Giáo án Địa lí tiết 32: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Giáo án Địa lí tiết 32: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

I. MỤC TIÊU : Sau bài hoc, HS cần:

1.Kiến thức

- Củng cố kiến thức đã học về một số vấn đề của ngành CN VN

- Bổ sung kiến thức về sự chuyển dịch cơ cấu ngành CN

2.Kỹ năng:

- Biết cách phân tích, lựa chọn và vẽ được biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sx CN

- Biết nhận xét, phân tích và giải thích trên cơ sở số liệu và biểu đồ đã vẽ

- Giải thích một số hiện tượng KTXH dựa vào bản đồ và át lát

II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Atlat Địa lý Việt Nam

- Bản đồ công nghiệp VN

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí tiết 32: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32:
 Bài 29: thực hành: vẽ biểu đồ, nhận xét và giảI thích 
 sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
 Ngày soạn: 30-1-2010
 Lớp dạy:
Lớp
Ngày dạy
Tổng số
Số hs vắng mặt
Ghi chỳ
12 a
12C1
12C2
12c3
I. MỤC TIấU : Sau bài hoc, HS cần:
1.Kiến thức 
- Củng cố kiến thức đã học về một số vấn đề của ngành CN VN
- Bổ sung kiến thức về sự chuyển dịch cơ cấu ngành CN
2.Kỹ năng:
- Biết cách phân tích, lựa chọn và vẽ được biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sx CN
- Biết nhận xét, phân tích và giải thích trên cơ sở số liệu và biểu đồ đã vẽ
- Giải thích một số hiện tượng KTXH dựa vào bản đồ và át lát
II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Atlat Địa lý Việt Nam
- Bản đồ cụng nghiệp VN
- Thước kẻ, com pa, máy tính
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1, Ổn định
2, Bài mới
Kieồm tra baứi cuừ: ( 3’)
 Giải thích tại sao HN và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm CN lớn ở nước ta?
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
3’
9’
7’
- Gv : căn cứ vào bảng số liệu ở bảng 39.1, phân tích và yêu cầu hs
Nêu cách vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch giá trị sx CN theo ngành thời kì 1996- 2005 ?
- Hs : nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ
- Gv : nhận xét, nêu cách vẽ chính xác là biểu đồ tròn
+, gọi 1 hs đọc kết quả sau khi xử lí số liệu
+,hướng dẫn học sinh cách tính bán kính : 
R(2005) =R(1995) : V A (A=103347 : 991049 = 0,1)
Quy ước R(1995) = 1cm
sẽ có R(2005)= 1 : 0,32 =3,1 cm
+, Gv cần lưu ý một số nội dung : khoảng cách năm, chú giải...
- Gv : gợi ý hs nhận xét theo các nội dung sau :
+, chia làm hai thời kì : 
Từ 1996 – 2000
Từ 2000 – 2005
+, Với mỗi thời kì cần nhận xét cụ thể
. tỉ trọng CN khai thác
. tỉ trọng CN chế biến
. tỉ trọng CN sx, phân phối điện, khí đốt và nước
+, cần phân tích theo cả chiều dọc( để thấy rõ tỉ trọng của từng ngành trong toàn ngành CN ) và theo chiều ngang( sự phát triển của từng ngành qua các năm)
+, Sau khi nhận xé thì giải thích hoặc phân tích xong thì giải thích luôn.
- Hs : tự nhận xét vào vở
Bài 1:
a. Vẽ biểu đồ
*, Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất CN theo thành phần kinh tế ( đơn vị: %)
Thành phần KT
1995
2005
Nhà nước
50,3
25,1
Ngoài nhà nước
24,6
32,1
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
25,1
43,7
*, Vẽ biểu đồ
Biểu đồ chuyển dịch giá trị sx CN theo ngành thời kì 1996 – 2005
 Năm 1995 Năm 2005
Chú giải:
 Nhà nước
 Ngoài nhà nước
 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
b. Nhận xét
 Giá trị sx CN nước ta giai đoạn 1996 – 2005 có nhiều biến động và có thể chia làm hai giai đoạn
*, Giai đoạn 1996 – 2000
- Tỉ trọng của ngành CN khai thác(than, dầu khí, khoáng sản): tăng trưởng khá nhanh từ 13,9% lên 15,8% do nhu cầu nguyên liệu , nhiên liệu cho các ngành sx cơ bản và cho XK
- Tỉ trọng của ngành CN chế biến( hàng tiêu dùng, nông sản, thực phẩm): giảm chút ít do phảI cơ cấu lại các ngành sx
- Tỉ trọng ngành CN sx, phân phối điện, khí đốt và nước : giảm nhẹ ( 0,7%)
*, Từ 2000- 2005 :
- Tỉ trọng của ngành CN khai thác(than, dầu khí, khoáng sản): giảm mạnh từ 15,8% xuống 11,2%( giảm 4,6%) . Nguyên nhân là do chính sách hạn chế khai thác, XK các sp nguyên liệu thô, giá trị thấp
- Tỉ trọng của ngành CN chế biến( hàng tiêu dùng, nông sản, thực phẩm): khôI phục và tăng nhanh
Nguyên nhân:
+, nhiều ưu thế XK
+, tận dụng nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào tại chỗ
+, hiệu quả KT cao, tích luỹ vốn nhanh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH- HĐH
- Tỉ trọng ngành CN sx, phân phối điện, khí đốt và nước : không biến động nhiều, dao động trong khoảng 5,5-5,6%
4’
7’
5’
- Gv : hướng dẫn hs xử lí số liệu trước khi nhận xét
- Gv : hướng dẫn hs tự nhận xét, cần nêu được khu vực có tỉ trọng lớn nhất, nhỏ nhất và sự chuyển dịch cơ cấu chung của các vùng
Bài 2 : Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu CN theo thành phần KT và vùng KT
a.Theo thành phần kinh tế
*, Xử lí số liệu :
Cơ cấu giá trị sx CN theo thành phần KT (%)
Thành phần KT
1995
2005
Nhà nước
50,3
25,1
Ngoài nhà nước
24,6
31,2
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
25,1
43,7
*, Nhận xét :
- Năm 1995 : khu vực KT nhà nước chiếm chủ đạo với 50,3% giá trị cả nước. Khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có giá trị gần ngang nhau.
- Năm 2005 : 
+, khu vực nhà nước giảm tỉ trọng, chỉ còn 25,1%
+, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăch biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(tăng và đạt 43,7% giá trị sx CN)
b. Theo cơ cấu lãnh thổ
*, Năm 1995 :
- ĐNB đứng đầu, góp 49,4% giá trị sản lượng CN cả nước
- ĐBSH đứng thứ hai với 17,7% giá trị
- Các vùng còn lại chiếm giá trị thấp
*, Năm 2005 : 
- ĐNB tiếp tục tăng và dẫn đầu cả nước với 55,5% giá trị sản lượng CN
- ĐBSH tăng thêm giá trị và giữ vững vị trí thứ hai
- ĐBSCL : giảm khá mạnh chỉ còn chiếm 8,8% giá trị sản lượng CN cả nước
- Các vùng còn lại đều giảm sút
c. Nhận xét chung
Trong 10 năm( từ 1995- 2005) là thời kì ngành CN nước ta có sự điều chỉnh lớn trong cơ cấu ngành và cả thành phần KT. Chiều hướng này thể hịên xu hướng chuyển dịch sang nền KT thị trường và ưu thế mạnh mẽ của các vùng KT trọng điểm phía Bắc, Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo bước đột phá,thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới toàn diện nền KT nước ta
5’
- Gv : giải thích qua dựa vào bản đồ ĐNB, sau đó yêu cầu hs về nhà dựa vào át lát địa lí hoàn thành vào vở
Bài 3 : Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sx CN cao nhất cả nước
a. Vị trí địa lí
Giáp TN, DHNTB, ĐBSCL, CPC -> thuận lợi cho phát triển KTXH của vùng
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất, sinh vật giàu có
- Tài nguyên khoáng sản : dầu khí, sét, cao lanh
- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thuỷ điện lớn
c. Điều kiện KTXH
- Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao
- Có TP Hồ Chí Minh : trung tâm KT- XH lớn
- Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, thu hút đầu tư nước ngoài
- Có cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là mạng lưới giao thông
- Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư, tập trung cho sự phát triển của ĐNB
IV, Đánh giá
 - Gv : khái quát lại nội dung kiến thức
 - Hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi trong SGK
V, Hoạt động nối tiếp
- Hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị nội dung bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 32- thuc hanh - ve bieu do, nhan xet va giai thich su chuyen dich co cau CN.doc