Tài liệu phần lịch sử Việt Nam

Tài liệu phần lịch sử Việt Nam

BÀI 12:PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 -1925

I- NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ,CHÍNH TRỊ,VĂN HÓA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

1) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp

 - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ,thực dân pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương,chủ yếu ở Việt Nam .Pháp tăng cường đầu tư vốn với tốc đô nhanh, qui mô lớn.

 - Nông nghiệp là nghành có vốn đầu tư nhiều nhất ,chủ yếu vào đồn điền

 - Trong công nghiệp ,Pháp chú trọng đầu tư mỏ than và đầu tư thêm vào khai thác kẽm,thiếc sắt và một số nghành công nghiệp chế biến

 - Thương nghiệp ,ngoại thương có bước phát triển mới, giao lưu nợi địa được đẩy mạnh

 - Giao thông vận tải được đẩy mạnh,dân cư đông hơn , đô thị được mở rộng

 - Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương

 - Ngoài ra Pháp còn thực hiện chính sách tăng thuế

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1478Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu phần lịch sử Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12:PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 -1925
I- NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ,CHÍNH TRỊ,VĂN HÓA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
1) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
 - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ,thực dân pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương,chủ yếu ở Việt Nam .Pháp tăng cường đầu tư vốn với tốc đô nhanh, qui mô lớn.
 - Nông nghiệp là nghành có vốn đầu tư nhiều nhất ,chủ yếu vào đồn điền
 - Trong công nghiệp ,Pháp chú trọng đầu tư mỏ than và đầu tư thêm vào khai thác kẽm,thiếc sắt và một số nghành công nghiệp chế biến
 - Thương nghiệp ,ngoại thương có bước phát triển mới, giao lưu nợi địa được đẩy mạnh
 - Giao thông vận tải được đẩy mạnh,dân cư đông hơn , đô thị được mở rộng
 - Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương
 - Ngoài ra Pháp còn thực hiện chính sách tăng thuế
2)Chính sách chính trị , kinh tế văn hóa,giáo dục của thực dân Pháp
 - Chính trị : thực dân Pháp tăng cường chính sách cai trị ,thi hành chính sách cải cách chính trị -hành chính, đưa thêm người Việt vào công sở , lập thêm viện dân biểu Trung kì, Bắc kì
 - Về văn hóa giáo dục :hệ thống giáo dục được mở rộng hơn ,tiều học trung học , đại học.Sách báo xuất bản,văn hóa phương tây xâm nhập vào việt nam
3) Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
 - Về kinh tế : nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới.Tuy nhiên kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối,nghèo, lạc hậu, lệ thuộc kinh tế pháp
 - Về xã hội ; các giai cấp xã hội ở Việt Nam có những chuyển biến mới :
	+ Giai cấp địa chủ Việt Nam tiếp tục bị phân hóa : một bộ phận tiểu trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ.
	+ Giai cấp nông dân: bị đế quốc và phong kiến tước đoạt hết ruộng đất,bần cùng hóa,mâu thuẫn gay gắt với đế quốc và tai sai
	+ Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống thực dân pháp, tay sai.
	+Giai cấp tư sản số lượng ít, phân hóa thành tư sản mại bảnvà tư sản dân tộc. Tư sản dân tộc có khuynh hướng 	dân tộc dân chủ
	+Giai cấp công nhân ngày càng phát triển,bị nhiều tầng áp bức bóc lột, gắn bó với nông dân,có tinh thần yêu nước,vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng
®Mâu thuẫn xã hội việt nam sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt nam với Pháp và tay sai
II-PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
	1)Hoạt động của Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài
	*Hoạt động của Phan Bội Châu :
	-Thắng lợi của cách Mạng Tháng Mười Nga năm 1917 ,tác động đến tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu
	-6/1925 ông bị bắt tại Trung Quốc kết án tù và án trí tại Huế, tiếp tục hoạt động yêu nướcvới điều kiện mới
	*Hoạt động của Phan Châu Trinh :
	-1922 ở Pháp ông viết Thất điều thư vạch bảy tội đáng chém của Khải Định,tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ hô hào cải cách
	-1925 ông về nước tiếp tục hoạt động
	* Hoạt động một số người Việt Nam ở nước ngoài :
	-Ở Trung Quốc : nhóm thanh niên yêu nước Lê Hồng Sơn,Hồ Tùng Mậu thành lập Tâm Tâm Xã.Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méclanh (6/1924) gây tiếng vang lớn	
	-Ở Pháp : việt kiều chuyển tài liệu sách báo tiến bộ về nước. Hội lao động trí óc ở Đông Dương ra đời (1925)
2) Hoạt động của tư sản ,tiểu tư sản và công nhân việt Nam
*Hoạt động của tư sản dân tộc và tiểu tư sản
	-Tư sản Việt Nam mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại dùng hàng nội. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng gạo ở Nam Kì. Tư sản và địa chủ Nam Kì thành lập Đảng Lập Hiến (1923)
	-Tiểu tư sản sôi nổi đấu tranh ,thành lập một số tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt, Nhiều tờ báo ra đời An Nam Trẻ, Người Nhà Quê, Chuông Rè
	-Tổ chức đòi thả Phan Bội Châu (1925),truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926)
*Phong trào công nhân :
	-Số cuộc đấu tranh ngày càng nhiều,nhưng còn lẻ tẻ tự phát .công nhân sài gòn chợ lớn thành lập Công hội
	-8/1925 công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công , phản đối pháp đưa lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác
3) Hoạt động của Nguyễn Aí Quốc:
	 -Cuối 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp ,năm 1919 gia nhập Đảng Xã Hội Pháp
	 -6/1919 với tên mới Nguyễn Aí Quốc . Người gởi tới hội nghị Vec-Xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do dân chủ,bình đẳng cho dân tộc Việt Nam 
	-7/1920, người đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LêNin ,từ đó người đi theo con đường của cách Mạng Tháng Mười Nga
	-12/1920 ,tại đại hội đảng Xã Hội Pháp ,người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sảnvà trở thành người cộng sản đầu tiên, là một trong những người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp 
	 -1921 cùng với một số người sáng lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để tuyên truyền ,tập hợp lượng chống đế quốc
	 - Tham gia sáng lập báo người cùng khổ ,viết bài cho báo nhân đạo ,biên soạn cuốn bản án chế độ thực dân Pháp
	 -6/1923 Nguyễn Aí Quốc đi Liên Xô dự hội nghị Quốc Tế Nông Dân (10/1923), Đại hội Quốc Tế Cộng Sản lần V (1924)
	-11/11/1924, Người về Quảng Châu (TQ) trực tiếp tuyên truyền ,giáo dục lí luận ,xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam 
Bài 13:PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930
I- Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng
1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
a/ Sự thành lập:
-Tháng 11- 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm Tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực thành lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).
-Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cơ quan cao nhất của Hội là Tổng bộ.
-Ngày 21-6-1925, báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội, ra số đầu tiên.
b/ Hoạt động:
-Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp, in thành sách Đường Kách mệnh. 
-Báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng, là tài liệu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
-Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chức phong trào “Vô sản hóa” đưa hội viên thâm nhập vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền ... tiến hành tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị.
-Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin đã khiến cho phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1928 trở đi có những chuyển biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929.
2. Tân Việt Cách mạng đảng
-Ngày 14-7-1925, một số tù chính trị ở trung trị ở Trung Kì và một nhóm thanh niên trường Cao đẳng Hà Nội thành lập Hội Phục Việt, tiền thân của Tân Việt sau này.
-Trải qua nhiều lần đổi tên, trước những ảnh hưởng về tư tưởng chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chủ trương hợp nhất không thành, ngày 14-7-1928 Hội đổi tên là Tân Việt cách mạng đảng, thành phần chủ yếu là trí thức tiểu tư sản.
-Tân Việt chủ trương đánh đổ đế quốc, thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái.
-Do tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá sâu rộng nên Tân Việt bị phân hóa một bộ phận gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, só còn lại chuẩn bị thành lập một Đảng riêng theo học thuyết Mác – Lênin.
3. Việt Nam Quốc dân đảng
a/ Sự ra đời:
-Trên cơ sở hạt nhân là Nam đồng thư xã, này 25-12-1927, Ngyễn Thái Học, Phó Đức Chính ... thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.
-Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
b/ Tôn chỉ mục đích:
-Lúc mới thành lập chưa có cương lĩnh rõ ràng.
-Năm 1928 và năm 1929, hai lần hay đổi chủ nghĩa (do nghèo về lí luận, lập trường thiếu kiên định). 
c/ Hoạt động:
