Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật

Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT(tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu:

 Bài này HS cần tìm hiểu: Khái niệm thực hiện PL, các hình thức và các giai đoạn thực hiện PL. Hiểu được thế nào là vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí, các loại vi phạm PL và trách nhiệm quản l1.

 Qua đó GD ý thức HS biết cách thực hiện PL phù hợp với lứa tuổi. nâng cao ý thức tôn trọng PL ủng hộ hành vi thực hiện đúng PL, phê phán những hành vivi phạm PL.

II. Chuẩn bị:

 Giáo án, SGV, SGK, và tài liệu liên quan.

III. Phương pháp và phương tiện:

1. Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, yêu cầu HS tìm các ví dụ, tình huống thực hiện pháp luật.

2. Tình huống GDCD 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 và một số luật hiện hành : Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật dân sự 2005 Ngoài ra GV yêu cầu HS sưu tầm trên các báo,thông tin, hình ảnh liên quan đến thực hiện PL, vi phạm PLđể làm tư liệu tham khảo chung.

 

doc 6 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 14890Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.	Tuần:4 
Ngày dạy:..	Tiết PPCT:4
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT(tiết 1)
	***********
I. Mục đích yêu cầu:
	Bài này HS cần tìm hiểu: Khái niệm thực hiện PL, các hình thức và các giai đoạn thực hiện PL. Hiểu được thế nào là vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí, các loại vi phạm PL và trách nhiệm quản l1.
	Qua đó GD ý thức HS biết cách thực hiện PL phù hợp với lứa tuổi. nâng cao ý thức tôn trọng PL ủng hộ hành vi thực hiện đúng PL, phê phán những hành vivi phạm PL.
II. Chuẩn bị:
 Giáo án, SGV, SGK, và tài liệu liên quan.
III. Phương pháp và phương tiện:
Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, yêu cầu HS tìm các ví dụ, tình huống thực hiện pháp luật. 
Tình huống GDCD 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12 và một số luật hiện hành : Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật dân sự 2005Ngoài ra GV yêu cầu HS sưu tầm trên các báo,thông tin, hình ảnh liên quan đến thực hiện PL, vi phạm PLđể làm tư liệu tham khảo chung.
IV. Các bước lên lớp: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 5’
 Pháp luật có vai trò trong đời sống như thế nào?
 2. Vào bài mới: 35’
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
Tiết 1: tìm hiểu nội dung mục a và mục b của mục 1.
GV: gợi ý để HS nêu được VD về vi phạm pháp luật mà em thấy.Qua đó nhận xét.
GV: pháp luật làlà phương tiện quản lý XH và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
 PL chỉ phát huy được tác dụng khi nào?
GV cho HS tìm hiểu hai tình huống ở SGK tr.16
 TH1 : chi tiết nào thể hiện hành động thực hiện pháp luật? 
 Sự tự giác đó đã đem lại tác dụng như thế náo?
TH2:Để xử lý 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì?Nêu mục đích của việc xử phạt đó?
GV: tổng kết và đi đến khái niệm:
GV: chia lớp thành 4 nhóm.trong thời gian 3 phút mỗi nhóm phải tìm ra nội dung và VD minh hoạ cho hình thức thực hiện PL mà mình được giao.
GV: kết luận.
GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở SGK trang.26
GV: giáo dục HS thực hiện đúng PL.
* VD: vi phạm luật giao thông, các tội phạm về ma tuý, đua xe trái phép
Xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản của mọi người và Nhà nước.
*Dừng xe đúng nơi quy định, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
 * Áp dụng xử phạt hành chính.
* Răng đe hành vi vi phạm pháp luật và giáo dục hành vi thực hiện đúng PL cho ba thanh niên
* N1: sử dụng PL:(SGK.)
 Vd: quyền đi bầu cử.
*N2: thi hành PL: (SGK)
 Vd: đóng thuế khi sản xuất kinh doanh.
*N3 : tuân thủ PL (SGK)
 Vd: khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô, gắn máy.
*N4: Áp dụng PL(SGK).
 Vd: cơ quan nhà nước có thẫm quyền ra quyết định xử phạt vi pham PL.
Giống: đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa PL vào cuộc sống.
Khác: Trong hình thức sử dụng PL thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện.
:Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
Khái niệm thực hiện pháp luật: 15’
Thực hiện PL là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Các hình thức thực hiện pháp luật:20’
Sử dụng pháp luật
Thi hành pháp luật
Tuân thủ pháp luật
Áp dụng pháp luật
	 * Củng cố :4’ 
 Thực hiện PL là gì? Cho VD
	 Có mấy hình thức thực hiện PL? Cho ví dụ ở từng hình thức.
	 * Dặn dò: 1’
	 Về xem tiếp phần c mục 1 và phần a mục 2 của bài dành cho tiết sau.
Ngày soạn:.	Tuần:5 
Ngày dạy:..	Tiết PPCT:5
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT(tiết 2)
I. II. III. Như ở tiết 1
IV. Các bước lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ: 5’
 Thế nào là thực hiện PL? cho VD
 Có mấy hình thức thực hiện PL?cho biết điểm giống và khác nhau giữa các hình thức đó?
 2. Vào nội dung mới: 35’
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
Tiết 2
 GV: theo em quyền và nghĩa vụ của vợ chồng xuất hiện khi nào?
GV: quyền và nghĩa vụ của người lao động xuất hiện khi nào?
Vậy giai đoạn 1 của thực hiện PL là gì?
Vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi nào? 
Người lao động và người sử dụng lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi nào?
+ Vậy giai đoạn 2 là gì?
+ GV kết luận và cho VD
VD: Người LĐ quyền và nghĩa vụ XH: hưởng lương, bảo hiểm, hoàn thành công việc được giao, chấp hành kỉ luật LĐ
+ Người sử dung LĐ đảm bảo ĐK an toàn LĐ, trả lương.
+ GV chuyển ý:
+ Cho HS đọc VD SGK trang 19 và yêu cầu HS chỉ ra biểu hiện cụ thể của từng dấu hiệucủa hành vi vi phạm.
+ Thế nào là năng lực trách nhiệm pháp lí? Những người nào đủ và chưa đủ năng lực trách nhiệm pháp lí? 
+ GV cho HS trả lời câu hỏi SGK trang 19.
+ Từ các dấu hiệu trên GV đưa ra kết luận :
+ Năng lực trách nhiệm pháp lí nghĩa là gì?
+ GV giảng giải thêm: 
Lỗi: Cố ý trực tiếp, gián tiếp, vô ý, vô ý do quá tự tin,vô ý do cẩu thả.
+ GV chốt lại và cho thêm VD
+ trực tiếp: Cải vã đánh nhau
+ Cố ý gián tiếp: Do mâu thuẫn nên thấy nhà người ta cháy không hô lên.
+ Vô ý do quá tự tin: Dùng điện bẩy chuột.
+ Vô ý do cẩu thả: Đốn cây lúc thẩy dao xuống không nhìn quanh chết người.
+ Như vậy có có mấy dấu hiệu vi phạm pháp luật.
* Khi quan hệ hôn nhân được xác lập. Khi ấy xuất hiện quan hệ PL.
 * Khi có ký kết hợp đồng lao động.
* tổ chức cá nhân hình thành một quan hệ xã hội do PL điều chỉnh.
* Sau khi quan hệ hôn nhân được xác lập.
* khi quan hệ PL lao động được xác lập khi cả hai kí kết hợp đồng lao động.
* Cá nhân tổ chức tham gia qhệ PL thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
+ Thứ nhất: là hành vi trái pháp luật : “ Bạn A chưa đến tuổi được pháp lái xe máy và hai bố con đều đi ngược chiều”
+ Thứ 2: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ HS tranh luận
+ Không xác đáng vì cả hai đều là những người tham gia giao thông nên phải biết về biển báo hiệu đường một chiều.
+ Cảnh sát giao thông phạt cả hai bố con là đúng PL 
+ Bạn A 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chánh.
+ HS đưa ra VD
+ Đánh nhau.
+ Do ghét nhau không cứu giúp khi họ gặp tai nạn sắp chết.
+ Dùng điện bắt cá.
+ Đốn cây.
+ Có 3 dấu hiệu
HS phân tích.
c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật: 15’
Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh( gọi là quan hệ pháp luật ).
Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
a. Vi phạm PL:
Vi phạm PL là hành vi trái PL có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ XH được pháp luật bảo vệ.
	*Củng cố:
	HS làm bài tập ở SGK trang 26
	Bài tập số 3: Chung: đều là hành vji trái với các quy tắc chuẩn mực chung.
	 Khác: + Vi phạm pháp luật là hành vi trái với các quy phạm PL do nhà nước ban hành. Vi phạm PL phải có đủ 3 dấu hiệu do Pl quy định.
	 + Vi phạm đạo đức là làm trái các quan niệm, chuẩn mực đạo đức, được thừa nhận chung trong XH; vi phạm đạo đức không nhất thiết phải đủ các dấu hiệu.
	* Dặn dò:
	Về học và xem tiếp phần còn lại. 
Ngày soạn:.	Tuần:6 
Ngày dạy:..	Tiết PPCT:6
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT(tiết 3)
I. II. III. Như ở tiết 1
IV. Các bước lên lớp:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	+ Vi phạm PL là gì? Có những dấu hiệu nào?
	2. Vào bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu trách nhiệm pháp lí.
+ Cho HS xem lại tình huống ở SGK trang 19.
+ Hai bố con bạn A phải chịu trách nhiệm trước ai?
+ Hoặc cho HS trả lời câu hỏi SGK trang 21.
+ GV có thể đưa ra một vài vụ án đã xét xử và đặt câu hỏi: Thủ phạm phạm tội gì? Động cơ? Hậu quả gây ra và chịu hình phạt ntn?
+ Vậy trách nhiệm pháp lí là gì?
+ Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích gì?
HĐ2: Tìm hiểu các loại vi phạm PL. và trách nhiệm pháp lí:
Có mấy loại vi phạm PL?
+ GV phân tích từng loại: vi phạm và trách nhiệm pháp lí tương ứng.
+ Vi phạm hình sự là gì? Cho VD và trách nhiệm ntn?
+ GV giảng giải thêm: ngoài ra có 4 dấu hiệu phạm tội:
+ Tính nguy hiểm cho XH
+ Tính có lỗi.
+ Tính chịu hình phạt.
+ Tính trái PL hình sự.
+ Có những cách phân loại tội phạm:
+ Tội phạm ích nghiêm trọng(3 năm tù)
+ Tội pphạm nghiêm trọng(7 năm tù)
+ Tội phạm rất nghiêm trọng(15 năm tù)
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (15 năm tù đến chung thân, tử hình)
+ Vi phạm PL hình sự chịu trách nhiệm pháp lí ở hình phạt tương ứng.
+ Có hai loại hinh phạt:
+ Phạt chính và phạt bổ sung
+ vi phạm hành chính là gì cho VD
+ Trách nhiệm pháp lí: 
Người từ đủ 14t đến dưới 16t phạt cảnh cáo, phạt tiền 50000
+ Từ đủ 16t đến dưới 18t áp dụng những hình thức đã được quy định(cảnh cáo, phạt tiền, phạt bổ sung. Tịch thu tan vật, GD tại địa phương)
Từ 12t đến dưới 18t có thể đưa vào trường giáo dưỡng từ 6 tháng đến 2 năm. Tuỳ theo mức độ vi phạm.
+ Vi phạm dân sự là gì? Trách nhiệm pháp lí ra sao?
+ Quan hệ nhân thân: Gắn với tài sản và không gắn với tài sản:
+ Vi pghạm kỉ luật là gì? Cho VD: trách nhiệm pháp lí?
+ Trong 4 loại vi phạm pháp luật vi phạm hình sự và vi phạm hành chánh là chịu trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất
+ Pháp luật.
+ HS trả lời theo sự HD của GV
+ HS trình bày.(SGK)
+ Buộc các chủ thể vi phạm PL chấm dứt hành vi trái PL.
+ GD răng đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái PL
+ Có 4 loại:
+ Vi phạm hình sự.
+ VI phạm hành chánh.
+ Vi phạm dân sự.
+ Vi phạm kỉ luật.
+ Là những hành vi nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm được quy định tại bộ luật hình sự.
VD: Tội giết người, tội lây truyền HIV cho người khác.
+ Trách nhiệm pháp lí: phải chịu hình phạt theo quyết định của toà án. 
+ HS trả lời khái niệm SGK:
VD: Sản xuất buốn bán hàng giả với số lượng nhỏ.
+ VI phạm về danh dự, uy tín bị xâm phạm.
+ trách nhiệm: bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần.
VD: người lđ tự ý bỏ việc nhiều ngày mà không lí do chính đáng.
+ Do thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp,,, áp dụng Đvới cán bộ công chức, viên chức
b. Trách nhiệm pháp lí:
Là nghĩa vụ mà các cá nhânhoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm PL của mình.
b. Các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí:
Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm được quy định tại bộ luật hình sự.
+ VI phạm hành chính là hnàh vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho XH thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm PL, xâm phạm tới các qhệ tài sản và quan hệ nhân thân.
+ Vi phạm kỉ luật pà vi phạm PL xâm phạm các qhệ LĐ, công vụ nhà nước.Do PL LĐ, PL hành chánh bảo vệ.
	* củng cố: 1. Có mấy loại trách nhiệm pháp líkhi vi phạm PL. (4 loại)
	2. Cho HS làm bài tập SGK trang 26
	* Dặn dò: Về học bài và xem tiếp bài 3 

Tài liệu đính kèm:

  • docb¢i 2 thực hiện ph£p luật.doc