BÀI 3
THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sd hệ thống ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. Xác định được vị trí được nước ta và 1 số địa danh quan trọng.
2. Kỹ năng
Vẽ tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần đất liền) và 1 số đối tượng địa lí.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến (Chuẩn bị trên giấy khổ lớn, HS chuẩn bị trên giấy A4)
- Thước kẻ
- Bút dạ viết bảng
Tiết 3 Bài 3 Thực hành: Vẽ lược đồ việt nam Ngày soạn: Ngày giảng: I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sd hệ thống ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. Xác định được vị trí được nước ta và 1 số địa danh quan trọng. 2. Kỹ năng Vẽ tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần đất liền) và 1 số đối tượng địa lí. II. Phương tiện dạy học - Khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến (Chuẩn bị trên giấy khổ lớn, HS chuẩn bị trên giấy A4) - Thước kẻ - Bút dạ viết bảng III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ Đông Nam á ? ? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam ? 3. Bài mới GV: Hướng dẫn HS xác định các điểm chính cần vẽ, các bước tiến hành trên khung lược đồ có sẵn HS: Tiến hành trên bản đồ trống đã chuẩn bị trước ở nhà * Bước 1: Vẽ khung ô vuông Vẽ lưới ô vuông gồm 40 ô (5x8), kích thước mỗi ô tương ứng 20 kinh và vĩ tuyến, theo trật tự: - 5 ô hàng ngang đánh thứ tự từ A->E - 8 ô hàng dọc đánh số thứ tự từ 1->8 Lưu ý: Vẽ lược đồ Việt Nam bằng khổ giấy A4 (chiều dài tờ giấy thi) -> HS nên chọn lại thước dẹt, có bề rộng phù hợp (tránh phải đo chiều rộng là bao nhiêu cm - không mất thời gian). * Bước 2: Xác định các điểm khống chế và đường khống chế lãnh thổ Việt Nam phần đất liền. * Bước 3:Vẽ khung lãnh thổ Việt Nam . (Hướng dẫn HS vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển để hợp thành khung lãnh thổ Việt Nam). - Đoạn 1: Từ điểm cực Tây (Sín Thầu- Mường Nhé - Điện Biên) đến thành phố Lào Cai. -> Tại ô A1 từ trên xuống tại kinh tuyến 1020Đ chia làm 4 phần, lấy 3/4 (hoặc 1/4 từ dưới lên); Tương tự tại kinh tuyến 1040Đ lấy 1/4 => Nối 2 điểm đó lại. - Đoạn 2: Từ thành phố Lào Cai -> Lũng Cú (Điểm cực Bắc). + Tại kinh tuyến 1060 lấy 2/3. + Tại vĩ tuyến 240 của ô B1 lấy 1/3. => Nối 2 điểm và giao của 2 đường là Lũng Cú. - Đoạn 3: Từ Lũng Cú -> Móng Cái (Thị xã biên giới bờ biển Đông giáp với TQ). + Tại kinh tuyến 1060Đ giữa ô B1 và C1 lấy 1/2 (Nối từ điểm Lũng Cú với điểm đó). + Tại vĩ tuyến 220B giữa C1 và C2 lấy 1/3: Từ điểm 1/3 kẻ đường song song với kinh tuyến 1060Đ. + Từ đường mới kẻ lấy 1/2: Nối với điểm 1/2 trước đó. + Từ điểm 1/3 của vĩ tuyến 220B, nối với kinh tuyến 1080Đ giữa ô C2 và D2 ở điểm 1/4 (đây là Mũi Ngọc thuộc thị xã Móng Cái - Quảng Ninh). - Đoạn 4: Từ Móng Cái -> Phía Nam đồng bằng sông Hồng (Nối từ điểm mũi Ngọc -> tới điểm giao giữa đường 1060Đ và 200B). - Đoạn 5: Từ phía Nam đồng bằng sông Hồng đến phía Nam dãy Hoành Sơn (vĩ tuyến 180B) -> KV đèo Ngang (Chú ý đường bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển). + Tại kinh tuyến 1060Đ (đoạn giáp B3 và C3) lấy 1/2. + Từ điểm đó kẻ song song với đường 180B. - Đoạn 6: Từ Nam Hoành Sơn -> Nam TBộ. => Từ đoạn 6 có thể vẽ biên giới phía Tây của Sơn La, Điện Biên với Lào. + Từ giao của KT 1100Đ và 140B kéo dài lên đến điểm cực Tây (xã Sín Thầu - điểm 3/4). + Tại VT 160B của ô D4 và D5 lấy 2/3 => kéo dài từ điểm đó song song với KT 1100Đ tới VT 120B. Chú ý: + Vị trí Đà Nẵng ở góc vuông D4. + Có thể bỏ qua các chi tiết về vũng vịnh ở Nam TBộ. + Vị trí Cam Ranh ở góc trên của D7 (VT 120B). - Đoạn 7: NTBộ đến mũi Cà Mau. Nối từ điểm giao giữa KT 1100Đ và 120B tới VT 80B góc trái dưới cùng ô D8 (mũi Cà Mau). - Đoạn 8: Nối từ mũi Cà Mau -> Rạch Giá (Kiên Giang). + Tại VT 80B của ô B8: Lấy 1/3 (Kẻ // với kinh tuyến 1040Đ) tới điểm thuộc VT 100B. + Tại VT 100B ô B8, lấy 1/2 (Kiên Giang). + Tại KT 1040Đ giữa ô A7 và B7 lấy 4/5 (Hà Tiên): Nối với điểm Kiên Giang (điểm 1/2). - Đoạn 9: Biên giới đồng bằng SCL với CPC Từ điểm giao của KT 1040Đ với VT 100B nối với điểm 1/3 của KT 1060Đ giữa ô B7 và C7 kéo dài hết lên ô C6. - Đoạn 10: Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với CPC và Lào. Tại VT 120B của ô C6 và C7 lấy 2/3 kéo dài // với KT 1080Đ lên VT 160B. - Đoạn 11: Biên giới từ p.Nam Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào. Tại KT 1040Đ ô A3 và B3 lấy 1/6: Nối điểm 1/6 với điểm 2/3 tại ô C5 trên VT 160B. - Đoạn 12: Tây Thanh Hoá với Lào. + Tại VT 200B ô B2 và B3 lấy 1/2, nối điểm 1/6 với 1/2 + Cũng tại VT 200B lấy điểm 1/3 - Đoạn 13: Phía Nam Sơn La, Điện Biên với Lào. + Tại KT 1040Đ của ô A2 và B2 lấy 1/2 , nối điểm đó với điểm 1/2 đã vẽ trước đó. + Từ điểm 1/2 của ô B2 kẻ vuông góc với đường kéo dài từ điểm cực Tây với NTBộ. Lưu ý cho HS: Khi vẽ có thể thêm 1 số đường phụ để có thể vẽ chính xác hơn. * Bước 4: Hoàn thiện, lưu ý những đoạn biên giới giáp biển và đất liền của Việt Nam. * Bước 5: Vẽ 2 quần đảo Trường Sa (ô E8) và Hoàng Sa (ô E4). * Bước 6: Vẽ các sông chính. * Bước 7: Điền tên các thành phố, thị xã theo yêu cầu. IV. Củng cố Lưu ý các bước vẽ và các điểm chính cần lưu ý trong quá trình vẽ
Tài liệu đính kèm: