I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
- Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta.
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu GDP, Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
- Nêu nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.
- Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.Kĩ năng
Phân tích số liệu thống kê về cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
3.Thái độ
Nhận thức đúng đắn về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tích cực.
4. Định hướng hình thành NL
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Giáo viên:
- Bảng số liệu thống kê, biểu đồ SGK.
- Atlat địa lí Việt Nam.
2. Học sinh:
- SGK.
- Atlat địa lí Việt Nam.
Bài 20. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta. + Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu GDP, Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. + Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. - Nêu nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. - Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.Kĩ năng Phân tích số liệu thống kê về cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. 3.Thái độ Nhận thức đúng đắn về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng tích cực. 4. Định hướng hình thành NL - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực hợp tác. - Năng lực tính toán. II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. 1. Giáo viên: - Bảng số liệu thống kê, biểu đồ SGK. - Atlat địa lí Việt Nam. 2. Học sinh: - SGK. - Atlat địa lí Việt Nam. III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC. 1. Đặt vấn đề Mục tiêu : - Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ, bảng số liệu, thông qua đó tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu KT nước ta. - Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS. Phương thức: Cả lớp. Cách thức tổ chức: Bước 1.GV giao NV cho HS GV yêu cầu HS quan sát hình 20.1, bảng 20.2 SGK và dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta? Bước 2.HS quan sát biểu đồ, đọc bản số liệu, đọc Atlat địa lí Việt Nam và trả lời câu hỏi trên. Bước 3.GV nhận xét và vào bài mới: Một nền KT tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ PT cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các TPKT và các vùng lãnh thổ KT.--> hôm nay lớp chúng ta tìm hiểu bài chuyển dịch cơ cấu KT của nước ta. 2.Bài mới. Hoạt động 1.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Mục tiêu: - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: + Chuyển dịch cơ cấu GDP. + Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. -Nêu nguyên nhân sự chuyển dịch trên. Phương thức: cặp. Cách thức tổ chức: - Bước 1:GV giao nhiệm vụ cho HS như sau: +Dựa vào biểu đồ hình 20.1 SGK trang 82, hãy nêu sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ? + Dựa vào bảng 20.1 và kiến thức SGK trang 83, hãy nêu sự chuyển dịch trong nội bộ ngành kinh tế ? + Nêu nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành? - HS làm việc theo hình thức cặp/nhóm, thời gian: 7 phút Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao, GV quan sát trợ giúp kip thời. Bước 3:Trao đổi cả lớp về kết quả thực hiện. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. Kết luận: * Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành KT. - Chuyển dịch trong cơ cấu GDP: - Cơ cấu ngành KT trong GDP nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: Giảm tỷ trong khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II, khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhưng chưa ổn định. - Xu hướng chuyển dịch là tích cực, nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. - Chuyển dịch trong nội bộ ngành +Khu vực I: Giảm tỷ trọng NN, tăng tỷ trọng ngành TS. Trong NN, tỷ trọng ngành TT giảm, CN tăng. +Khu vực II: CN chế biến có tỷ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỷ trọng giảm. Đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và có sức cạnh tranh. +Khu vực III: tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời. * Nguyên nhân. - Nước ta đang trong giai đọan công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Chính sách của Nhà nước. HĐ2.Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Mục tiêu: - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh theo thành phần kinh tế. - Nêu nguyên nhân sự chuyển dịch trên. Phương thức: cá nhân Cách thức tổ chức: Bước 1: GV giao NV cho HS HS dựa vào bảng 20.2 SGK hãy + Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. + Nêu nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế? - HS làm việc theo hình thức cặp/nhóm, thời gian: 7 phút Bước2: HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao, GV quan sát trợ giúp kip thời. Bước 3: HS trả lời. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. Kết luận: * Thực trạng - Thành phần kinh tế Nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. - Tỉ trọng kinh tế tư nhân có xu hướng tăng. - Thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO. * Nguyên nhân: - Nước ta đa dạng hóa các thành phần kinh tế. - Nước ta đang công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Chính sách nhà nước. HĐ 3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. Mục tiêu: - Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. - Nêu nguyên nhân. Phương thức: cặp Cách thức tổ chức. Bước 1: GV giao NV cho HS - Dựa vào SGK,Atlat địa lí Việt Nam, hiểu biết bản thân nêu những biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. + Dựa vào SGK, vốn hiểu biết nêu sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ KT. + Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 18, nêu các vùng nông nghiệp nước ta. + Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 30, xác định 3 vùng KT trọng điểm nước ta. - Nêu nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. Bước2: HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao, GV quan sát trợ giúp kịp thời. Bước 3: HS trả lời. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. Kết luận * Biểu hiện: - Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh. - Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. - Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam *Nguyên nhân: - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của các vùng khác nhau. - Điều kiện kinh tế xã hội. - Chính sách nhà nước, đầu tư của nước ngoài 3.Hoạt động luyện tập. Mục tiêu: Củng cố kiến thức trọng tâm bài học, giúp HS củng cố, khái quát lại kiến thức vừa lĩnh hội được. Phương thức: cá nhân. Cách thức tổ chức. Bước 1:GV giao NV cho HS GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 1 SGK trang 86. Bài tập 1. Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu Xu hướng chuyển dịch Ngành kinh tế. Thành phần kinh tế. Lãnh thổ kinh tế. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Bước 3.HS báo cáo kết quả thực hiện. Bước 4.GV nhận xét, chốt kiến thức. * Kết luận: Cơ cấu Xu hướng chuyển dịch Ngành kinh tế. - Cơ cấu ngành KT trong GDP: Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định. - Chuyển dịch trong nội bộ ngành +Khu vực I: Giảm tỷ trọng NN, tăng tỷ trọng ngành TS. +Khu vực II: CN chế biến có tỷ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỷ trọng giảm. +Khu vực III: tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời. Thành phần kinh tế. - Kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọngnhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. - Tỉ trọng kinh tế tư nhân có xu hướng tăng. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng. Lãnh thổ kinh tế. - Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh. - Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. - Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm. 4.Hoạt động vận dụng, mở rộng. Muc tiêu: HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết bài tập 2 SGK trang 86. Hình thức: cá nhân. Cách thức tổ chức: Bước 1: GV giao NV cho HS GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2 SGK trang 86. Bài tập 2. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta ( giá thực tế ). ( Đơn vị : tỉ đồng ). Ngành 2000 2005 Nông nghiệp. 129140,5 183342,4 Lâm nghiệp. 7673,9 9496,2 Thủy sản. 26498,9 63549,2 Tổng số. 163313,3 256387,8 a.Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản qua các năm. b.Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. Bước 3.HS báo cáo kết quả thực hiện qua mail cho GV.
Tài liệu đính kèm: