Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
1/ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI LÀ MỘT CUỘC CẢI CÁCH TOÀN DIỆN VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI:
a) Bối cảnh:
Nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì luôn ở mức
ba con số.
b) Diễn biến:
- Công cuộc đổi mới manh nha từ năm 1979, đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp.
- Đường lối đổi mới là đưa nền kinh tế – xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế:
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP 1/ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI LÀ MỘT CUỘC CẢI CÁCH TOÀN DIỆN VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI: a) Bối cảnh: Nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì luôn ở mức ba con số. b) Diễn biến: - Công cuộc đổi mới manh nha từ năm 1979, đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp. - Đường lối đổi mới là đưa nền kinh tế – xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế: + Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội. + Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. c) Thành tựu: - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. - Đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo. 2/ NƯỚC TA TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC: a) Bối cảnh: - Toàn cầu hóa cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, đồng thời đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt. - Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995. - Nước ta đã trở thành thành viên ASEAN từ tháng 7/1995. - Nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 01/2007. b) Thành tựu: - Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI). - Đẩy mạnh hợp tác kinh tế – khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực ... - Đẩy mạnh ngoại thương, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng. 3/ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI: - Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. - Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. - Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. - Đẩy mạnh giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường. Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ 1/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia. - Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau: + Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, + Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. + Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. + Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. - Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6050’B, và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông. - Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7. 2/ PHẠM VI LÃNH THỔ: a) Vùng đất: + Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích là 331.212 km2. + Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền (đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1400 km, Việt Nam – Lào dài gần 2100 km, Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100km). + Đường bờ biển dài 3260km chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). + Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). b) Vùng biển: Vùng biển của nước ta bao gồm: - Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. - Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m). - Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí. - Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như Công ước quốc tế quy định. - Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. c) Vùng trời: Là khoảng không gian không giới hạn độ bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo. 3/ Ý NGHĨA CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VIỆT NAM: a) Ý nghĩa tự nhiên: - Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. - Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo. - Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm. b) Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng: - Về kinh tế: + Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. + Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. - Về văn hóa – xã hội: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước, Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 1/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH: a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng: - Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. - Hướng núi gồm 2 hướng chính: Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. c) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người: 2/ CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH: a) Khu vực đồi núi: * Địa hình núi chia thành 4 vùng: - Vùng núi Đông Bắc: + Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích chạy theo hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương ... Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Các khối núi đá vôi đồ sộ cao trên 1000m nằm ở biên giới Việt Trung. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500-600m. - Vùng núi Tây Bắc: + Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam (Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi). - Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu. - Vùng núi Trường Sơn Nam: + Gồm các khối núi và các cao nguyên. + Khối núi Kon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, nghiêng về phía đông. + Các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh ở phía tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500-800-1000m. * Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du: - Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.- Địa hình đồi trung du phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. Bài 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo) b) Khu vực đồng bằng: * Đồng bằng châu thổ sông: Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. - Đồng bằng sông Hồng: rộng khoảng 15.000 km2, địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa. - Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ): rộng 40.000 km2, địa hình thấp, phẳng. Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn. * Đồng bằng ven biển: - Có tổng diện tích 15.000 km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. - Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa. - Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng. 3/ THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ VỀ TỰ NHIÊN CỦA CÁC KHU VỰC ĐỒI NÚI VÀ ĐỒNG BẰNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI: a) Khu vực đồi núi: * Các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên: - Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. - Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới. Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm. Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu. + Nguồn thủy năng: các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. + Tiềm năng du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái ...) * Các mặt hạn chế: b) Khu vực đồng bằng: * Đồng bằng châu thổ sông: Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. - Đồng bằng sông Hồng: rộng khoảng 15.000 km2, địa hình cao ở rìa phía tây ... ồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại. BÀI 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH, QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO 1/ VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC TA GIÀU TÀI NGUYÊN: a) Nước ta có vùng biển rộng lớn, bao gồm: vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, vùng thềm lục địa. b) Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển: * Nguồn lợi sinh vật: - Sinh vật biển giàu có, nhất là giàu thành phần loài. Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Có những loài quý hiếm, cần phải bảo vệ đặc biệt. - Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực... biển nước ta còn có nhiều đặc sản khác như đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết... Có nhiều loài chim biển; tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. * Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí đốt: - Dọc bờ biển có nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. - Vùng biển có nhiều sa khoáng có trữ lượng công nghiệp: ôxít titan, cát trắng (nguyên liệu quý để làm thuỷ tinh, pha lê). - Vùng thềm lục địa có các tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác. * Biển và ven biển nước ta có điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: - Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. - Dọc bờ biển lại có nhiều vùng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng. - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo: Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng. - Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển. - Du lịch biển – đảo đang là loại hình du lịch thu hút nhiều du khách. 2/ CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO CÓ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ AN NINH VÙNG BIỂN: a) Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ: - Có những đảo đông dân như Cát Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc. - Có những đảo cụm lại thành quần đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Sơn), quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu. - Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. - Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. b) Các huyện đảo ở nước ta (đến năm 2006): - Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) - Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng). - Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) - Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) - Huyện đảo Lí Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) - Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) - Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) - Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bình Thuận) - Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). 3/ KHAI THÁC TỔNG HỢP CÁC TÀI NGUYÊN VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO: a) Tại sao phải khai thác tổng hợp: - Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. - Môi trường biển là không chia cắt được. Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh. - Môi trường biển, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do có diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. b) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo: - Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm không sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt nguồn lợi. - Việc phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, đồng thời giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta. c) Khai thác tài nguyên khoáng sản: - Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã đựơc tiến hành và đem lại năng suất cao. - Việc thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh. Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí nóng, làm phân bón, sản xuất điện tuốc bin khí... d) Phát triển du lịch biển: - Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi biển mới đựơc đưa vào khai thác. - Đáng chú ý là các khu du lịch Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò ( Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). e) Giao thông vận tải biển: - Hàng loạt cảng hàng hoá lớn đã đựơc cải tạo, nâng cấp (cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng...) Một số cảng nước sâu đã được xây dựng (Cảng Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Vũng Tàu...) - Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng. - Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội ở các tuyến đảo. 4/ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA: - Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng, nên cần tăng cường việc đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan. - Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và các thế hệ mai sau. BÀI 43: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1/ ĐẶC ĐIỂM: - Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. - Một số đặc điểm chủ yếu: + Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nứơc + Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. + Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác. + Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc. 2/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN: a) Quá trình hình thành: (Xem bảng 43.1 trang 195/ SGK) b) Thực trạng phát triển kinh tế: (Xem bảng 43.2 trang 196/ SGK) 3/ BA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM: a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: - Diện tích gần 15,3 nghìn km2 (4,7% lãnh thổ nứơc ta), số dân hơn 13,7 triệu người năm 2006 (chiếm 16,3% dân số cả nước), gồm 8 tỉnh, thành phố chủ yếu thuộc đồng bằng sông Hồng. * Hội tụ tương đối đầy đủ các thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội: - Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. - Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhất của cả nước. - Hai quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân. - Có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. - Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước. - Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ. - Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển. - Để vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến các ngành kinh tế. - Về công nghiệp: đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung. - Về dịch vụ: chú trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch. - Về nông nghiệp: cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao. b) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: - Diện tích gần 28 nghìn km2, số dân 6,3 triệu người năm 2006 (chiếm 8,5% diện tích tự nhiên và 7,4% số dân cả nước), gồm 5 tỉnh, thành phố, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định. * Trong vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế. - Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam qua quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Thống Nhất, có các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá. - Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. - Trên lãnh thổ của vùng hiện nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch. c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: - Diện tích gần 30,6 nghìn km2 (hơn 9,2% diện tích cả nứơc), số dân 15,2 triệu người (18,1% số dân toàn quốc) năm 2006, bao gồm 7 tỉnh và thành phố chủ yếu thuộc Đông Nam Bộ. - Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh tự nhiên, kinh tế – xã hội. + Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa. + Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng. + Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật tương đối tốQt và đồng bộ. + Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nứơc. - Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. - Trên lãnh thổ của vùng hiện nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch. c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: - Diện tích gần 30,6 nghìn km2 (hơn 9,2% diện tích cả nứơc), số dân 15,2 triệu người (18,1% số dân toàn quốc) năm 2006, bao gồm 7 tỉnh và thành phố chủ yếu thuộc Đông Nam Bộ. - Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh tự nhiên, kinh tế – xã hội. + Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa. + Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng. + Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật tương đối tốQt và đồng bộ. + Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nứơc.
Tài liệu đính kèm: