Giáo án Lịch sử 12 - Trường THPT Quang Trung

Giáo án Lịch sử 12 - Trường THPT Quang Trung

Tiết 16

 PHẦN HAI : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 2000.

 CHƯƠNG I : VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1930.

BÀI 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925.

I. Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản về:

- Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ I

- Chính sách khai thác thuộc địa lần II của Pháp ở Việt Nam

- Những chuyển biến về kinh tế-Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới I.

2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc trước sự xâm lược, thống trị của đế quốc

3/ Kĩ năng: Xác định được nội dung cách phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thế của đất nước

II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.

- Bản đồ Việt Nam “Nguồn lợi tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần II”

- Lịch sử Việt Nam 1919-1945 ( NXB giáo dục)

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

 

doc 59 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 15216Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 12 - Trường THPT Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15/10/2008
Tiết 16
 PHầN HAI : LịCH Sử VIệT NAM Từ 1919 ĐếN 2000.
 CHƯƠNG I : VIệT NAM Từ 1919 ĐếN 1930.
Bài 12 : PHONG TRàO DÂN TộC DÂN CHủ ở VIệT NAM Từ 1919 ĐếN 1925.
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản về:
- Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ I
- Chính sách khai thác thuộc địa lần II của Pháp ở Việt Nam
- Những chuyển biến về kinh tế-Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới I.
2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc trước sự xâm lược, thống trị của đế quốc
3/ Kĩ năng: Xác định được nội dung cách phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử trong bối cảnh cụ thế của đất nước
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.
- Bản đồ Việt Nam “Nguồn lợi tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần II”
- Lịch sử Việt Nam 1919-1945 ( NXB giáo dục)
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung học sinh cần nắm
- Em hãy trình bày hoàn cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới I. Tình hình đó có tác động đến Việt Nam như thế nào.
+ Thuận lợi: Tình hình thế giới tác động đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam (Chuyển biến về tư tưởng, xu hướng đấu tranh)
+ Pháp tăng cường các chính sách khai thác bóc lột và thống trị ở Việt Nam
- Vì sao Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ I ?
- Giáo viên sử dụng bản đồ Việt Nam giải thích cho học sinh về những nguồn lợi Pháp khai thác ở Việt Nam: Khoáng sản, nông sản (lúa, gạo, cao su, cà phê ...), lâm sản.
- ở cuộc khai thác thuộc địa lần II Pháp đầu tư chủ yếu vào các ngành nào, vì sao ?
+ Cao su
+ Than đá
õLà những nguyên liệu chính phục vụ cho nền công nghiệp Pháp và các nước TB sau chiến tranh.
- Em có nhận xét gì về chính sách khai thác kinh tế của Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh.
+ Thể hiện sự tiếp nối và nhất quán trong mục đích xâm lược của Pháp nhưng được tăng cường hơn về quy mô, mức độ và sự tàn bạo so với cuộc khai thác lần I.
- Hậu quả của những chính sách này là gì ?
- Sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế Việt Nam (Kinh tế Việt Nam vẫn ở tình trạng què quặt, bị lệ thuộc vào Pháp, nghèo nàn và lạc hậu)
- Chính sách về chính trị, văn hoá giáo dục của Pháp có gì mới so với trước chiến tranh.
- Giáo viên có thế sử dụng sơ đồ kẻ sẵn để so sánh sự chuyển biến về kinh tế, giai cấp và xã hội Việt Nam trước và sau chiến tranh.
- Hãy phân tích về sự chuyển biến của các 
giai cấp Việt Nam sau chiến tranh (thái độ chính trị và các khả năng cách mạng của các giai cấp này
Học sinh dựa vào sgk để trả lời. Lưu ý phân tích đặc điểm và thái độ chính trị của công nhân Việt Nam
Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
1/ Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp
