ Việt Nam giải giáp quân đội Nhật.
B. Đưa thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
C. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
D. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.
Câu 27: Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Đảng ta thực hiện đường lối kháng chiến trường kì, vì
A. Xuất phát từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân”.
B. Cần phải tranh thủ sự ủng hộ của của các lực lượng yêu hòa bình quốc tế.
C. Pháp mạnh hơn ta về mọi mặt, ta cần có thời gian để chuyển hóa lực lượng.
D. Ta cần phải tạo ra sức mạnh tổng hợp, vừa “kháng chiến”, vừa “kiến quốc”.
Câu 28: Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954) của Việt Nam thể hiện trên mặt trận nào?
A. Chính trị.	B. Kinh tế.	C. Quân sự.	 D. Ngoại giao. 
II. PHẦN TỰ LUẬN (02 câu - 3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
 Lập bảng so sánh về 2 tổ chức cách mạng Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng theo các nội dung sau: Người sáng lập; Lực lượng; Mục tiêu; Khuynh hướng hoạt động?
Câu 2 (1,0 điểm)
	So với kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi là một bước tiến hay một bước lùi trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương ? Vì sao ?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Lịch sử - Lớp: 12
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
C
C
B
C
C
A
B
D
A
A
B
B
B
Câu
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
Đáp án
C
A
D
B
A
A
C
C
C
A
A
D
C
C
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
Lập bảng so sánh về 2 tổ chức cách mạng Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng theo các nội dung sau: Người sáng lập; Lực lượng; Mục tiêu; Khuynh hướng hoạt động?
0,25
0,25
1,0
0,5
Nội dung so sánh
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Việt Nam Quốc dân đảng
Người sáng lập
Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài
Lực lượng
Lực lượng Công nhân, trí thức, thanh niên yêu nước.
Phức tạp như tiểu tư sản, tư sản, địa chủ, công chức, binh lính,...
Mục tiêu
Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai để tự cứu lấy mình. 
Lúc đầu xác định chưa rõ ràng, đến cuối 1929 xác định mục tiêu: Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
Khuynh hướng hoạt động
Theo khuynh hướng cách mạng vô sản
Theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 2 
(1,0 điểm)
So với kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi là một bước tiến hay một bước lùi trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương ? Vì sao ?
0,25
0,25
0,5
- Kế hoạch Rơve (1949) được thực hiện trong hoàn cảnh thực dân Pháp bị thất bại trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, khi chúng chủ động tấn công ta. Hệ thống phòng ngự trong kế hoạch Rơve được xây dựng trên đường số 4 từ Lạng Sơn đến Cao Bằng, gần chiến khu Việt Bắc của ta. Dự kiến của Pháp, sau khi xây dựng hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 sẽ tấn công lên Việt Bắc lần II để giành thắng lợi quyết định về quân sự.
- Kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi thực hiện trong hoàn cảnh Pháp bị thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, khi ta chủ động đánh Pháp. Hệ thống phòng ngự của Pháp trong kế hoạch Đờlát chủ yếu xây dựng ở vùng trung du và đồng bằng, xa căn cứ của ta.
 Như vậy, so với KH Rơve, KH Đờlát đơ Tátxinhi là một bước “thụt lùi” trong quá trình thực hiện các kế hoạch chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Vì đây là kế hoạch xây dựng trong thế yếu và thế thua của thực dân Pháp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_12_pham_thi_loan_chuong_i_viet_nam_tu_na.doc