- Địa bàn hoạt động bó hẹp, chủ yếu ở một số địa phương Bắc kì.
 - Tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh (2-1929)
- Tổ chức khởi nghĩa: bắt đầu ở Yên Bái (9-2-1930), tiếp theo là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, nhưng nhanh chóng thất bại.
Việt Nam Quốc dân đảng chưa có Cương lĩnh rõ ràng, thành phần ô hợp, không được đông đảo quần chúng tham gia.
Khởi nghĩa bị động, không chuẩn bị kĩ càng, thực dân Pháp còn đủ mạnh để đàn áp.
d/ Ý nghĩa:
Cổ vũ tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân. Nối tiếp tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
II. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
1/ Sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản 1929
- Năm 1929, phong trào công nhân, nông dân và các tầng lớp khác phát triển mạnh, kết thành làn sóng dân tộc ngày càng sâu rộng.
- Tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội).
- Tháng 5-1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, đoàn đại biểu Bắc Kì đề nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận.
- Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kì họp, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng.
-Tháng 8-1929, những hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong Tổng bộ và Kì bộ ở Nam kì thành lập An Nam cộng Sản Đảng.
- Tháng 9-1929, đảng viên tiên tiến của Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản phản ánh xu thế phát triển tất yếu, là kết quả tất yếu của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Viện Nam.
2/ Hội nghị thành lập Đảng
a. Hoàn cảnh:
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, làm ảnh hưởng đến tâm lí quần chúng và sự phát triển chung của phong trao cách mạng nước ta
- Yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản được đặt ra một cách bức thiết.
- Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động từ Thái Lan về Trung Quốc, triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
b. Nội dung hội nghị:
 	-Hội nghị nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
 	-Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.
* Nội dung Cương lĩnh:
- Xác định đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
- Nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập, tự do
-Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
-Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp vô sản, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
- Đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lỗi của cương lĩnh này 
c. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng:
-Là kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp, sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
- Việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Cách Mạng Việt Nam
 	+ Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam
 	+Từ đây cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo
 	+ Cách mạng Việt Na ... quản vùng mới giải phóng, chính quyền cách mạng được tiến hành khẩn trương
- Hàng triệu đồng bào được hồi hương về nông thôn sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.
- Chính quyền cách mạng tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn phản động ra nước ngoài, tuyên bố xoá bỏ quan hệ phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất, quốc hữu hoá ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.
- Chính quyền cách mạng chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, đều trở lại hoạt động.
III. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC (1975 – 1976)
a) Quá trình thực hiện thống nhất
- Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành, với 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu bầu ra 492 đại biểu
- Từ 24/6 – 3/7/1976 Quốc hội Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên 
b) Nội dung kì họp thứ nhất quốc hội khoá VI: 
Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại
- Quyết định tên nướclà CHXHCN Việt Nam (2/7/1976)
- Quyết định Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca 
- Thủ đô là Hà Nội, thành phồ Sài Gòn – Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh
- Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước CHXHCNVN, bầu Ban dự thảo Hiến pháp
c)Ý nghĩa 
- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
- Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước
Bài 25:VIỆT NAM XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC 1976 – 1986
I. ĐẤT NƯỚC BƯỚC ĐẦU ĐI LÊN CNXH (1976 – 1986)
1. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới: đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
2. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 – 1980)
a) Thành tựu:
Nông nghiệp: diện tích giao trồng tăng thêm gần 2 triệu hécta, nông nghiệp được trang bị thêm máy các loại.
- Công nghiệp: nhiều nhà máy gấp rút xây dựng như nhà máy điện, cơ khí, xi măng.vv...
- Giao thông vận tải được khôi phục và xây dựng mới nhiều tuyến đường. Tuyến đường sắt thống nhất từ Hà Nội đi thành phố HCM hoạt động trở lại.
- Cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, giai cấp tư sản mại bản bị xoá bỏ..., đại bộ phận nông dân đi vào làm ăn tập thể.
- Về văn hoá, giáo dục, y tế: xoá bỏ được những biểu hiện văn hoá phản động, xây dựng nền văn hoá mới. Hệ thống giáo dục từ mần non, phổ thông đến đại học đều phát triển. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm.
b) Hạn chế: kinh tế nước ta mất cân đối lớn, sản xuất phát triển chậm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
3. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981 – 1985)
a) Thành tựu: 
- Trong sản xuất công nghiệp và thương nghiệp, đã chặn được đà giảm sút, có bước phát triển: sản lượng tăng lên 17 triệu tấn; sản xuất công nghiệp tăng 9,5%, thu nhập quốc dân tăng 6,4%. 
- Về xây dựng vật chất - kĩ thuật: hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ.
- Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, các công trình thuỷ điện sông Đà, thuỷ điện Trị An được xây dựng. Các hoạt động khoa học kĩ – thuật được triển khai.
b) Khó khăn và hạn chế:
- Những khó khăn của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế - xã hội vẫn chưa thực hiện được.
II. ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 – 1979)
1. Bảo vệ biên giới Tây Nam
- Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tập đoàn Khơme đỏ do Pôn Pốt cầm đầu ở Campuchia đã khiêu khích, xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ nước ta từ Hà Tiên - Tây Ninh. 
- Đầu tháng 5/1975, chúng đánh chiếm đảo Phú Quốc và đảo Thổ Chu.
- Ngày 22/12/1978, 19 sư đoàn tiến đánh Tây Ninh mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam nước ta.
- Quân đội Việt Nam cùng với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.
2. Bảo vệ biên giới phía Bắc
- Sáng 17/2/1979, Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới phía Bắc nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) – Phong Thổ (Lai Châu)
- Quân dân ta chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Đến ngày 18/3/1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta
Bài 26:ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI
ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 – 2000)	
	I. ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG
1. Hoàn cảnh lịch sử mới
a) Hoàn cảnh trong nước
- Qua 2 kế hoạch 5 năm xây dựng CNXH (1976 – 1980) và (1981 – 1985), ta đạt được những thành tựu đáng kể song gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào trình trạng khủng hoảng nhất là về kinh tế - xã hội.
- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. 
b)Thế giới: 
- Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, trở thành xu thế thế giới 
- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
2. Đường lối đổi mới của Đảng
- Đường lối đổi mới được đề ra từ đại hội Đảng VI (12/1986), được điều chỉnh và bổ sung phát triển ở Đại hội VII và các đại hội sau:
* Nội dung
- Đổi mới về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế nhiều ngành, nghề... , phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN; xoá bỏ cơ chế qủn lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Đổi mới về chính trị: Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện quyền dân chủ nhân dân; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 – 2000)
1. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990)
a) Thành tựu
- Lương thực thực phẩm: từ chỗ thiếu ăn, đến 1990 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Năm 1988 đạt 19.5 triệu tấn, 1989 đạt 21.4 triệu tấn.
- Hàng hoá trên thị trường: dồi dào đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.
- Kinh tế đối ngoại được mở rộng hơn trước, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Nhập khẩu giảm đáng kể.
- Kiềm chế được một bước đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20% thì 1990 là 4,4% .
- Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
b)Những khó khăn – yếu kém
- Kinh tế mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao.
- Lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ... chưa được khắc phục
2. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 – 1995)
a) Thành tựu:
- Trong 5 năm, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là 8,2%.
- Trong lĩnh vực tài chính, lạm phát được đẩy lùi xuống mức12,7% (1995).
- Xuất khẩu đạt 17 tỉ USD; quan hệ mậu dịch mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận nhiều thị trường mới.
- Quan hệ đối ngoại mở rộng, phá thế bị bao vây: bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kì và gia nhập tổ chức ASEAN (7/1995).
b) Hạn chế
- Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất – kĩ thuật lạc hậu.
3. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 -2000)
a) Thành tựu:
- Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng hàng năm là 7%; công nghiệp tăng 13,5%; nông nghiệp tăng 5,7%.
- Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Hoạt động xuất nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm không ngừng tăng lên. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt khoảng 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.
- Các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ.
b) Khó khăn và tồn tại:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hoá – xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết
- Tình trạng tham những chưa được khắc phục triệt để.
Bài 27 TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
I. Các thời kì phát triển của lịch sử dân tộc
1. Thời kì (1919 – 1930)
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo cơ sở xã hội và điều kiện chính trị cho phong trào cách mạng mới.
- Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác –Lênnin, làm chuyển biến phong trào yêu nước sang lập trường vô sản.
- Phong trào yêu nước, phong trào công nhân phát triển mạnh dẫn đến 3 tổ chức cộng sản ra đời rồi thống nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam, đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng VN theo con đường cách mạng vô sản.
2. Thời kì (1930 – 1945)
- Tác động của cuộc KHKT thế giới (1929 – 1933) cùng với cuộc khủng bố trắng của Pháp đã làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931, với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Trong bối cảnh lịch sử những năm 1936 – 1939, chủ nghĩa phát xít xuất hiện, de doạ hào bình thế giới, ở nước ta dấy lên phong trào đấu tranh công khai dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị Trung ương 8 (5/1951) hoàn chỉnh chủ trương đề ra tại Hội nghị Trung ương 11/1939; đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Khởi nghĩa giành chính quyền đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 là kết quả của tời cơ hết sức thuận lợi, tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử; giải phóng dân tộc đi lên CNXH.
3. Thời kì (1945 – 1954)
- Trong hơn một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta vừa xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, vừa chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng
- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1954) vừa kháng chiến vừa kiến quốc- là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta, đã giành thắng lợi (chiến thắng ĐBP)
4. Thời kì (1954 – 1975)
- Ở miền Nam ta lần lượt đánh bại 4 chiến lược thống trị và xâm lược thực dân mới của Mĩ , đã “đánh cho Mĩ cút” và “đánh cho nguỵ nhào” Xuân 1975
- Ở miền Bắc, kết hợp chiến đấu với sản xuất, xây dựng CNXH, làm nghĩa vụ hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam và thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.
5. Thời kì (1975 – 2000)
- Trong 10 năm đầu (1976 – 1986), bên cạnh thành tựu và ưu điểm, ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm, đưa đến khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới.
- Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI (1986), công cuộc đổi mới đã và đang giành được thắng lợi, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
II. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta đoàn kết, giàu lòng yêu nước, chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù.
+ Đảng - Hồ chủ tịch lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng suốt, độc lập, tự chủ.
- Bài học kinh nghiệm.
+ Nắm vững ngọn cờ độc lập và chủ nghĩa xã hội.
+ Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân.
+ Không ngừng củng cố khối đoàn kết.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
+ Sự lãnh đạo đứng đắn của Đảng là nhân tố quyết định.

Tài liệu đính kèm:

  • docTài Liệu Ruột Gà Phần Lịch Sử VN.doc