Đề kiểm tra học kỳ I môn : Địa lí 12 (trắc nghiệm)

Đề kiểm tra học kỳ I môn : Địa lí 12 (trắc nghiệm)

Câu 1 : Vị trí địa lý nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc :

a. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

b. Phát triển kinh tế biển.

c. Mở rộng quan hệ hợp tác với vùng Đông Nam Á và thế giới.

d. Tất cả các thuận lợi trên.

Câu 2 : Loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức hiện nay là :

a. Đất. c. Rừng.

b. Biển. d. Khoáng sản.

Câu 3 : Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta đã đem đến cho sản xuất nông nghiệp :

a. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ với nguồn nước dồi dào.

b. Nạn úng ngập và xói mòn đất đai trầm trọng.

c. Tình trạng lũ, bão và hạn hán thất thường.

d. Tất cả đều đúng.

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn : Địa lí 12 (trắc nghiệm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn : Địa Lí 12 (Trắc nghiệm)
Câu 1 : Vị trí địa lý nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc : 
a. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
b. Phát triển kinh tế biển.
c. Mở rộng quan hệ hợp tác với vùng Đông Nam Á và thế giới. 
d. Tất cả các thuận lợi trên. 
Câu 2 : Loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức hiện nay là : 
a. Đất. 
c. Rừng. 
b. Biển.
d. Khoáng sản.
Câu 3 : Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta đã đem đến cho sản xuất nông nghiệp : 
a. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ với nguồn nước dồi dào.
b. Nạn úng ngập và xói mòn đất đai trầm trọng.
c. Tình trạng lũ, bão và hạn hán thất thường. 
d. Tất cả đều đúng. 
Câu 4 : Giai đoạn bùng nổ dân số mãnh liệt ở nước ta tập trung vào thời kỳ : 
a. 1931 - 1960. 
c. 1979 - 1989. 
b. 1965 - 1975. 
d. Từ 1990 đến nay.
Câu 5 : Chất lượng cuộc sống của một cộng đồng dan cư được đánh giá qua mức độ : 
a. Khai thác tài nguyên.
b. Ô nhiễm môi trường.
c. Thoả mãn các nhu cầu ăn mặc, học hành, chữa bệnh.
d. Tốc độ phát triển kinh tế. 
Câu 6 : Để lực lượng lao động trẻ ở nước ta sớm trở thành một nguồn lực sản xuất có hiệu quả thì phương hướng trước tiên là : 
a. Lập các cơ sở giới thiệu việc làm.
b. Mở rộng các ngành nghề thủ công mỹ nghệ.
c. Có kế hoạch giáo dục và và đào tạo hợp lí. 
d. Tổ chức hướng nghiệp cho họ. 
Câu 7 : Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay hướng chuyển động lao động hợp lí là : 
a. Thành thị về nông thôn.
b. Từ nông thôn lên thành thị. 
c. Dịch vụ sang công nghiệp. 
d. Nông nghiệp sang công nghiệp rồi sau đó sang dịch vụ.
Câu 8 : Nền kinh tế nhiều thành phần có nghĩa là: 
a. Bao gồm nhiếu tổ chứcvới các sở hữu khác nhau.
b. Bao gồm nhiều ngành khác nhau.
c. Phát triển đồng bộ giữa nông, công nghiệp và dịch vụ.
d. Bao gồm các nội dung trên.
Câu 9 : Cơ sở hạ tầng về mặt xã hội thiết yếu của một nước là: 
a. Lương thực, thực phẩm. 
c. Cơ sở giáo dục và y tế. 
b. Vốn và nguồn lao động.
d. Trật tự an toàn và giao thông
Câu 10 : Đường lối công nghiệp hoá và hiện đại hoánước ta hiện nay được cụ thể hoá qua chiến lược kinh tế, xã hội lâu dài nhằm vào lĩnh vực: 
a. Gia tăng sản xuất công nghiệp.
b. Phát triển mạnh công nghiệp.
c. Mở rộng dịch vụ và thương mại .
d. Tất cả các lĩnh vực trên.
Câu 11 : Trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội nguồn vốn quý và lâu bền nhất của đất nước ta đó chính là :
a. Tài nguyên khoáng sản giàu có.
b. Đất đai màu mơ õvà nguồn nước dồi dào.
c. Lực lượng lao động đông – cần cù – sáng tạo và hiếu học.
d. Vị trí nằm ở trung tâm Đông Nam Á của nước ta.
Câu 12 : Trình độ khoa học kĩ thuật và năng lực còn yếu của lực lượng lao động nước ta đã đưa đến kết quả
a. Năng xuất lao động xã hội thấp.
b. Thời gian lao động bị lãng phí lớn.
c. Giá thành sản phẩm cao khó cạnh tranh.
d. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 13 : Chính sách mới của nước ta bước đàu có tác dụng chuyển dịch lao đông hợp lý hơn từ khu vực kinh tế :
a. Nhà nước sang tập thể và tư nhân. 
b. Tập thể sang nhà nước và tư nhân.
c. Tư nhân sang nhà nước và tập thể.
d. Cả ba câu trên đều sai.
Câu 14 : Trong hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay biện pháp giải quyết việc làm mau chóng cho lực lượng lao động thành thị là:
a. Xây dựng nhiều nhà máy lớn. 
b. Phát triển cơ sở công nghiệp và dịch vụ quy mô nhỏ.
c. Phân bố lại lực lượng lao động.
d. Tổ chức xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Câu 15 : Để giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn cần chú ý :
a. Tiến hành thâm canh tăng vụ. 
b. Phát triển mạnh chăn nuôi và ccá nghành nghề thủ công.
c. Mở rộng các loại hình dịch vụ phụ vụ công nghiệp.
d. Tất cả đều dúng.
Câu 16 : Để hạn chế tình trạng đô thị hoá quá mức gần đây ở nước ta cần gấp rút tiến hành :
a. Thành thị hoá nông thôn. 
b. Công nghiệp hoá nông thôn.
c. Kế hoạch hoá gia đình.
d. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 18 : Năm 1993 dân số đạt 70,9 triệu người thì tổng số người phụ thuộc vào thời điểm này ở nước ta là :
a. 32.7 triệu người.
c. 38.2 triệu người.
b. 13% .
d. 74%.
Câu 18 : Năm 1993 dân số lao động ở nước tađạt tỉ lệ....% của tổng dân số là :
a. 50,2 triệu người
c. 42,5% 
b. 46,1% 
d. 65,7%
Câu 19 : Vào năm 1993 số lao động nông lâm nghiệp nước đã chiếm tới...triệu người :
a. 32,7
c. 30,5
b. 29,3
d. 24,2
Câu 20 : Chỉ tính riêng nghành GTVT, thương mại và bưu điện thì số lao động trong khu vực này là :
a. 2,3 triệu người
c. 4,5 triệu người
b. 3,4 triệu người
d. 2,5 triệu người
Câu 21 : Tính số lao động troing khu vực dịch vụ ở nước ta năm 1993 đạt tới...(triệu người)
a. 5,4
c. 3,7
b. 4,2
d. 4,8
Câu 22 : Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta có vai trò chiến lược thể hiện mục tiêu :
a. Hình thành đạo đức nhân cánh con người mới. 
b. Đào tạo đôi ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến.
c. Nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài.
d. Tất cả các mục tiêu trên.
Câu 23 : Hệ thống giáo dục đào tạo nước ta ngày càng hoà chỉnh là nhờ được tổ chức giảng dạy :
a. Liên tục từ mẫu giáo qua phổ thông đến trên đại học. 
b. Theo kiểu trường chuyên lớp chọn.
c. Với đủ các loại hình quốc lập, bán công, dân lập. 
d. Ưu tiên cho trẻ em thuộc diện chính sách.
Câu 24 : Đối với các tỉnh miền núi và cao nguyên ở nước ta thì mục tiêu giáo dục là quan tâm trước hết đến việc:
a. Đào tạo nhiều cán bộ có trình độ đại học. 
b. Tiến hành xoá mù và phổ cập cấp I.
c. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục. 
d. Xây dựng một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh.
Câu 25: Một thành tựu lớn của nước ta có ý nghĩa về mặt xã hội so với các nước vùng Đông Nam Aù là đã:
a. Kiểm soát được sự sinh đẻ. 
b. Hạ tỉ lệ người mù chữ xuống thấp (12%).
c. Hạn chế được các tệ nạn xã hội. 
d. Mở rộng mạng lưới phát thanh, truyền hình khắp cả nước.
Câu 26 : Sự đa dạng và giầu bản sắc dân tộc của nền văn hoá nước ta là kết quả của:
a. Quá trình hình thành và phát triển lâu dài của đất nước. 
b. Kết hợp tinh hoa văn hoá của 54 dân tộc.
c. Việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nước ngoài. 
d. Cả 3 đều đúng.
Câu 27 : Sự “ô nhiễm xã hội” là cách nói để chỉ tình trạng :
a. Văn hoá truyền thống bị lu mờ. 
b. Phát triển tràn lan văn hoá phẩm xấu và lối sống nước ngoài.
c. Những tệ nạn xã hội phát triển do ảnh hưởng của văn hoá ngoại lai. 
d. Câu a,b đúng.
Câu 28 : Trong đường lối đổi mới hiện nay, đóng vai trò then chốt là thành phần kinh tế:
a. Tập thể 
c. Cá thể hộ gia đình 
b. Quốc doanh 
d. Tư bản nhà nước 
 Câu 29: Trong lình vực phát triển công nghiệp, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả hiện nay là:
a. Hợp tác xã. 	b. Kinh tế hộ gia đình.
c. Nông trường quốc doanh. 	d. Liên hiệp nông công nghiệp .
Câu 30: Sự thành công của công cuộc đổi mới ở nước ta được thấy rõ ở:
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế. 
b. Khả năng tích luỹ nội bộ.
c. Sự cải thiện trong đời sống nhân dân. 
d. Tất cả các biểu hiện trên.
Câu 31: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta hiện nay thể hiện ở sự chuyển dịch lao động từ khu vực :
a. Sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ. 
b. Nông nghiệp sang công nghiệp.
c. Cả 2 đều đúng. 
d. Cả 2 đều sai. 
Câu 32: Trong nội bộ cơ cấu nghành, xu thế chuyển dịch hiện nay là từ :
a. Sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ. 
b. Sản xuất dịch vụ sang công nghiệp.
c. Ngành nông nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu và năng lượng sang ngành có lợi thế về tại nguyên và lao động . 
d.Các nghành thủ công sang ngành cơ giới . 
Câu 33: Trong ngành nông nghiệp, ngành sản xuất mang lại thu nhập ngoại tệ lớn nhất nước ta hiện nay:
a. Sản xuất lương thực thực phẩm . 
b. Sản xuất các sản phẩm từ cây công nghiệp.
c. Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. 
d. Khai thác dầu khí. 
Câu 34: Sự chuyển dịch theo cơ cấu lãnh thổ đã cho phép hình thành trong khu vực:
a. Các vùng chuyên canh nông sản. 
b. Các khu công nghiệp chuyên ngành ra đời.
c. Các đô thị lớn với ưu thế dịch vụ phát triển. 
d. Cả 3 đều đúng. 
Câu 35: Trong cơ cấu vốn đất ở nước ta hiện nay, các loại đất nông nghiệp(N), lâm nghiệp (L),chuyên dùng (D) và hoang mạc hoá (H) được xếp từ nhỏ đến lớn :
a. N – L – D – H . 	b. H -L – N – D .
c. D – N – L – H . 	d. L – H – D – N . 
Câu 36: Trong việc sử dung vốn đất hiện nay cần chú ý biện pháp chuyển dịch dần từ đất :
a. Nông nghiệp sang đất chuyên dùng. 
b. Chuyên dùng sang đất nông nghiệp.
c. Hoang hoá sang đất lâm nghiệp. 
d. Lâm nghiệp sang đất nông nghiệp . 
Câu 37: Để thu hẹp dần diện tích đất hoang hoá, cần chú ý chuyển dần đất hoang hoá thành đất :
a. Chuyên dùng. 	b. Nông nghiệp .
c. Lâm nghiệp. 	d. Cả 3. 
Câu 38: Đối với đồng bằng Sông Hồng, sự biến đổi các loại đất đang có xu thế :
a. Đất lâm nghiệp ngày càng mở rộng . 
b. Đất hoang hoá ngày càng phát triển.
c. Cả 2 đều đúng. 
d. Cả 2 đều sai. 
Câu 39: Để cải tạo hợp lý các diện tích đất chua phèn ở đồng bằng Sông Cửu Long thì biện pháp cần thiết là :
a.Tưới nước thường xuyên . 
b. Bón nhiều vôi và lân.
c. Cả 2 đều đúng. 
d. Cả 2 đều sai. 
Câu 40: Việc định hướng thực hiện ba chương trình kinh tế ở nước ta:
Sản xuất lương thực thực phẩm,hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là sự nhìn nhận ưu thế vốn có của:
a. Nguồn nông lâm hải sản dồi dào . 
b. Nguồn lao động và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
c. Cả 2 đều đúng. 
d. Cả 2 đều sai. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Dia12_hk1_TNTL.doc