Chương 2: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG
Tiết 12+13 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Tiết12: Nắm được các khái niệm cơ bản: Điểm, đường thẳng, mặt phẳng, nắm được tính liên thuộc
giữa điểm, đường thẳng và mặt phẳng.
Nắm được các tính chất thừa nhận và bước đầu dùng các tính chất đó để chứng minh một số tính chất của hình học không gian.
Tiết13: Nắm được cách xây dựng mặt phẳng. Phân biệt vận dụng các cách xác định mặt phẳng vào việc giải toán linh hoạt. Nắm vững định nghĩa hình chóp, các loại hình chóp. Nắm vững khái niệm tứ diện đều. Nắm vững phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng, mặt phẳng với mặt phẳng. Từ đó suy ra cách tìm thiết diện của mặt phẳng với khối hình chóp, khối hình hộp.
2. Về kĩ năng
Tiết12: Biểu diễn đúng mặt phẳng, đường thẳng và các hình trong không gian.
Tiết 13:Vẽ hình biểu diễn hình không gian tương đối chính xác, ghi đúng ký hiệu. Vận dụng tính chất
thừa nhận và cách xác định mặt phẳng để tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng, giao tuyến của hai mặt phẳng.
KHÔNG GIAN. Quan hệ song song. Ngày soạn: Chương 2: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG Tiết 12+13 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG. I. Mục tiêu 1. Về kiến thức Tiết12: Nắm được các khái niệm cơ bản: Điểm, đường thẳng, mặt phẳng, nắm được tính liên thuộc giữa điểm, đường thẳng và mặt phẳng. Nắm được các tính chất thừa nhận và bước đầu dùng các tính chất đó để chứng minh một số tính chất của hình học không gian. Tiết13: Nắm được cách xây dựng mặt phẳng. Phân biệt vận dụng các cách xác định mặt phẳng vào việc giải toán linh hoạt. Nắm vững định nghĩa hình chóp, các loại hình chóp. Nắm vững khái niệm tứ diện đều. Nắm vững phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng với mặt phẳng, mặt phẳng với mặt phẳng. Từ đó suy ra cách tìm thiết diện của mặt phẳng với khối hình chóp, khối hình hộp. 2. Về kĩ năng Tiết12: Biểu diễn đúng mặt phẳng, đường thẳng và các hình trong không gian. Tiết 13:Vẽ hình biểu diễn hình không gian tương đối chính xác, ghi đúng ký hiệu. Vận dụng tính chất thừa nhận và cách xác định mặt phẳng để tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng, giao tuyến của hai mặt phẳng. 3. Về thái độvà tư duy : Cần thận, chính xác, tư duy lô gic, có trí tưởng tượng trong khi học toán và hình học không gian, từ đó vận dụng vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học: Mô hình hình hộp lâp phương, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lai các kiến thức về hình học không gian đã học ở lớp 9, dụng cụ học tập. Học bài cũ. III. Phương pháp dạy học: Bằng trực quan, thuyết trình, vấn đáp gợi mở. IV. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ, giới thiệu chương. 3. Bài mới: I/ Khái niệm mở đầu: Hoạt động 1: Khái niệm mặt phẳng. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung + Nêu một số hình ảnh của mặt phẳng.(Lưu ý mặt phẳng không có bề dày, không có giới hạn). + Cho h/s lấy ví dụ về mp. + Ta đã biếât mp thường biểu diễn bằng hình gì? + Nêu ký hiệu của mặt phẳng. + H/s nghe và hiểu kiến thức. + Hình bình hành hay một miền góc. 1/ Mặt phẳng. Hình ảnh: Mặt bảng, mặt bànlà một phần của mặt phẳng. Hình biểu diễn, a Q Hoạt động 2: Điểm thuộc mặt phẳng- Hình biểu diễn của một hình trong không gian. + Nêu một số mô hình thực tế về điểm thuộc đường thẳng và điểm thuộc mặt phẳng. + Nêu các ký hiệu liên thuộc. + Cho h/s xem H 2.4 và trả lời câu hỏi: Điểm nào thuộc mặt phẳng (P), điểm nào không thuộc (P). + Ta đã biết hình biểu diễn của hình chữ nhật, hình lập phương , nêu các cách biểu diễn đó. + Nêu biểu diễn hình tứ diện (Hình chóp tam giác). + Chú ý cho h/s : Cách biểu diễn giữ nguyên tính liên thuộc điểm giữa và các tính chất khác của hình học phẳng. + Đưa ra các quy tắc để vẽ hình biểu diễn của 1 hình không gian. H/s lĩnh hội kiến thức. AP ; BP. + Đường nhìn thấy được biểu diễn bằng đường liền nét, đường không nhìn thấy được biểu diễn bằng đường nét đứt. P d B A · · AP ; BP. 2/ Điểm thuộc mặt phẳng. 3/ Hình biểu diễn của 1 hình không gian. Các quy tắc để vẽ hình biểu diễn của 1 hình không gian. (SGK). Hoạt động 3: Các tính chất thừa nhận. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Nêu kinh nghiệm thực tế: Vững như kiềng 3 chân. Các kết cấu nhà cửa có các thanh song song + Nêu tính chất 1(Vẽ hình) H:Hãy nêu thực tế áp dụng tính chất1. + Nêu tính chất 2 (Vẽ hình) H: Một mặt phẳng được xác định hoàn toàn khi nào? +Nêu ý nghĩa của tính chất2 +Yêu cầu học sinh đọc t/c 3 H: Nêu tóm tắt bằng ký hiệu. + Yêu cầu h/s trả lời câu hỏi HĐ2/SGK. H: qua 2 điểm có bao nhiêu mp đi qua- Lấy ví dụ cụ thể? + Yêu cầu h/s giải HĐ3/SGK. + Nêu tính chất 4. + Nêu tính chất 5 Đường thẳng chung d của 2 mp phân biệt gọi là giaotuyến của hai mặt phẳng và ký hiệu + Yêu cầu h/s trả lời HĐ4 +H: Tìm giao tuyến của 2 nặt phẳng (SAC) và (SBD). H:Nêu phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng? H: Nêu phương pháp chứng minh 3 điểm thẳng hàng? + Yêu cầu h/s trả lời HĐ5. +Nêu tính chất 6. +H/s đọc tính chất 1. +H/s đọc tính chất 2. + H/s đọc tính chất 3. +Tóm tắt bằng ký hiệu. H/s trả lời. Có vô số mặt phẳng . Ví dụ lề của cuốn sách. H/s tiếp thu tính chất 4. H/s tiếp thu tính chất 5. Tìm hai điểm chung phân biệt của hai mặt phẳng. C/M 3 điểm cùng thuộc 2 mặt phẳng phân biệt. 1/ Tính chất 1 (SGK) 2/ Tính chất 2 (SGK 3/ Tính chất 3(SGK) A· ·B C· 4/Tính chất 4:(SGK). 5/Tính chất 5:(SGK). +Phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng: Tìm hai điểm chung phân biệt của hai mặt phẳng. + Phương pháp chứng minh 3 điểm thẳng hàng:C/M 3 điểmđó cùng thuộc 2 mặt phẳng phân biệt. Củng cố: Nêu các tính chất thừa nhận. Nêu phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng. Nêu phương pháp chứng minh 3 điểm thẳng hàng. Bài tập về nhà: Bài 1/Trang 53. Tiết 13: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các tính chất thừa nhận đã học, nêu cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng. 3. Bài mới: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng (tt). Hoạt động 1 : Ba cách xác định mặt phẳng: +Nêu cách xác định1(SGK) và ký hiệu của nó. Xác định mặt phẳng theo cách 1 dựa vào tính chất nào trong 6 t/c đã học? +Nêu cách xác định2(SGK) và ký hiệu của nó. Xác định mặt phẳng theo cách 2 dựa vào tính chất nào trong 6 t/c đã học? +Nêu cách xác định3(SGK) và ký hiệu của nó. Chú ý cho học sinh tính duy nhất của mỗi cách xác định. +Dựa vào tính chất 1 và 2. + Học sinh vẽ hình. +Dựa vào tính chất 1 và tính chất 2. II/ Các cách xác định mặt phẳng. 1/ Ba cách xác định mặt phẳng. Cách 1: Mặt phẳng hoàn toàn được xác định khi biết nó đi qua 3 điểm không thẳng hàng. Cách 2: Mặt phẳng hoàn toàn được xác định khi biết nó đi qua1 điểm và chứa một đường thẳng không đi qua điểm đó. Cách 3: Mặt phẳng hoàn toàn được xác định khi biết nóchứa Hai đường thẳng cắt nhau. Hoạt động2 : Hình chóp, tứ diện. TL Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung +Đặt vấn đề dẫn đến khái niệm hình chóp. + G/V nêu khái niệm hình chóp theo SGK. + Nêu tên gọi trong hình chóp. + Nêu tên gọi hình chóp đáy hình chóp. + Nêu cách dựng hình chóp. +Khái niệm hình tứ diện: Đỉnh tứ diên, cạnh, hai cạnh đối diện, mặt tứ diện, đỉnh đối diện với mặt tứ diện- Hình tứ diện đều. + Hãy trả lời HĐ6/ SGK trang 52. + Nghe, hiểu khái niệm hình chóp. + H/s chỉ được đỉnh, cạnh bên, cạnh đáy, mặt bên, mặt đáy. +Lấy được ví dụ. + Học sinh nêu cách dựng hình chóp. + H/s nghe, tiếp thu khái niệm. + H/s trả lời. 1/ Hình chóp- Hình tứ diện. a/ Hình chóp: Trong mặt phẳng (a) cho đa giác lồi A1, A2, , An. Lấy S là một điểm nằm ngoài (a), nối S với các đỉnh A1, A2, , An ta được n tam giác . Hình gồm đa giác A1A2An và n tam giác được gọi là hình chóp, kí hiệu là (hình 95). Ta gọi S là đỉnh và đa giác A1A2An là mặt đáy của hình chóp. Các tam giác được gọi là các mặt bên, các đoạn SA1, SA2,,SAn là các cạnh bên của hình chóp, các cạnh của mặt đáy được gọi là các cạnh đáy của hình chóp. Ta gọi tên của hình chóp theo tên đa giác đáy của nó, Chẳng hạn hình chóp có đáy là tam giác, tứ giác, ngũ giác, lần lượt có tên là hình chóp tam giác, hình chóp tứ giác, hình chóp ngũ giác, b/ Hình tứ diện:( SGK) 4. Củng cố: Nêu cách c/m 3 điểm thẳng hàng, tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng. 5. Bài tập về nhà:Bài 4;5;6;7(trang 53+54) V. Rút kinh nghiệm : ..
Tài liệu đính kèm: