Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Bài 7:( t1) : CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

I. Mục dích- yêu cầu:

 - Giúp Hs hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân.

 - Hiểu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền dân chủ của công dân.

 - Qua đó tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân, tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người. Đồng thời phe phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.

II. Chuẩn bị:

 Giáo án, SGK, SGV và tài liệu liên quan.

III. Phương pháp:

 Giảng giải, thuyết trình, vấn đáp.

IV. Các bước lên lớp:

 1. Kiểm tra bài cũ: 5’

 Em hãy cho biết trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân?

 

doc 7 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 12575Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	TPPCT: 22
Ngày dạy:	Tuần : 22
Bài 7:( t1) : CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
I. Mục dích- yêu cầu: 	
 - Giúp Hs hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân.
 - Hiểu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền dân chủ của công dân.
 - Qua đó tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân, tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người. Đồng thời phe phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.
II. Chuẩn bị: 
 Giáo án, SGK, SGV và tài liệu liên quan.
III. Phương pháp: 
 Giảng giải, thuyết trình, vấn đáp.
IV. Các bước lên lớp:
	1. Kiểm tra bài cũ: 5’
	Em hãy cho biết trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tự do cơ bản của công dân?
	2 Giảng bài mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV: yêu cầu HS nhắc lại 2 hình thức dân chủ đã học ở chương trình GDCD 11.
- Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 1.
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận : + Em đã tham gia các cuộc bầu cử nào?
 + Quyền bầu cử và ứng cử được PL quy định liên quan đến vấn đề gì?
- GV: kết luận:
- GV: Quyền bầu cử và ứng cử được thực hiện một cách khái quát tại điều 6 Hiến Pháp 1992( sgk tr.69 ).
- GV: chuyển ý :
 Tổ chức cho lớp chia thành 4 nhóm:
 + Nhóm 1: Hiến Pháp quy định độ tuổi của người bầu cử và ứng cử là như thế nào?
 + Nhóm 2: Nguyên tắc bầu cử được quy định như thế nào?
 + Nhóm 3: Phân tích mối quan hệ giữa Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng ND với Nhân dân.
 + Nhóm 4:Nêu một số mặt hạn chế khi bầu cử, ứng cử.
 - GV: Nhận xét các nhóm và kết luận nội dung
- GV: chuyển ý:
 + em hãy nêu ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân?
* DC trực tiếp: ND thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước.
 VD: bỏ phiếu bầu Đại biểu Quốc hội, bầu trưởng thôn, góp ý kiến sữa đổi bổ sung các luật.
* DC gián tiếp: ND bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, nhà nước.
 VD: Đại biểu Quốc hội thay mặt ND tham gia xây dựng PL .
* tham gia bầu cử ở lớp, trường: bầu ban cán sự lớp, Đoàn, Hội.
* + Quyền bầu cử và ứng cử là do Hiến Pháp và PL quy định.
 + Nhà nước lập ra các cơ quan đại diện cho ND để thực thi quyền bầu cử và ứng cử.
* - Người đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
 - Người đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử.
* Ngoài ra luật quy định hạn chế quyền bầu cử và ứng cử của công dân trong một số trường hợp: người bị hạn chế quyền công dân trong thời gian nhất định.
* - Bầu cử phổ thông bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
 - Quyền ứng cử: tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử.
* + Đại biểu ND liên hệ chặt chẽ với cử tri.
 + Đại biểu ND chịu trách nhiệm trước ND và chịu sự giám sát của cử tri ( trả lời theo yêu cầu của cử tri, báo cáo hoạt động của mình cho cử tri ).
* + Cử tri và ứng cử viên chưa thực sự coi trọng thủ tục, trình tự bầu cử.
 + Hiểu biết của cử tri về người mình sẽ bầu còn mang tính hình thức.
* HS trao đổi và trình bày ý nghĩa.
1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
 a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử: 10’
 Là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị. Thông qua đó ND thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước
b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của ND: 20’
- Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của Nhân dân : mọi công dân VN dủ 18 tuổi trở lên điều có quyền bầu cử và 21 tuổi trở lên điều có quyền ứng cử.
 - Cách thức thực hiện quyền bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
 - Cách thức ND thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước-cơ quan đại biểu của ND.
c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân; 5’
 - Là cơ sở pháp lý- chính trị quan trọng để hình thành cơ quan quản lí nhà nước.
 - ND thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
 - Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta.
 - sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị, quyền con người, quyến công dân trong thực tế.
	Hoạt động 2: củng cố : 4’
	Cho HS trả lời câu hỏi ở bài tập SGK tr. 81 bài tập 2, 3.
	Dặn dò: 1’
	Về tìm hiểu tiết 2.
Ngày soạn:	TPPCT: 23
Ngày dạy:	Tuần : 23
Bài 7:( t2) : CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
I, II, III: như ở tiết 1
IV. Các bước lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ: 5’
 Thế nào là quyền bầu cử và ứng cử ?
	2. Giảng bài mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV: đây là quyền được quy định trong Hiến pháp gắn với việc thực thi dân chủ trực tiếp.
 - Hoạt động 1: Tìm hiểu mục a.
 GV: Cho HS đọc bài đọc thêm “ Quy chế dân chủ ở xã đối với giảm nghèo và phát triển” tr.80.
GV: đặt câu hỏi: quyền dân chủ của công dân được thể hiện như thế nào trong bài đọc thêm?
 + em hãy nêu những kết quả đạt được khi thực hiện quy chế dân chủ?
- GV: kết luận.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu mục b.
 GV chia lớp thành 3 nhóm
 + Nhóm 1: nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước ở phạm vi cả nước là như thế nào?
 + Nhóm 2: nêu nội dung và Vd về quyền làm chủ trực tiếp của ND ở phạm vi cơ sở?
 + Nhóm 3: cho HS thảo luận tình huống: cả lớp đang bàn về việc tổ chức trồng cây xanh kỉ niệm ngày ra trường của lớp.
Bạn A: ngồi nói chuyện riêng.
Bạn B: tranh thủ làm bài tập.
Bạn C: phản đối, cho là việc không cần quan tâm, vì mất thời gian.
 - GV: kết luận ý kiến các nhóm.
 - Hoạt động 3: Tìm hiểu mục c.
GV: đặt câu hỏi: quyền tham gia quản lí nhà nước và XH mang ý nghĩa như thế nào?
- GV: kết luận.
* HS xem SGK và trả lời theo ý kiến cá nhân.
* HS trình bày.
* + Thảo luận góp ý kiến xây dựng các văn bản PL
 + Góp ý kiến, phản ánh những bất công không phù hợp với chính sách , PL để sữa đổi bổ sung.
 + Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý kiến nhân dân.
 * + Dân biết: những việc được thông báo để ND biết và thực hiện. VD: chính sách dân số và KHHGĐ, luật thuế thu nhập cá nhân, từ ngày 15/ 12/2007 mọi người đi xe gắn máy, mô tô phải đội mũ bảo hiểm.
 + Dân bàn: VD: xây dựng trường học.
 + Dân làm: VD: giải quyết mặt bằng, tái định cư
 + Dân kiểm tra:VD: ND giám sát , kiểm tra hoạt động của chính quyền, cán bộở địa phương.
 * Các ý kiến trong tình huống điều không có trách nhiệm với việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước.( HS liên hệ trách nhiệm bản thân ).
* HS thảo luận và trình bày.
2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội: 
 a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội:10’
 Là quyền của công dân tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội.
 b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội: 15’
- Ở phạm vi cả nước: ND tham giai thảo luận, góp ý kiến về xây dựng PLThảo luận biểu quyết các vấn đề trọng đại của đất nước.
 - Ở phạm vi cơ sở: Dân chủ trực tiếp được thể hiện theo cơ chế “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
 c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội: 10’.
- Là cơ sở pháp lí để ND tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Động viên phát huy sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội.
- Công dân tham gia tích cực quản lí nhà nước và xã hội. Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
	* Củng cố: 4’
	 Cho HS làm bài tập ở SGK .
	* Dặn dò: 1’
 Về xem tiếp phần còn lại.
Ngày soạn:	TPPCT: 24
Ngày dạy:	Tuần : 24
Bài 7:( t3) : CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
I, II, III: như ở tiết 1
IV. Các bước lên lớp:
	1. Kiểm tra bài cũ: 5’
	 Em hãy trình bày nội dung, ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và XH ?
	2. Giảng bài mới: 35’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Hoạt động 1: tìm hiểu mục a.
GV cho HS nhắc lại ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử?
 + GV: gợi câu hỏi: trong khi thực hiện các quyền trên nếu phát hiện có những vi phạm PL của cán bộ thì người dân có thể làm gì? 
GV: kết luận.
 GV: quyền khiếu nại và quyền tố cáo là thế nào?
 - Mục đích của quyền khiếu nại và quyền tố cáo là gì?
- Hoạt động 2: tìm hiểu mục b.
 - GV: chia lớp thành 2 nhóm.
 + nhóm 1: tìm hiểu người có quyền khiếu nại và tố cáo.
 + Nhóm 2: Quy trình khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tồ cáo.
 - GV: kết luận các ý kiến các nhóm .
 - Hoạt động 3: tìm hiểu mục c và mục 4.
 GV: cho HS trao đổi và sau đó kết luận.
 - GV: cho Hs tranh luận và trình bày 2 câu nói của Chủ tịch HCM tr. 78 và liên hệ trách nhiệm của bản thân
* HS nêu lại ý nghĩa của quyền này.
* Có quyền tố cáo, khiếu nại với cơ quan có thẫm quyền. Nhằm ngăn chặn những việc làm sai trái. 
* + Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức.
 + Quyền tố cáo là quyền của công dân.
* Mục đích của khiếu nại là khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
 Mục đích của tố cáo là nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái PL
* + Người khiếu nại là cá nhân, tổ chức, cơ quan.
 + Người tố cáo: là công dân.
* Thẫm quyền giải quyết khiếu nại: + người đứng đầu cơ quan hành chính.
 + Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính.
 + Chủ tịch Ủy ban ND cấp tỉnh , Bộ Trưởng ở cơ quan ngang bộ, Trưởng thanh tra chính phủ.
 * Thẫm quyền giải quyết tố cáo:
 + Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lí người bị tố cáo hoặc cấp trên của cơ qua, tổ chức có người bị tố cáo.
 + Chánh thanh tra các cấp, tổng thanh tra chính phủ.
 + Cơ quan tố tụng, nếu hành vi tố cáo có dấu hiệu hình sự.
* Hs thảo luận, quy trình gồm có 4 bước( SGK).
* HS thảo luận và trình bày.
3. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân:
 a. Khái niệm quyền khiếu nại tố cáo của công dân: 10’
 Quyền khiếu nại tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để ND thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái PL xâm hại.
 b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân: 15’
- Người có quyền khiếu nại, tố cáo.
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.
 - Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo.
 c. Ý nghĩa của quyền khiếu nại tố cáo của công dân: 5’
- Là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân.
 - Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một XH dân chủ
 - Quyền công dân được đảm bảo, bộ máy nhà nước được củng cố trong sạch.
 4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân: 5’.
 Trách nhiệm của nhà nước: (
SGK ).
 Trách nhiệm của công dân(SGK).
	* Củng cố : 4’
	Cho HS làm bài tập ở SGK tr. 81, 82.
	* Dặn dò; 1’
	Về xem bài 8

Tài liệu đính kèm:

  • docb¢i 7.doc