a/ Hoàn cảnh thế giới sau chiến tranh.
- Trật tự thế giới mới Vecxai-Oasintơn
- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi
- Các nước TB châu Âu bị kiệt quệ do chiến tranh
- Quốc tế cộng sản thành lập tháng 3-1919
 õ Tác động mạnh mẽ đến Việt Nam.
b/ Chương trình khai thác thuộc địa của Pháp
- Sau chiến tranh mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp bị tổn thất nặng nề
õ Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại do chiến tranh. 
- Pháp tập trung đầu tư vốn nhằm đẩy nhanh tốc độ và quy mô khai thác ở các ngành kinh tế Việt Nam, trong đó chủ yếu là:
+ Nông nghiệp: Cao su
+ Khai thác mỏ: Than đá
Mở mang một số ngành công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến (dệt, muối, xay xát ...)
+ Thương nghiệp: Nội, ngoại thương phát triển
+ Giao thông vận tải được mở rộng (các tuyến đường bộ, sắt, thuỷ). Các đô thị được mở rộng
+ Tài chính: Ngân hàng Đông dương của TB tài chính Pháp nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương
+ Thu thuế nặng đối với nhân dân ta
2/ Chính sách về chính trị, văn hoá, giáo dục.
a/ Chính trị: Duy trì và tăng cường chính sách cai trị thực dân cũ, thi hành một số cải cách hành chính
b/ Văn hoá, giáo dục: Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng ở các cấp õNhằm lừa bịp, mỵ dân và phục vụ cho chính sách khai thác bóc lột của Pháp.
3/ Nhửng chuyển biến mới về giai cấp Việt Nam.
- Nguyên nhân: Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp õSự chuyển biến (Phân hoá sâu sắc) của các giai cấp trong xã hội Việt Nam
+ a: Giai cấp địa chủ.
+ b: Nông dân
+ c: Tiểu tư sản
+ d: Tư sản dân tộc
+ e: Giai cấp công nhân.
- Tóm lại: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa sau chiến tranh thế giới I õNhững biến đổi quan trọng về kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội diễn ra sâu sắc với 2 mâu thuẫn cơ bản.
+ Mâu thuẫn dân tộc: Việt Nam-Pháp
+ Mâu thuẫn giai cấp: Nông dân-Phong kiến.
IV/ Câu hỏi và bài tập:
1/ Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp so với cuộc khai thác lần một có gì mới ?
2/ Sự chuyển biến các giai cấp Việt Nam sau chiến tranh (những mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
3/ Lập bảng so sánh các đặc điểm về kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam trước và sau chiến tranh
Trước thế chiến thứ nhất
Sau thế chiến thứ nhất
Kinh tế
Các giai cấp
Tính chất xã hội
**************************************************************************
16/10/2008
Tiết 17
Bài 12 :	PHONG TRàO DÂN TộC DÂN CHủ ở VIệT NAM 1919-1925.
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các ý thức cơ bản về phong trào đấu tranh của các chí sỹ yêu nước, giai cấp tư sản, tiểu tư sản và công nhân từ 1919-1925
- Hoạt động yêu nước của lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc 1919-1945 ở Pháp-Liên Xô
2/ Tư tưởng: Giáo dục và nâng cao nhận thức cho học sinh về ý thức độc lập dân tộc, lòng tôn kính và biết ơn đối với lãnh tụ và những người yêu nước hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc
3/ Kĩ năng: Phân tích, đánh giá các sự kiện gắn liền với các nhân vật lịch sử
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học
- Bản đồ “hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc”
- Tư liệu (sách, báo, văn, thơ) về những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc từ 1911-1925
- Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới I
- Phân tích về sự chuyển biến các giai cấp Việt Nam sau chiến tranh thế giới I có điểm gì khác so với trước chiến tranh
2/ Dẫn nhập vào bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung học sinh cần nắm
- Giáo viên giải thích khái niệm “phong trào dân tộc dân chủ” õLà phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và các quyền dân chủ (trong đó vấn đề dân tộc là cơ bản, chi phối và quyết vấn đề dân chủ)
- Giáo viên có thể giải thích (hoặc hỏi học sinh về những hoạt động của 2 cụ Phan), ví dụ như “Duy tân hội”, phong trào “Đông du”, chủ trương cải cách của Phan Châu Trinh ...
- Em hãy nêu một số hoạt động của cụ Phan Châu Trinh thời gian ở Pháp và khi về nước 6-1925
- Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời và nêu nhận xét của mình về tác dụng cảu những hoạt động này
- Giáo viên giới thiệu những nét chính về Phạm Hồng Thái (1895-1924) Nghệ An
Sống chết được như anh
Thì giặc thương nước mình
Sống làm quả bom nổ
Chết làm dòng nước xanh
(Tố Hữu)
-
 Hãy trình bày những hoạt động của tư sản, tiểu tư sản trí thức theo các nội dung:
+ Mục tiêu Đấu tranh. 
+ Hình thức đấu tranh
+ Tính chất
+ ý thức đấu tranh
Học sinh có thể lập bảng so sánh các phong trào
Phong trào
Nội dung
 Hình thức
Tư sản dân tộc
Tiểu tư sản 
Công nhân
 õTừ đó rút ra nhận xét về ý thức cách mạng của các giai cấp
+ Giai cấp tư sản: Có tinh thần dân tộc nhưng dễ thoả hiệp với Pháp
+ Tiểu tư sản: Thể hiện lòng yêu nước nhưng còn non yếu, bồng bột, thiếu tổ chức quần chúng
- Nêu những đặc điểm của phong trào công nhân 1919-1925
+ Mục tiêu đấu tranh: Đòi quyền lợi kinh tế
+ Hình thức: Bãi công
+ Tính chất: tự phát
II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925.
1/ Phong trào đấu tranh của các giai cấp.
a/ Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt ở nước ngoài
+ Hai cụ Phan tuy đã già nhưng vẫn nặng lòng yêu nước, vẫn tiếp tục hoạt động. Xong tư tưởng của hai ông không thế vươn kip thời đại mới.
- Hoạt động của một số người Việt Nam ở Trung Quốc và ở Pháp, tiêu biểu là sự kiện Phạm Hồng Thái (thuộc Tâm Tâm xã) mưu sát toàn quyền Meclanh ở Sa Điện (Quảng Châu-Trung Quốc) ngày 19-6-1924
- Việt Kiều Pháp tham gia hoạt động yêu nước, chuyển tài liệu và sách báo tiến bộ về nước. Năm 1925 thành lập “hội ... Đông Dương” õnhững hoạt động này đã có tác dụng cổ vũ, khích lệ phong trào giải phóng dân tộc, tinh thần yêu nước ở Việt Nam
b/ Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
+ Tư sản dân tộc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, chống chế độ độc quyền của TB Pháp (phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá, chống độc quyền thương cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo ở Nam Mỹ, lập “Đảng lập hiến” ...)
+ Hoạt động của tiểu tư sản trí thức: Rất sôi nổi. Như phong trào đòi tự do, dân chủ (học sinh, sinh viên, viên chức, nhà giáo ...). Họ đã biết tập hợp nhau trong các tổ chức chính trị tiến bộ: Việt Nam nghĩa hoà đoàn, Đảng phục Việt, Hưng Nam ... “thanh niên cao vọng Đảng”
+ Lập ra một số nhà xuất bản tiến bộ, xuất bản một số báo có nội dung tiến bộ: An Nam trẻ, người nhà quê ...
+ Tuyên truyền tư tường dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.
+ Phát động một số phong trào dân tộc dân chủ quy mô lớn như phong trào đời thả Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, lễ truy điệu Phan Châu Trinh ...
- Phong trào công nhân :
- Còn lẻ tẻ và mang tính tự phát – hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công, đời các quyền lợi kinh tế như tăng lương, giảm giờ làm ...
- Bước đầu đã đi vào tổ chức như lập “công hội” năm 1920 do Tôn Đức Thắng đứng đầu
- Cuộc đấu tranh , bãi công của thợ máy Ba Son (8-1925) không sửa chữa tàu Misơlê của Pháp õĐánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam
III/ Hoạt động yêu nước của Nguyễn ái Quốc 1919-1925.
- Học sinh tự tìm hiểu về lịch sử của Bác và những hoạt động của người từ 1911-1917. Học sinh có thể lập bảng sau:
Sự kiện
Nội dung .
5-6-1911
1912
1913
1919
18-6-1919
7 -1920
25-12-1920
1921
6-1923
6-1924
11-11-1924
- Bác rời cảng Nhà Rồng, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. 
- Từ Pháp đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuynidi, Angiêri. Cuối 1912 đi Mỹ. 
- Từ Mỹ về Anh và trở lại Pháp
- Gia nhập Đảng xã hội Pháp
- Gửi bản “yêu sách của nhân dân An Nam” đến hội nghị Vecxai (Nguyễn ái Quốc)
- Đọc sơ thảo “luận cương về ... thuộc địa” của V. Lênin
- Tham dự đại hội Tua, tán thành quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
- Cùng một số người yêu nước Châu Phi lập “hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, làm chủ bút báo “người cùng khổ”, viết bài cho các báo: “nhân đạo”, “đời sống công nhân”. Viết sách “ bản án chế độ thực dân Pháp”
- Đi Liên Xô dự “hội nghị quốc tế nông dân” (10-1923)
- Dự “đại hội quốc tế cộng sản” lần V
- Về Quảng Châu - Trung Quốc trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng
ý nghĩa: Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ 1919-1925
- Tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản
- Là  ... - Tên nước : CHXHCN Việt Nam (2/ 7/ 1976)
- Quốc huy, quốc kỳ, quốc ca Việt Nam
- Đổi tên Sài GònÚThành phố Hồ Chí Minh
- Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước
- 18/ 12/ 1976 : hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam được quốc hội thông qua
ý nghĩa : Hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước là yêu cầu tất yêu khách quan của sự phát triển của cách mạng Việt Nam (tạo những điều kiện thuận lợi về chính trị, khả năng bảo vệ tổ quốc, mở rộng quan hệ quốc tế, việc thống nhất đất nước thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí thống nhất tổ quốc của nhân dân ta.
IV. Kết thúc bài học.
1/ Củng cố bài : Khái quát các nội dung cơ bản của bài
- Tình hình nước ta sau khi kháng chiến chống Mỹ Thắng lợi
- Yêu cầu và chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Những quyết định của quốc hội khóa VI – ý nghĩa
2/ Dặn dò : Chuẩn bị bài 25 theo câu hỏi hướng dẫn ở sgk
Bài 25 – tiết 47 :	XÂY DựNG ĐấT NƯớC ĐI LÊN CNXH, ĐấU TRANH BảO Vệ Tổ QUốC
1976 – 1986
	Ngày soạn	:21-4-08
	Ngày giảng	:25-4-08
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức : Học sinh nắm được quá trình 10 năm đất nước đi lên CNXH và cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc (Cuộc đấu tranh ở biên giới tây nam và ở phía bắc)
2/ Tư tưởng : Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu CNXH – tinh thần lao động xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc
3/ Kỹ năng : phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá
II. Tư liệu và đồ dùng dạy học
- Tài liệu tham khảo sách giáo viên
- Văn kiện đại hội Đảng IV, V, VI
- Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ
2/ Dẫn nhập vào bài mới
Hoạt động dạy học
Nội dung bài học
- Việt Nam chuyển sang giai đoạn XHCN trong điều kiện như thế nào ?
- Vì sao độc lạp thống nhất gắn liện với CNXH. Vì độc lập – thống nhất là điều kiện tiến lên CNXH và tiến lên CNXH sẽ đảm bảo cho độc lập – thống nhất được bền vững.
- Nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1981 – 1985, thành tựu và những hạn chế
- Giáo viên giải thích “Khmer đỏ”
- Là tổ chức của những người Kampuchia ở trong các tổ chức yêu nước, Đảng nhân dân cách mạng, sau phản bội lại tổ quốc và nhân dân, chống lại cộng sản
- Cuộc chiến đấu ở biên giới Tây Nam bảo vệ tổ quốc diễn ra như thế nào ?
I. Đất nước bước đầu đi lên CNXH (1976 – 1986)
1/ Cách mạng Việt Nam chuyển sang cách mạng CNXH
- Từ sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN trong điều kiện đất nước đã hoàn toàn độc lập và thống nhất về nhà nước ÚĐộc lập thống nhất gắn liền với CHXN là con đường phát triển hợp với quy luật cách mạng nước ta
2/ Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 – 1980.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (14 – 20/ 12/ 1976) đã đề ra đường lối xây dựng CNXH trong cả nước
+ Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch nhà nước 5 năm (76 – 80)
+ Với hai mục tiêu cơ bản (sgk)
+ Thành tựu (nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo XHCN, văn hóa – xã hội)
3/ Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981 – 1985)
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V từ 27 – 31/ 3/ 1982 quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch 5 năm, sắp xếp lại cơ câu và đẩy mạnh nền kinh tế XHCN.
+ Thành tựu
+ Khó khăn, yếu kém
+ Chưa đạt được mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế – xã hội 
+ Nguyên nhân : sai lầm khuyết điểm trong quản lý và lãnh đạo chậm được khắc phục
III. Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975 – 1979)
1/ Bảo vệ biên giới Tây Nam
- 17/ 4/ 1975 (sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ), tập đoàn khmer đỏ do PonPot cầm đầu đã tiến hành khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ nước ta từ Tây Ninh – Hà Tiên
- 3/ 5/ 1975 ÚĐổ bộ chiếm đảo Phú Quốc
- 10/ 5/ 1975ÚChiếm đảo Thổ Chu
- 22/ 12/ 1978, 19 sư đoàn bộ binh + pháo binh + xe tăng tiến đánh Tây Ninh mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam Việt Nam
- Quân ta tổ chức phản công tiêu diệt và quét sạch quân xâm lược khmer đỏ – PonPot.
- 7/ 1/ 1979, quân đội Việt Nam + lực lượng cách mạng Kampuchia giải phóng thủ đô PhnomPenh
2/ Bảo vệ biên giới phía Bắc
- 17/ 2/ 1979 Trung Quốc huy động 32 sư đoàn tiến công dọc biên giới phía Bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) – Phong Thổ (Lai Châu)
- Nhân dân ta ở 6 tỉnh biên giới đã chiến đấu Ú18/ 3/ 1979 quân Trung Quốc rút khỏi nước ta.
IV. Kết thúc bài học.
1/ Khái quát các nội dung cơ bản ở mục I
- Nguyên nhân – điều kiện tiến hành cách XHCN trong cả nước sau cuộc kháng chiến chống Mỹ
- Nhiệm vụ – mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) và (1981 – 1985), thành tựu và hạn chế
2/ Dặn dò : Chuẩn bị bài 26 (câu hỏi sgk), sưu tầm tư liệu (báo chí, hình ảnh) về công cuộc đổi mới của nước ta và ở địa phương
3/Ôn thi học kỳ II
1/ Sử thế giới : 
 +Tổ chức Liên hợp quốc.
 + Nước Mỹ
2/ Sử Việt Nam : 	+ Phong trào Đồng khởi 1959 -1960.
	+ Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” 1961 -1965
	+ Chiến lược “Chiếntranh cục bộ” 1965 -1968.
	+ Chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh”1969 -1972
	+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
	Bài 26 – tiết 48, 49 :
 ĐấT NƯớC TRÊN ĐƯờNG ĐổI MớI ĐI LÊN CNXH (1986 – 2000)
	Ngày soạn: 6-5-08
	Ngày giảng: 8-5-08
I. Mục tiêu bài học.
1/ Kiến thức : Học sinh nắm được các nội dung cơ bản
+ hoàn cảnh lịch sử (sự tất yếu phải đổi mới đất nước) đi lên CNXH và quá trình đổi mới đất nước 15 năm, những thành tựu to lớn, toàn diện và những hạn chế – yếu kém
2/ Tư tưởng : Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn liền với CNXH, ý thức sáng tạo – đổi mới trong lao động, học tập. Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới của đất nước
3/ Kỹ năng : Phân tích, so sánh, đánh giá quá trình 15 năm thực hiện đổi mới, liên hệ thực tế (vệ những thành tựu, hạn chế trong công cuộc đổi mới) qua các thông tin cập nhật
II. Tư liệu – đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh tư liệu
- Tài liệu tham khảo sách giáo viên
- Văn kiện đại hội Đảng VI, VII và VIII, IX
- Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay (Trần Bá Đệ)
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ
2/ Dẫn nhập vào bài mới
Hoạt động dạy học
Nội dung bài học
- Việt Nam thực hiện đổi mới trong hoàn cảnh nào ? vì sao đổi mới là tất yếu
- Đường lối đổi mới của Đảng được thể hiện qua các văn kiện nào ? Em hiểu về đổi mới thế nào cho đúng
- Nội dung đổi mới về kinh tế – chính trị
- Nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm (1986 – 2000), biện pháp thực hiện
- Kết quả việc thực hiện “3 chương trình kinh tế”
- Từ 1989 : tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có giá trị : dầu thô, gạo và một số hàng mới
- Đại hội VII tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đổi mới (đề ra từ đại hội VI), đại hội đề ra một số chiến lược lâu dài
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” và chiến lược “ổn định phát triển kinh tế năm 2000”
I. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng
1/ hoàn cảnh lịch sử mới
a/ Hoàn cảnh trong nước
- Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế – xã hội do “Sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương chính sách lớn”, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện
b/ Thế giới : có sự thay đổi về tình và quan hệ các nước do
- Tác động của cách mạng khoa học – kỹ thuật, khủng hoảng ở Liên Xô và các nước XHCN
ÚTất yếu phải đổi mới để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng XHCN
2/ Đường lối đổi mới của Đảng
- Đường lối đổi mới được đề ra từ đại hội Đảng VI (12/ 1986) ÚĐược bổ sung và điều chỉnh phát triển trong các đại hội VII (6/ 1991) và VIII (6/ 1996), IX (4/ 2001)
- Đổi mới : không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về CNXH với những hình thức, biện pháp thích hợp
- Đổi mới toàn diện và đồng bộ trong đó trọng tâm là đổi mới về kinh tế
a/ Đổi mới về kinh tế : Xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp, hình thành cơ chế thị trường, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN
b/ Đổi mới về chính trị : Xây dựng nhà nước XHCN của dân – do dân – vì dân xây dựng nền dân chủ XHCN, chính sách đối ngoại hòa bình bợp tác
II. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)
- Đường lối đổi mới được thực hiện từ 1986 Ú2000 đã qua 3 kế hoạch nhà nước 5 năm 
1/ Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1991)
a/ Nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch
- Được đề ra trong đại hội Đảng VI 12 – 1986, tiếp tục đường lối trong cách mạng XHCN
- Mục tiêu : 3 chương trình kinh tế
+ Lương thực thực phẩm
+ hàng tiêu dùng
+ Hàng xuất khẩu
b/ Kết quả của việc thực hiện
- Lương thực thực phẩm : đáp ứng được nhu cầu trong nước Úcó dự trữ và xuất khẩu, sản xuất lương thực 1988 đạt 19.5 triệu tấn, 1989 đạt 21.4 triệu tấn
- Hàng tiêu dùng: Dồi dào đa dạng, có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Phần bao cấp của nhà nước giảm
- Hàng xuất khẩu (kinh tế đối ngoại phát triển về quy mô và hình thức). Từ 1986 – 1990,hàng xuất khẩu tăng 3 lần. Nhập khẩu giản đáng kể
- Kiềm chế được đà lạm phát. Giảm chỉ số tăng giá từ 20% (1986) Ú4,4%(1990), bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Chính trị : Bộ máy nhà nước các cấp được sắp xếp lại và có một số đổi mới theo hướng dân chủ hơn, quyền lực của các cơ quan dân cử được tăng cường
2/ Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 – 1995)
a/ Nhiệm vụ – mục tiêu kế hoạch được đề ra trong đại hội Đảng VII (24/ 5 – 17/ 6/ 1991)
+ ổn định và đẩy lùi lạm phát, ổn định phát triển và nâng cao hiệu quả của sản xuất xã hội. ổn định từng bước và cải thiện đời sống nhân dân. Bắt đầu có tích lũy nội bộ từ nề kinh tế
+ Đẩy mạnh 3 chương trình kinh tế với nội dung cao hơn, xây dựng cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa
b/ Tiến bộ và hạn chế
- Thành tựu (tiến bộ)
+ nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng bình quân 8,2%/ năm, công nghiệp 13,3%, nông nghiệp 4,5%
+ Nạn lạm phát được kiểm soát, đẩy lùi tỉ lệ thiếu hụt ngân sách.
+ Xuất khẩu đạt 17 tỉ USD. Quan hệ mậu dịch mở rộng ra hơn 100 nước. Vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 50%/ năm.
3/ Kế hoạch 5 năm 1996 -2000.
a- Mục tiêu :Được đề ra trong đại hội VIII(6/1996)
+Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
+Đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ.
+ Tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
b- Những thành tựu và hạn chế,
+ Tiến bộ: 
-Tổng sản phẩm quốc nội tăng bình quân 7%.
- Công nghiệp tăng 13,5%
- Nông ngiệp tăng 5,7%
-Lương thực bình quân đầu người tăng từ 360kg -> 444kg (năm 2000).
- Xuất nhập khẩu , đầu tư nước ngoài không ngừng tăng.
- Giáo dục
Sở giáo dục & đào tạo Lâm Đồng.
Trường thpt Bùi Thị Xuân.
	Đề thi học kỳ II – năm học 2006 -2007.
	Môn : lịch sử – Khối 12 Ban Khtn.
	 ( Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Lịch sử Việt Nam (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm) : Hãy trình bày diễn biến và ý nghĩa của phong trào Đồng khởi
Câu 2 (2 điểm) : Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong các nguyên nhân đó nguyên nhân nào là nguyên nhân quyết định ?
Câu 3 (2 điểm) : hãy cho biết âm mưu và thủ đoạn của mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc
Lịch sử thế giới : (3 điểm)
	Nêu những thành tựu phát triển kinh tế Nhật từ sau 1952 – 1973 của thế kỉ XX. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Nhật phát triển như vậy ? Đối với thanh niên Việt Nam, em rút ra bài học gì trong những nhân tố tạo sự phát triển kinh tế Nhật ? 
s

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lich su.doc