Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật (Tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức:

 Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

2. Về kĩ năng:

 Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

3. Về thái độ:

 Có thái độ tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

 Phương pháp hỏi đáp, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống,

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY.

 Sách giáo khoa và sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 12.

 Máy tính, máy chiếu.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1. Ổn định lớp. (1’)

2. Kiểm tra bài cũ. (3’)

 Hãy nêu các hình thức thực hiện pháp luật. Cho ví dụ.

3. Học bài mới. (35’)

 Dẫn dắt vào bài. (2’)

Trong quá trình thực hiện pháp luật, chúng ta không tránh khỏi các hành vi, việc làm sai, trái với quy định của pháp luật thì đó gọi là hành vi vi phạm pháp luật. Khi các hành vi sai trái được phát hiện, thì cá nhân thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình, gọi là chịu trách nhiệm pháp lí. Vậy vi phạm pháp luật là gì? Trách nhiệm pháp lí là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

 

doc 4 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1083Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Sài Gòn.
DGD 117A1
GIÁO ÁN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
(Tiết 2)
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2. Về kĩ năng:
Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 
3. Về thái độ:
Có thái độ tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Phương pháp hỏi đáp, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống,
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY.
Sách giáo khoa và sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 12.
Máy tính, máy chiếu.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Ổn định lớp. (1’)
Kiểm tra bài cũ. (3’)
Hãy nêu các hình thức thực hiện pháp luật. Cho ví dụ.
Học bài mới. (35’)
Dẫn dắt vào bài. (2’)
Trong quá trình thực hiện pháp luật, chúng ta không tránh khỏi các hành vi, việc làm sai, trái với quy định của pháp luật thì đó gọi là hành vi vi phạm pháp luật. Khi các hành vi sai trái được phát hiện, thì cá nhân thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình, gọi là chịu trách nhiệm pháp lí. Vậy vi phạm pháp luật là gì? Trách nhiệm pháp lí là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Phương pháp hỏi đáp, nêu vấn đề, trực quan (23’)
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a) Vi phạm pháp luật
 GV: Khi nhìn vào hành vi của một người, dựa vào đâu mà em biết hành vi của họ là vi phạm pháp luật?
 HS trả lời.
 GV nhận xét, kết luận. Đưa ra các dấu hiệu.
 Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật: hành động hoặc không hành động.
 + Hành động: làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
 + Không hành động: không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật. 
 GV: Nhìn các hình ảnh sau đây, các em hãy cho biết đâu là hành vi trái pháp luật hành động hoặc không hành động?
 HS xem và trả lời. 
 GV nhận xét. 
 Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
 Năng lực trách nhiệm pháp lí của một người tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tâm lí. Người có trách nhiệm pháp lí phải là:
 + Người đã đạt độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật: từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí hành chính và hình sự.
 + Có nhận thức và điều khiển hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình: người không bị bệnh về tâm lí hoặc bị hạn chế khả năng nhận thức về hành vi (tâm thần, mất trí,).
 GV phân tích và cho ví dụ. 
 Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
 Lỗi thể hiện dưới hai hình thức:
 Lỗi cố ý:
 + Trực tiếp: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người khác, nhưng vẫn mong muốn điều đó xảy ra.
 + Gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người khác, tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc điều đó xảy ra.
.
 Lỗi vô ý: 
 + Do quá tự tin: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người khác, nhưng hy vọng tin tưởng điều đó không xảy ra.
 + Do cẩu thả: chủ thể vi phạm do kinh suất, cẩu thả mà không nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho người khác, mặc dù có thể nhận thấy và cần phải nhận thấy trước.
 GV: Hãy cho ví dụ về các hành vi vi phạm pháp luật do cố ý hoặc do vô ý. 
 HS trả lời.
 GV nhận xét, kết luận. 
 GV: Từ các dấu hiệu trên, em hãy cho biết vi phạm pháp luật là gì?
 HS trả lời.
 GV kết luận.
Hoạt động 2: Phương pháp thảo luận nhóm (10’)
b) Trách nhiệm pháp lí
 Thảo luận nhóm (3’): Chia lớp làm 4 nhóm. 
 Nhóm 1: Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật? Hậu quả?
 Nhóm 2: Trách nhiệm pháp lí là gì? Cho ví dụ.
 Nhóm 3: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích gì?
 Nhóm 4: Theo em, có ai muốn bản thân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không? Chúng ta phải làm gì để hạn chế việc đó ?
 HS trình bày, bổ sung.
 GV nhận xét, kết luận. Qua đó, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho HS. 
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a) Vi phạm pháp luật
*Các dấu hiệu cơ bản:
- Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật. Hành vi đó có thể là:
 + Hành động
 + Không hành động
 Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ XH được pháp luật bảo vệ.
- Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. 
 + Người đã đạt độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật.
 + Người có thể nhận thức và điều khiển được hành vi, tự quyết định cách xử sự của mình.
- Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi. 
 Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. 
*Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
b) Trách nhiệm pháp lí
*Định nghĩa: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. 
*Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:
- Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
- Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
Củng cố và luyện tập. (5’)
Củng cố bài học thông qua trò chơi Vòng quay “may mắn”. 
Dặn dò: (1’)
Học bài.
Làm bài tập 3 trang 26 SGK.
Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
 š HẾT ›

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_2_thuc_hien_phap_luat_t.doc