I, MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Kiến thức
- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo B – N là do sự thay đổi của khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã
- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía B và phần lãnh thổ phía N
- Hiểu được sự phân hoá Đ-T trước hết là do sự phân hoá địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình đối với các khối khí qua lãnh thổ
- Biết được sự phân hoá thiên nhiên từ Đ - T theo 3 vùng: biển và thềm lục địa,vùng đb ven biển,vùng đồi núi
Tiết 13: Bài 11: thiên nhiên phân hoá đa dạng Ngày soạn: 14 - 10 - 2009 Lớp dạy: Lớp Ngày dạy Tổng số Số hs vắng mặt Ghi chú 12 A 12 C1 12 C2 12 C3 I, Mục tiêu bài học 1, Kiến thức - Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo B – N là do sự thay đổi của khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã - Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía B và phần lãnh thổ phía N - Hiểu được sự phân hoá Đ-T trước hết là do sự phân hoá địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình đối với các khối khí qua lãnh thổ - Biết được sự phân hoá thiên nhiên từ Đ - T theo 3 vùng: biển và thềm lục địa,vùng đb ven biển,vùng đồi núi 2, Kỹ năng - Đọc,hiểu bản đồ - Nhận xét chế độ nhiệt và chế độ mưa ở hai biểu đồ khí hậu trong SGK - Liên hệ thực tế địa phương để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ B- N, Đ- T 3, Thái độ Củng cố thêm tình yêu quê hương đất nước II, Phương tiện dạy học Bản đồ tự nhiên VN át lát địa lí VN Bảng phụ,phiếu học tập III, Hoạt động dạy học 1, ổn định 2, Bài mới Kiểm tra bài cũ : ( 3’) Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống ? Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 5’ 15’ - Gv : yêu cầu hs dựa vào kiến thức đã học, cho biết Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá theo chiều Bắc – Nam ? - Hs : trả lời - Gv : nhận xét, khái quát lại các nguyên nhân, đặc biệt lưu ý đến ảnh hưởng của gió mùa ĐB.Phân tích các số liệu về nhiệt độ và lượng mưa ở bài tập 2để thấy rõ sự khác biệt - Gv : chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ,phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành nội dung được phân công. - Hs : thảo luận,sau đó đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung góp ý. - Gv : nhận xét, chuẩn kiến thức bằng bảng đã chuẩn bị sẵn Nêu thêm một số câu hỏi : + Tại sao miền Bắc có 3 tháng nhiệt độ dưới 180 ? (do nằm gần chí tuyến, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, tạo sự đa dạng về sản vật của phía Bắc) 1,Thiên nhiên phân hoá theo Bắc – Nam a. Nguyên nhân - Vị trí địa lí - Khí hậu : càng vào phía nam ảnh hưởng của gió mùa ĐB càng ít dần b. Biểu hiện Phần lãnh thổ phía Bắc Phần lãnh thổ phía Nam Giới hạn Từ dãy Bạch Mã trở về Phía Nam dãy Bạch Mã Khí hậu Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh - nhiệt độTB :>200 - có 2- 3 tháng lạnh(nhiệt độ TB :<180 ) - Biên độ nhiệt năm lớn - Sự phân mùa : +,mùa đông +, mùa hạ Khí hậu cận xích đạo gió mùa -nhiệt độ TB :trên 250 - không có tháng lạnh - Sự phân mùa : +,mùa khô +,mùa mưa Cảnh quan thiên nhiên - Đới rừng nhiệt đới gió mùa - Thành phần sv :các loài nhiệt đới chiếm ưu thế +, TV +, ĐV - Đới rừng gió mùa cận xích đạo -Thành phần sv : thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới +, TV :cây chịu hạn,rụng lá vào mùa khô +, ĐV : phong phú về số lượng và thành phần loài 5’ 5’ 10’ - Gv : yêu cầu hs đọc nội dung SGK : hãy nêu nhận xét sự phân hoá thiên nhiên từ Đ-T ? - Hs : trả lời - Gv : nhận xét, nêu lại sự phân hoá trên bản đồ - Gv : hướng dẫn hs quan sát át lát, dựa vào màu sắc trên bản đồ cho biết: Mối quan hệ giữa vùng biển và thềm lục địa với vùng đồng bằng ven biển và dải núi phía Tây được thể hiện như thế nào? - Hs : trả lời - Gv : nhận xét, chuẩn kiến thức +,Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam : nông,mở rộng,có nhiều đảo ven bờ-> đb rộng, bằng phẳng, núi lùi về xa +,Thềm lục địa NTB : thu hẹp, tiếp giáp vùng nước sâu-> đồng bằng nhỏ hẹp, núi ăn ngang ra biển - Gv : yêu cầu hs đọc SGK Nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giưa hai vùng ĐB – TB, ĐTS – TN ? - Hs : trả lời - Gv : nhận xét, chuẩn kiến thức +, vùng ĐB : chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB +, Tây bắc : nằm sau dãy HLS nên khuất gió, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB.Mùa đông khô, ít có mưa phùn, Mùa hạ gió mùa ĐN bị các khối núi và cao nguyên ở phía Nam ngăn cản(CN Mộc Châu),luồng gió này chỉ luồn theo các thung lũng sông vào vùng TB, nên mùa mưa ở đây thường đến muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam còn chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. +, Đông Trường Sơn : mưa vào thu đông do nhận trực tiếp các hướng gió thổi từ vùng ĐB, bão, dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp từ biển đông. +, Tây trường sơn : do gió mùa mùa hạ từ ĐB ÂĐD qua vịnh Ben gan nên mang mưa cho NB và TN(hiệu ứng phơn gây khô nóng cho Đông trường sơn) 2, Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây a. Vùng biển và thềm lục địa - Có diện tích lớn 3 lần diện tích vùng lục địa - Độ nông – sâu, hẹp – ngang của thềm lục địa có quan hệ với vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi phía Đông - Thiên nhiên vùng biển đa dạng, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng nhiệt đới ẩm gió mùa b.Vùng đồng bằng ven biển - ĐBBB và ĐBNB : mở rộng với các bãi triều thấp, bằng phẳng, thềm lục địa nông, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi - ĐB ven biển trung bộ : hẹp ngang, bịi chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ c.Vùng đồi núi phức tạp do tác động của địa hình và các luồng gió mùa : - Vùng núi ĐB : thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa - Vùng núi TB : +, vùng núi thấp phía Nam : thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa +, vùng núi cao : ôn đới - Đông Trường Sơn : mưa vào mùa thu - đông( tháng 8-11) - Tây Trường Sơn : mưa vào hè – thu IV, ĐÁNH GIÁ ( 2’) - Gv: Khỏi quỏt lại nội dung kiến thức - Hướng dẫn hs làm bài tập 1 SGK,cần so sánh được sự khác nhau giữa hai địa điểm V, Hoạt động nối tiếp - Hoàn thành bài tập - Chuẩn bị nội dung bài mới
Tài liệu đính kèm: