Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ
I- Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
- Nêu rõ được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.
- Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
- Phân biệt được một số dạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ. Từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó của phép chiếu hình bản đồ nào.
- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác.
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
Quả địa cầu, một mảnh bìa, bản đồ thế giới, bản đồ châu á.
III- Phương pháp:
Đàm thoại, gợi mở, sử dụng phương tiện trực quan.
IV- Tiến trình dạy học:
1- ổn định lớp.
2- Tổ chức dạy học.
Giáo viên giới thiệu bài mới.
ngày 04.tháng 09 năm 2007 tiết 1: Phần một: địa lý tự nhiên Chương I: Bản đồ Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: - Nêu rõ được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. - Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản. - Phân biệt được một số dạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ. Từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó của phép chiếu hình bản đồ nào. - Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác. - Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập. II- Đồ dùng dạy học: Quả địa cầu, một mảnh bìa, bản đồ thế giới, bản đồ châu á. III- Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, sử dụng phương tiện trực quan. IV- Tiến trình dạy học: 1- ổn định lớp. 2- Tổ chức dạy học. Giáo viên giới thiệu bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - Hoạt động 1 (cá nhân): Học sinh trình bày sự hiểu biết về bản đồ, quả địa cầu. - Giáo viên: Để triển khai bề mặt cong của trái đất lên mặt phẳng phải có các phép chiếu hình bản đồ. - Giáo viên: Dùng quả địa cầu, mảnh bìa mô tả để học sinh hình dung phép chiếu phương vị (đứng, nghiêng, ngang) - Hoạt động 2 (cá nhân): + Với phép chiếu phương vị đứng thì mặt phẳng tiếp xúc quả địa cầu ở đâu ? Hệ thống kinh, vĩ tuyến có đặc điểm gì ? + Khu vực nào sẽ chính xác ? - Chia lớp làm hai nhóm. - Hoạt động 3: Nhóm 1 nghiên cứu phép chiếu hình nón theo các nội dung như ở phép chiếu phương vị + Mặt chiếu. + Đặc điểm hệ thống kinh, vĩ tuyến. + Khu vực tiếp xúc. + Dùng vẽ bản đồ khu vực nào. - Hoạt động 4: Nhóm 2 nghiên cứu phép chiếu hình trụ. Lưu ý: Mỗi phép chiếu này, giáo viên mô tả qua bằng quả địa cầu và mảnh bìa để học sinh hình dung. - Hoạt động 5 (cá nhân): Gọi đại diện nhóm trả lời. - Bản đồ châu á. Bản đồ thế giới 1- Khái niệm - Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng. - Do bề mặt trái đất cong, khi thể hiện ra mặt phẳng các khu vực không chính xác như nhau dẫn đến có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. 2- Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản: - Phép chiếu phương vị. - Phép chiếu hình nón. - Phép chiếu hình trụ. a/ Phép chiếu phương vị: - Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng. - Tùy theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với quả địa cầu có các phép chiếu phương vị khác nhau. - Phép chiếu phương vị đứng. + Mặt phẳng tiếp xúc quả địa cầu ở cực. + Kinh tuyến là đường thẳng đồng quy ở cực. + Vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm ở cực. + Khu vực mặt phẳng tiếp xúc là chính xác (cực) b/ Phép chiếu hình nón: - Là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là mặt nón, sau đó triển khai ra mặt phẳng. - Phép chiếu hình nón đứng, nghiêng, ngang. - Phép chiếu hình nón đứng. + Hình nón tiếp xúc với quả địa cầu tại một vòng vĩ tuyến. + Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón. + Vẽ bản đồ ở các khu vực vĩ độ trung bình. c/ Phép chiếu hình trụ: - Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ, sau đó triển khai ra mặt phẳng. - Phép chiếu hình trụ đứng, nghiêng, ngang. - Phép chiếu hình trụ đứng. + Hình trụ tiếp xúc quả địa cầu theo vòng xích đạo. + Kinh, vĩ tuyến là các đường thẳng song song. + Vùng xích đạo tương đối chính xác. 3- Kiểm tra đánh giá: Từ các phép chiếu đã học, gọi 3 học sinh vẽ hệ thống kinh, vĩ tuyến của 3 phép chiếu đó. 4- Hoạt động nối tiếp: Làm câu hỏi sau sách giáo khoa. ___________________________________________________________ ngày 06 tháng 09.năm 2007 tiết 2: Bài 2: một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh phải: - Hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó. - Tìm hiểu kỹ bảng chú giải của bản đồ khi đọc bản đồ qua đặc điểm ký hiệu. II- Thiết bị dạy học: III- Phương pháp dạy học: Phương pháp đàm thoại, vấn đáp, sử dụng kênh hình sách giáo khoa. IV- Tiến trình dạy học: 1- ổn định lớp. 2- Tổ chức dạy học Bài cũ: Nêu khái niệm của phép chiếu phương vị, đặc điểm hệ thống kinh, vĩ tuyến, ứng dụng trong vẽ bản đồ như thế nào ? Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - Hoạt động 1 (cá nhân): Nhìn vào hình 2.2: Các nhà máy điện của Việt Nam có đặc điểm gì so với toàn lãnh thổ ? - Hoạt động 2 (cá nhân): Dựa vào hình 2.1, nêu các dạng ký hiệu (Giáo viên nêu qua về các dạng ký hiệu này) - Hoạt động 3 (cá nhân): Nhìn hình 2.2, ngoài việc biết được vị trí đối tượng (nhà máy điện), chúng ta còn biết được đặc điểm gì nữa ? Nêu cụ thể. - Hoạt động 4 (nhóm): Dành thời gian học sinh tìm hiểu các phương pháp còn lại. - Chia lớp làm 3 nhóm: Nhóm 1: Phương pháp ký hiệu đường chuyển động (hình 2.3) Nhóm 2: Phương pháp chấm điểm (hình 2.4) Nhóm 3: Phương pháp bản đồ, biểu đồ (2.5) - Gọi đại diện trả lời, nhóm khác có thể bổ sung thêm - Hoạt động 5: Ta tìm hiểu đặc điểm các đối tượng dựa vào đâu ? (Bảng chú giải) 1- Phương pháp ký hiệu: a/ Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng được phân bố theo những điểm cụ thể. Ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng. b/ Các dạng ký hiệu: - Ký hiệu hình học. - Ký hiệu chữ. - Ký hiệu tượng hình. c/ Khả năng biểu hiện - Vị trí phân bố của đối tượng. - Số lượng, quy mô, chất lượng. - Động lực phát triển của đối tượng. 2- Phương pháp ký hiệu đường chuyển động a/ Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, KT-XH. b/ Khả năng biểu hiện: - Tốc độ, khối lượng của đối tượng. - Hướng di chuyển. 3- Phương pháp chấm điểm: a/ Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau. b/ Khả năng biểu hiện: - Sự phân bố của đối tượng. - Số lượng của đối tượng. 4- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: a/ Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong đơn vị lãnh thổ đó. b/ Khả năng biểu hiện: - Số lượng, chất lượng của đối tượng. - Cơ cấu của đối tượng. 3- Kiểm tra đánh giá: So sánh hai phương pháp ký hiệu và phương pháp ký hiệu đường chuyển động 4- Dặn dò, hoạt động nối tiếp: Bài tập 1, 2 sách giáo khoa. ngày 08.tháng 09năm 2007 tiết 3: Bài 3: sử dụng bản đồ trong học tập, đời sống I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: - Có kỹ năng sử dụng bản đồ, atlat trong học tập. - Có thói quen sử dụng bản đồ trong suốt quá trình học tập. II- Thiết bị dạy học: Bản đồ thế giới, các châu lục. III- Tiến trình dạy học: 1- ổn định lớp. 2- Tổ chức dạy học Bài cũ: Nêu phương pháp chấm điểm (đối tượng biểu hiện, khả năng biểu hiện). Nó biểu hiện những đối tượng cụ thể nào ? Giới thiệu bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - Hoạt động 1 (cá nhân): Học sinh nêu ý kiến về vai trò của bản đồ trong quá trình học tập môn địa lý ở các lớp dưới - Giáo viên tổng hợp các ý kiến, sử dụng một số bản đồ minh họa. - Hoạt động 2 (cá nhân): Trong đời sống, sản xuất, những ngành nào cần đến bản đồ địa lý ? Giáo viên đưa ra tình huống cụ thể, học sinh lựa chọn bản đồ. Ví dụ: Học về tự nhiên Hoa Kỳ sẽ phải sử dụng bản đồ gì ? - Hoạt động 4: Học sinh lựa chọn. Vậy vấn đề cần lưu ý đầu tiên là gì ? - Hoạt động 5 (cá nhân): Căn cứ vào đâu sẽ biết tỷ lệ, ký hiệu của bản đồ ? - Hoạt động 6: Tại sao phải xác định được phương hướng trên bản đồ ? (Vị trí) - Giáo viên lấy ví dụ: Hướng chảy của sông liên quan đến địa hình --> tìm hiểu trong mối quan hệ với địa hình. I- Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống 1- Trong học tập: Là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng địa lý tại lớp, ở nhà và trong kiểm tra. 2- Trong đời sống: - Bảng chỉ đường. - Phục vụ cho các ngành sản xuất. - Phục vụ cho quân sự. II- Sử dụng bản đồ, atlat trong học tập 1- Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ. a/ Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiểu. b/ Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỷ lệ, ký hiệu của bản đồ. - Đọc kỹ bảng chú giải. c/ Xác định được phương hướng trên bản đồ. d/ Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, atlat. 3- Kiểm tra đánh giá: - Học sinh nêu cách sử dụng bản đồ trong học tập của bản thân. - Khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề gì ? 4- Hoạt động nối tiếp: _________________________________________________________________ ngày 09.tháng 09năm 2007 tiết 4: Bài 4: thực hành I- Mục tiêu: - Học sinh phải hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. - Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lý và từng phương phát biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau. II- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. III- Tiến trình dạy học: 1- ổn định lớp. 2- Bài cũ. 3- Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - Hoạt động 1: Học sinh đọc nội dung bài thực hành. Xác định yêu cầu - Giáo viên thông báo lại yêu cầu bài thực hành Tên bản đồ Nội dung bản đồ Các PP biểu hiện Biểu hiện đối tượng Đặc tính đối tượng. - Hoạt động 2 (nhóm): Giáo viên treo 2 bản đồ lên bảng, chia nhóm nghiên cứu lần lượt các nội dung, yêu cầu bài thực hành, viết ra giấy. - Hoạt động 3 (cá nhân): Gọi học sinh lên bảng điền thông tin cho nhóm mình. - Hoạt động 4 (nhóm): Các nhóm bổ sung, giáo viên nhận xét, hoàn thành bài thực hành. Nhóm 2 Nhóm 1 Bản đồ TNVN Yếu tố TN PP đường CĐ Dòng biển Hướng chỉ và số lượng 1- Yêu cầu. 4- Kiểm tra đánh giá: Cho điểm những nội dung trên. 5- Hoạt động nối tiếp: - Tổng kết chương I. - Bài tập sách giáo khoa. _______________________________________________________________________ ngày10tháng 09.năm 2007 tiết 5: Chương II: vũ trụ, hệ quả các chuyển động của trái đất Bài 5: vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: - Nhận thức được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ mặt trời, trong đó có trái đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong vũ trụ. - Hiểu khái quát về hệ mặt trời, trái đất trong hệ mặt trời. - Giải thích được các hiện tượng, sự luân phiên ngày - đêm, giờ trên trái đất. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên trái đất. - Dựa vào các hình trong sách giáo khoa, xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời, vị trí của trái đất trong hệ mặt trời. - Xác định được các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt đất. - Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành, phát triển của các thiên thể II- Thiết bị dạy học: - Quả địa cầu, một cây nến. - Bản đồ thế giới. III- Tiến trình lên lớp: 1- ổn định lớp. 2- Bài cũ. 3- Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - Hoạt động 1 (nhóm): Dựa vào sách giáo khoa (hình 5.1), em hiểu vũ trụ là gì ? - Giáo viên phân biệt thiên hà (nhiều thiên thể), giải Ngân Hà là thiên hà có chứa hệ mặt trời. - Vậy hệ mặt trời là gì ? - Hoạt động 2: Dựa vào hình 5.2, kể ... t những vấn đề môi trường đòi hỏi nỗ lực về kinh tế-chính trị-khoa học kỉ thuật. II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển. - Sự phát triển của công nghiệp, đô thị-> tác động đến vấn đề môi trường. - Môi trường ô nhiễm, thủng tầng ô zôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axít... - Làm trầm trọng thêm môi trường ở các nước đang phát triển. III. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển. 1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển. - Các nước đang phát triển là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên. nhưng đây là nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế xã hội=> môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng. - Các nước phát triển lợi dụng khó khăn ở các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên. 2. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển. - Khoáng sản là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ. - Việc khai thác không hợp lí làm ô nhiệm nguồn nước-đất-không khí. 3. Việc khai thác tài nguyên nông-lâm nghiệp ở các nước đang phat triển. - tài nguyên rừng rất phong phú - Việc đốt rừng, đốt nương làm rẫy, phá rừng lấy củi, mở rộng diện tích canh tác-> rừng bị suy giảm cả về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới. 4- Kiểm tra đánh giá: - Sự phát triển bền vững là gì? - Để giải quyết về vấn đề môi trường cần có biện pháp gì? 5- Hoạt động nối tiếp: Làm câu hỏi sau sách giáo khoa. Ngày 25 tháng 4 năm 2008 PPCT: 51 Bài : 43 ôn tập kiểm tra học kì II I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: - Giúp học sinh hệ thống lai kiến thức đã học ở học kì 1. - Ôn lai8 những kiến thức nhằm phát hiện và hộ trợ những em học khá, những em còn yếu để bổ sung kiến thứ II- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ, các sơ đồ bài học cần thiết III- Tiến trình dạy học: 1- ổn định lớp. 2- Bài cũ. 3- Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1 Cả lớp -Giáo viên: Nhắc lai cho học sinh những chương trình mà chúng ta đã học từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên nhưng chương này chúng ta đã được học, được ôn tập và đã được kiểm tra kiểm tra vì vậy các em cần tự ôn lại phần này thêm một lần nữa ở nhà để năm kĩ hơn. - Cho học sinh nhắc lại các phần đã học, đã được ôn tập qua các lần kiểm tra trước. - Giáo viên hệ thống, nhắc lại cho học sinh. => Vì các chương trước chung ta đã được ôn tập. Để hệ thống tiếp và làm rõ thêm hai chương được coi là quan trọng của kì 2: Địa lí công nghiệp- dịch vụ-môi trường. Hoạt động 2 Tìm hiểu chương địa lí công nghiệp, nông nghiệp, môi trường - Giáo viên: cho học sinh nhắc lại các bài từ 31 đên s bài 38 đã được ôn tập kiểm tra một tiết . - Bước 2: một em nhặc lại, em khác bổ sung. Giáo viên chuẩn kiến thức. Hoạt động 3(cá nhân) tìm hiểu địa lí thông tin liên lạc, địa lí thương mại, môi trường. - Bước 1: Hãy đọc lại vở ghi, sgk trang 151, 154, 159,163: Hãy nhắc lại những kiến thức đã học: nêu những đặc điểm cần thiết. - Bước 2: vài em trả lời, em khác bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức. => Hai bài môi trường do mới học, hoặc chưa học kịp: các em có thể tìm hiểu sau qua tiết học. Ôn tập kiểm tra học kì II I. Hệ thống lại các chương đã ôn tập - Hệ thống chương I đến chương VII - Chương1: bản đồ-> chương2: vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất-> Chương 3: Cấu trúc của trái đất-> Một số quy luật của lớp võ địalí-> chương 5: địa lí dân cư-> chương 6: cơ cấu nền kinh tế-> chương 7: địa lí nông nghiệp - Chương VIII Địa lí công nghiệp + Bài 31: vai trò đặc điểm của công nghiệp. Các nhaqan tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghioệp. + Bài 32: địa lí các nghành công nghiệp. + Bài33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp + Bài 34: thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới. - Chương IX. Địa lí dịch vụ + Bài 35: Vài trò, cac nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. + Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhấn tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. + Bài 37: địa lí ngành giao thông vận tải. + Bài 38 thực hành. + Bài 39: địa lí ngành thông tin liên lạc: -> Vai trò thông tin liên lạc? -> Tình hình phát triển và phân bố? việt nam: ? máy/1000dân. + Bài 40: địa lí thương mại: -> khái nệm thị trường? -> Vai trò thương mại? -> Cán cân xuất nhập khẩu?.... 4- Kiểm tra đánh giá: - Quá trình làm việc cả lớp: biểu dương một số em có tinh thần... 5- Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài, ôn tập lại; tiết sau chuẩn bị : giấy, bút, thước, máy tính trước khi vào kiểm tra. _____________________________________ Ngày 01 thánng 5.năm 2008 PPCT: 52 Kiểm tra học kì II I. Mục tiêu - Nhằm kiểm tra chất lượng hoch sinh, kiểm tra mức hiểu biết quá trình tiếp thu của các em. Qua tiết kiểm tra tìm ra cụ thể những mặt mạnh, những mặt yếu của học sinh để có biện pháp bồi dưỡng và phụ đạo. - đáng giá, phân loạ khả năng của từng em, từ đó có những yêu cầu và phương pháp bài dạy khác nhau. - kĩ năng: phân tích lược đồ, tính bảng số liệu, nhận xét... II. Nội dung -- Kiến thức từ bài 31 đến bài 40. - Câu hỏi: + Phần A: trắc nghiệm 12 câu 3 điểm + Phần B: Tự luận 2 câu 7 điểm III. Quá trình 1. ổn định lớp 2. Phát đề kiểm tra 3. Coi kiểm tra 4. Thu bài IV. Đề kiểm tra và đáp án 1- Ma trận hai chiều Nội dung Biết Hiểu Vận dụng kĩ năng Phân tích Tổng hợp Tổng điểm Tnkq Tl Tnkq Tl Tnkq Tl Tnkq Tl Tnkq tl hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp công nghiệp năng lượng công nghiệp hoá chất nhân tố tác động đến dịch vụ giao thông vận tải mỗi quan hệ giữa các ngành kinh tế thương mại tổng số 2- Đáp án: Sở giáo dục và đào tạo nghệ an Trường THpt cờ đỏ. --------------------&----------------- đề chính thức đề kiểm tra địa lí học kì II- lớp 11 Thời gian làm bài 45 phút Mã đề: 01 A. Phần trắc nghiệm(3 điểm) Hãy chọn một phương án đúng nhất trong các phương phương án A,B,C,D sau: Câu1 Vấn đề xã hội mà các nước châu phi phải đặc biệt quan tâm: A. Văn hoá đa dạng và đặc sắc. B. Tác động của các thế lực bên ngoài gây mất ổn định xã hội C. Đói nghèo, bệnh tật và xung đột sắc tộc D. Ô nhiệm môi trường nghiêm trọng Câu 2 Vấn đề các nước châu phi đặc biệt quan tâm nhằm khắc phục điều kiện khí hậu khắc nghiệt là: A. Tiến hành cơ giới hoá B. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi C. Phát huy kinh nghiệm của người dân trong canh tác nông nghiệp D. Trồng rừng và bảo vệ rừng Câu 3 Nguyên nhân gây ra tình trạng đô thị hoá tự phát ở Mĩ La Tinh: A.Cải cách ruộng đất không triệt để ở nông thôn và sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị. B.Ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh thu hút lao độnh nông nghiệp chuyển ra thành phố làm việt. C.chính sách đô thị hoá của các nước nhằm tăng dân số thành thị. D.Tất cả các ý trên. Câu 4 Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là giai đoạn nào sau đây? A. Cuối thế kỉ XIX B. Đầu thế kỉ XX C. Nửa sau thế kỉ XX D. Đầu thế kỉ XXI Câu 5 Đặc điểm không đúng với nền kinh tế các nước mĩ la tinh: A.Tăng trưởng GDP không ổn định B. thị trường xuất khẩu hàng hoá bị thu hẹp C. Vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh D. Phụ thuộc nặng nề vào các công ti tư bản nước ngoài về sản xuất và tiêu thu sản phẩm. Câu 6 Sự bùng nổ dân số hiên nay trên thế giới chủ yếu bắt nguồn từ: A. Các nước công nghiệp mới B. Các nước phát triển C. Các nước đang phát triển D. Khu vực châu phi Câu 7 Trung tâm và là nơi sinh ra đạo thiên chúa, đạo do thái và đạo hồi chính là khu vực: A. ấn độ B. Tây nam á C. Trung á D. Đông á Câu 8 Ô nhiệm môi trường Biển Và đại dương chủ yếu là do: A. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt. B. Các sự cố đắm tàu C. Việc rửa các tàu chở dầu D. Các sự cố tràn Dầu Câu 9 Năm ngành trụ cột trong công nghiệp hiện nay của TrungQuốc là: A. Luyện kim, khai khoáng, điện tử, dệt may, gốm sứ. B. .Chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô, xây dựng B. điện tử, hoá dầu, hàng tiêu dùng, luyện kim, sản xuất ô tô. D. Chế biến thực phẩm, xây dựng, hàng tiêu dùng, điện tử, hoá chất. Câu 10 Sự đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế thuộc khu vực II ở các nước trong khu vực Đông Nam á còn thấp chứng tỏ: Các nước đông nam á vẫn thuộc các nước đang phát triển. Các nước đông nam á chưa khai thác hết các tiềm năng tự nhiên, xã hội của khu khu vực. Quá trình công nghiệp hoá trong khu vực diễn ra chưa đều. Sự phát triển kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các nước trong khu vực và giữa các vùng, các địa phương giữa mỗi nước. Câu 11 Ngành kinh tế mà các nước Đông Nam á hướng vào khai thác là: A. Công nghiệp B. Nông nghiệp(do khủng hoảng lương thực ở châu á). C. Du lich.(công nghiệp không khói). D. Ngư nghiệp Câu 12 Trái đất nóng lên là do: A. Mưa axít ở nhiều nơi trên thế giới B. Tầng ô zôn bị thủng. C. Lượng CO2 tăng nhiều trong khí quyển D. Băng tan ở haicực B. phần tự luận (7 điểm) Câu 1(3 điểm): Trình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây những trở ngại gì trong việc phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia? Các nước nên có chính sách gì để xoá đói giảm nghèo? ví dụ ở Việt Nam hoặc ở địa phương em. Câu 2(4 điểm): Qua bảng số liệu về cơ cấu lao độnh của Trung Quốc( đơn vị: %) Năm 1970 1980 1990 2000 Nông nghiệp 81,6 72.1 60 50 Công nghiệp 6.4 15.6 21.4 24 dịch vụ 12 12.3 18.6 26 a)Vẽ biểu đồ(hình miền) thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động của Trung Quốc Qua các Năm. Nhận xét- giải thích sự chuyển dịch cơ cấu lao động qua các năm. --Hết-- Lưu ý: quá trình làm bài học sinh phải ghi mã đề, hết giờ phải nộp đề kèm theo với bài làm. trong lúc làm bài không được hỏi gì thêm. 3- Đáp án: Sở giáo dục và đào tạo nghệ an Trờng thpt cờ đỏ -------------------------ýýý---------------------- đáp án đề kiểm tra học kì II Môn Địa Lí 10 - Thời gian: 45 phút. I – phần trắc nghiệm(4 điểm) đề 1 Câu1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B A C C D A A 1C,2A Nếu sai một câu trừ 0,25đ II- phần tự luận(6 điểm) CÂU 1: 3điểm a) Hãy nêu ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống xã hội: - Các ngành dịch vụ có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển. - Sử dụng tốt nguồn lao động trong nớc và tạo thêm việc làm. - Phát triển các ngành dịch vụ sẽ khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và sự u đại của tự nhiên. - Phát triển của ngành dịch vụ có tác động nhiều mặt tới nền kinh tế và sự phát triển xã hội. b) Nêu 3 nhom phân loại ngành dịch vụ: - Dịch vụ kinh doanh... - Dịch vụ tiêu dùng.... - Dịch vụ công... 2đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ câu 2: 4 điểm a) Vẽ biểu đồ hình tròn: hai hình băng nhau hoặc theo tơng đối năm sau lớn hơn năm trớc(đúng kĩ năng của hình tròn) b) nhận xét: - Than đá có xu hớng giảm mạnh(dẫn chứng....) - Dầu khí, thuỷ điện, các loai khác đều tăng. nhng mức độ khác nhau(dẫn chứng.....) - Do tính năng của dầu khí, thuỷ điện, năng lợng khác có u thế(dẫn chứng....) - Trong tơng lai các ngành năng lợng truyền thống giảm (dẫn chứng), thay thế những ngành năng lợng mới do(tính năng, t/c kĩ thuật....) 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Hết năm học 2007-2008 H Sự nghiệp & mại mại ước mơ....?
Tài liệu đính kèm: