Tiết 30+31 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mụctiêu:
1. Về kiến thức:
Tiết 30: Học sinh nắm được các định nghĩa về góc giữa hai vectơ trong không gian và tích vô hương hai vectơ trong không gian. Nắm được vectơ chỉ phương của đường thẳng
Tiết 31: Định nghĩa về góc giữa hai đường thẳng trong không gian, hai đường thẳng vuông góc , điều kiện hai đường thẳng vuông góc. Vận dụng các tính chất của hai đường thẳng vuông góc
2.Về kỹ năng:
Học sinh vận dụng linh hoạt các phép tính về vectơ. Xác định góc giữa hai véc tơ, chứng minh hai đường thẳng vuông góc trong không gian.
3. Về thái độ: Thấy được sự phát triển toán học, thấy được tính chặt chẽ của toán học khi phát triển mở rộng các kiến thức trong hình học không gian.
Ngày soạn: Tiết 30+31 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. Mụctiêu: 1. Về kiến thức: Tiết 30: Học sinh nắm được các định nghĩa về góc giữa hai vectơ trong không gian và tích vô hương hai vectơ trong không gian. Nắm được vectơ chỉ phương của đường thẳng Tiết 31: Định nghĩa về góc giữa hai đường thẳng trong không gian, hai đường thẳng vuông góc , điềøu kiện hai đường thẳng vuông góc. Vận dụng các tính chất của hai đường thẳng vuông góc 2.Về kỹ năng: Học sinh vận dụng linh hoạt các phép tính về vectơ. Xác định góc giữa hai véc tơ, chứng minh hai đường thẳng vuông góc trong không gian. 3. Về thái độ: Thấy được sự phát triển toán học, thấy được tính chặt chẽ của toán học khi phát triển mở rộng các kiến thức trong hình học không gian. II. Chuẩn bị: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị một số hình vẽ 3.11 đến3.16(SGK)và phiếu học tập 2.Chuẩn bị của học sinh: Làm bài tập đã ra về nhà và học bài cũ. III. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thông qua các hoạt động tư duy, đan xen hoạt động nhóm. IV. Hoạt động dạy học: Tiết 30 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số . 2. Kiểm tra bài cũ: Định nghĩa ba vectơ không đồng phẳng, điều kiện để ba vectơ đồng phẳng 3. Bài mới: I-Tích vô hướng của hai vectơ trong không gian Hoạt động 1: Góc giữa hai vectơ trong không gian Giáo viên đặt vấn đề :Môn hình học mở rộng thêm các khái niệm về vectơ tương tự như trong hình học phẳng để hiểu rõ và vận dụng tốt trong học tập và tự học .Xét vectơ trong không gian . TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -GV đặt vấn đề về khái niệm góc giữa hai vectơ Yêu cầu học sinh nghiên cứu định nghĩa và hình vẽ xác định góc giữa hai vectơ Yêu cầu học sinh giải vào giấy nháp,gọi một hs trả lời,cả lớp nghe, bổ sung. Giáo viên kết luận HS :Nêu định nghĩa HS:vẽ hình 3.11 I.Tích vô hướng của hai vectơ trong không gian: 1/ Góc giữa hai vectơ trong không gian: Định nghĩa:(Sgk-tr93) Hoạt động 2: Tích vô hướng của hai vectơ trong không gian. GV:nêu định nghĩa tich vô hướng của hai vectơ . Nêu một trong hai vectơ bằng vectơ không, thì tích đó như thế nào? Nêu hai vectơ trên vuông góc thì tích đó như thế nào? Yêu cầu học sinh nghiên cứu vd1 GV:cách tính góc trong không gian -HS:ghi tóm tắt định nghĩa HS:ghi giả thiết và kết luận,vẽ hình3.12 GT:+) OABC có OA,OB,OC đôi một vuông góc. +) OA= OB= OC =1 KL:Gócvà=? -Học sinh nêu cách tính 2/ Tích vô hướng của hai vectơ trong không gian: Định nghĩa(sgk-tr93) Trường hợp =hoặc =ta qui ước .= 0 Hoạt động 3: Véc tơ chỉ phương của đường thẳng. -GV:Định nghĩa như trong sách gioá khoa Nhận xét: Gvnêu nhận xét và gợi ý cho HS về nhà chứng minh hoặc cho hs tự nêu nhận xét sau khi đã học định nghĩa -HS:ghi và vẽ hình 3.13vàghi tóm tắt II. Vectơ chỉ phương của đường thẳng: 1. Định nghĩa:(sgk-tr94) 2.Nhận xét: (sgk-tr94,95) 4/ Củng cố:Nhắc laị định nghĩa góc giữa hai véc tơ trong không gian. Tích vô hướng của hai véc tơ trong không gian, định nghĩa véc tơ chỉ phương của đường thẳng. 5/ Bài tập về nhà: Bài 1,2 Trang 97. V/ Rút kinh nghiệm: Tiết 31 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa góc giữa hai véc tơ trong không gian. Tích vô hướng của hai véc tơ trong không gian, định nghĩa véc tơ chỉ phương của đường thẳng. 3. Bài mới:.G/V vào bài mới(tt). Hoạt đông 4: Góc giữa hai đường thẳng. Gv đặt vấn đề: Cho a,b là hai đường thẳng bất kì.Từ một điểm O tuỳ ý,vẽ a’//a,b’// b .Khi O thay đổi góc giữa (a’,b’).Từ đó dẫn dắt học sinh đi đến định nghĩa. +Nêu định nghĩa SGK. + Để xác định góc giữa hai đường thẳng a và b ta có thể lấy điểm O thuộc a hoặc thuộc b rồi vẽ 1 đường thẳng qua O và song song với đường còn lại nhận xét a) + Cho học sinh nhận xét b? Từ định nghĩa và nhận xét GV cho học sinh làm ví dụ 3 vào giấy nháp và gọi một em lên trình bày phương án trả lời của mình.Cả lớp cùng nghe, nhận xét bổ sung. Yêu cầu h/sinh n/c ví dụ 2: +tóm tắt +Vẽ hình +Cách giải +Kết quả. Học sinh theo hướng dẫn của GV để vẽ hình 3.14 Nhận xét: (a,b) = (a,b’) với b// b’ Giả sử là các vectơ chỉ phương của các đường thẳng a,b ()= Ví dụ 2: + Tóm tắt +Vẽ hình 3.15 Kết quả. III/ Góc giữa hai đường thẳng: 1.Định nghĩa:( sgk-tr95) 2.Nhận xét:(sgk-95) Hoạt động 2: Hai đường thẳng vuông góc. GV nêu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc ( như SGK) Nêu kí hiệu Nêu nhận xét: (SGK). Yêu cầu h/s nghiên cứu ví dụ 3. Yêu cầu h/s làm bài tập 4 GV lưu ý học sinh c/m các đường thẳng BC’,B’C,A’D,AD’ cùng vuông góc AB. Tương tự tìm các đt đi qua 2 đỉnh của hình lập phương và vuông góc với đt AC? +Yêu cầu học sinh tự giải bài 5 vào giấy nháp và GV kiểm tra. Hsinh tiếp thu định nghĩa ,nắm kí hiệu Tiếp thu chú ý và vận dụng vào giải toán + Nghiên cứu ví dụ 3 SGK +Hsinh làm bài tập ví dụ 4: Cho ABCD.A’B’C’D’ là hình lập phương (hình 3.16) Nêu các đường thẳng qua A và vuông góc A,B Nêu các đt đi qua 2 đỉnh của hình lập phương và vuông góc với đt AC HS: Nêu kết quả + H/s nêu các hình ảnh trong phòng học. IV.Hai đường thẳng vuông góc: 1.Định nghĩa(Sgk-tr96) 2.Nhận xét:(Sgk-tr96) 4. Củng cố: Giáo viên tổng kết lại các kiến thức cần nhớ:Tích vô hướng của hai vectơ, góc giữa hai đường thẳng, hai đường thẳng vuông góc. 5. Bài tập về nhà: Bài 4,5,7,8 (trang 98) V. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: