Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 tuần 5 đến 11

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 tuần 5 đến 11

Giáo án dạy thêm: Tuần 5 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

Ngày soạn: 4/10/2008 (GẮN VỚI BÀI THƠ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU)

A. Mục tiêu buổi học

- Giúp hs:

 -Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Ôn tập và nâng cao những kiến thức cơ bản về tác phẩm VB của Tố Hữư

B. Cách thức thực hiện:

- Nêu câu hỏi, ra đề- hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải quyết đề

C.Tiến trình lên lớp

1. ổn định lớp

2. Đặt câu hỏi

a. Nêu cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?

b. Nêu hoàn cảnh ra đời cả bài thơ VB

c. Những đặc sắc nghệ thuật của Việt Bắc?

 

doc 18 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1711Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 tuần 5 đến 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy thêm: Tuần 5	Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị 	luận về một bài thơ, đoạn thơ
Ngày soạn: 4/10/2008 (Gắn với bài thơ việt bắc của tố hữu)
A. Mục tiêu buổi học
- Giúp hs:
 -Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Ôn tập và nâng cao những kiến thức cơ bản về tác phẩm VB của Tố Hữư
B. Cách thức thực hiện:
- Nêu câu hỏi, ra đề- hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải quyết đề
C.Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp
2. Đặt câu hỏi
a. Nêu cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
b. Nêu hoàn cảnh ra đời cả bài thơ VB
c. Những đặc sắc nghệ thuật của Việt Bắc?
3. Đề văn
a. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Tiếg ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.."
b. Phân tích đoạn thơ sau:
"Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Nhớ ai tiếng hát ân tình thiết tha"
E. Hướng dẫn giải quyết:
* Câu hỏi
a. Cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí, xuất xứ của đoạn thơ ( thường nêu ở phần 
mở bài)
- Phân tích giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của bài thơ, đoạn thơ
- Bàn luận, mở rộng, liên hệ
- Đánh giá và tổng kết ( phần kết bài)
b. Hoàn cảnh ra đời (SGK)
c. Những đặc sắc nghệ thuật
- Kết cấu đối đáp với cặp đại từ "mình" -" ta"
 - Thể thơ lục bát với các hình thức chuyển nghĩa quen thuộc
- Ngôn ngữ giản dị, đậm màu sắc dân tộc
- Giàu nhạc tính nhờ cách sử dụng rừ láy, cách gieo vần độc đáo
* Đề văn:
1. Tìm hiểu đề:
-ND : Cuộc chia tay lưu luyến, bịn rịn của kẻ ở, người đi
-NT : Hình thức đối đáp, cách sử dụng câu hỏi tu từ, sử dụng từ láy, ngắt nhịp, dùng dấu
câu
2 Lập dàn ý:
a. Mở bài
- VB là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, đồng thời là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của 
thơ ca kháng chiến chống Pháp
- Bài thơ đã làm sống dậy không khí của buổi chia tay đầy lưu luyến và bịn rin giữa kẻ ở
, người đi, giữa nhân dân VB và người cán bộ về xuôi, đặc biệt là ở hai khổ thơ đầu.
b. Thân bài
- Đối đáp gữa "mình" và "ta" vốn được ca dao sử dụng để thể hiện tình yêu nam- nữ. ở đây , Tố Hữu sử dụng kết cấu đối đáp để thể hiện nghĩa tình cách mạng. Nhờ sự vận dụng đầy tính nghệ thuật này mà một mặt TH khắc sâu được tình cảm giữa nhân dân VB và người cán bộ cách mạng và hơn thế nữa nó tạo được sự thu hút đặc biệt đối với nguời đọc bởi tác giả đã dư nghĩa tình cách mạng đi vào lòng người đọc bằng con đường của tình yêu nam- nữ
- Trong cuộc chia tay lịch sử ấy, không nén nổi lòng mình, người ở lại đã lên tiếng trước. Một loạt câu hỏi được đặt ra, nhưng rõ ràng ở đây người ở lại không chờ đợi câu trả lời mà hỏi chỉ có ý nghĩa giải toả nỗi lòng. Mỗi câu hỏi bật lên như một nỗi niềm luyến tiếc. Và trong sự luyến tiếc lẽ dĩ nhiên là con người lại tìm về quá khứ. Người ở lại nhắc đến 15 năm gắn bó thiết tha để cố níu gữ bước chân của kẻ ra đi. Thế mới biết tình cảm sâu nặng đến nhường nào?
- Cùng một tiếng lòng với người ở lại nên trong giờ phút ấy bước chân của người về xuôi cũng nặng trĩu ưu tư. Những từ láy như " bâng khuâng", "bồn chồn" đã lột tả một cách rõ nhất tâm trạng của chiến sĩ cách mạng. Một nỗi buồn mênh mang đang xâm chiếm cả tâm hồn 
- Hình ảnh áo chàm đưa buổi phân li là hình ảnh đẹp, một nét chạm khắc trong lòng người cán bộ cách mạng. Đó là hình ảnh của VB thân thương, của quê hương cách mạng, nơi đã đùm bọc, chở che tác giả trong những năm kháng chiến gian khổ. Hình này cũng gợi lại cảnh chia tay đầy xúc cảm giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều.
- Câu thơ cuối cùng của khổ hai chứa đựng nhiều giá tri. Trước hết là ở cách ngắt nhịp, nhịp3/5 không phải là nhịp của thơ lục bát nhưng ở đây nó lại phát huy giá trị biểu hiện. Câu thơ như bị ngắt quãng để diễn tả sự ngập ngừng trong bước chân của buổi chia li. Cùng với cách ngắt nhịp là việc dùng dấu chấm lửng ở cuối câu khiến cho câu thơ thật ý vị và chứa đựng tất cả nỗi niềm xúc động. Chia tay không nói nên lời nhưng ta hiểu họ đã nói được với nhau rất nhiều điều và đặc biệt là những điều thầm kín của cõi lòng. Câu thơ vì thế có được độ dư ba, vừa lắng đọng nhưng cũng lan toả mênh mang. Sau dấu ba chấm ấy là cả một thế giới tình cảm của kẻ ở, người đi
- Là hai khổ thơ mở đầu nhưng nó đã chứa đựng giá trị linh hồn của cả bài thơ. Đoạn thơ có kẻ ở, người đi nhưng tựu chung lại qua đó ta thấy một TH, một cán bộ cách mang sâu nặng ân tình
D. Củng cố- dặn dò
-Các em hoàn thành bài viết trên cơ sở dàn ý đã có
- Tìm hiểu, tham khảo thêm các sách tài liệu
- Chuẩn bị đề văn sau: Phân tích khổ thơ sau trong bài thơ " Việt Bắc" của Tố Hữu
	"Ta về mình có nhớ ta
	..
	Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"
Giáo án dạy thêm: Tuần 6	Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị 	luận về một bài thơ, đoạn thơ
Ngày soạn: 9/10/2008 (Gắn với bài thơ việt bắc của tố hữu)
A. Mục tiêu buổi học
- Giúp hs:
 -Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Ôn tập và nâng cao những kiến thức cơ bản về tác phẩm VB của Tố Hữư
B. Cách thức thực hiện:
- Nêu câu hỏi, ra đề- hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải quyết đề
C. Tiến trình lên lớp
1. Câu hỏi:
-Tính dân tộc được thể hiện như thế nào trong bài thơ " Việt Bắc"
 - So sánh bức tranh thiên nhiên trong "Việt Bắc" và bức tranh thiên nhiên trong " Tây Tiến"
2. Đề văn: Phân tích khổ thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
	"Ta về mình có nhớ ta
	Ta về ta nhớ những hoa cùng người
	Rừng thu trăng rọi hoà bình
	Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"
D. Hướng dẫn giải quyết
1. Câu hỏi
* Tính dân tộc :
- Sử dụng thể htơ lục bát truyền thống với thế giới ngôn ngữ giản dị , gần gũi mà giàu giá trị biểu hiện
- Sử dụng kết cấu đối đáp giữa " mình" và " ta" ( kiểu kết cấu quen thuộccủa ca dao dân ca)
- Sử dụng các hình thức chuyển nghĩa quen thuộc như : so sánh, hoán dụ, nhân hoá
- Giàu nhạc tính do cách sử dụng từ ngữ ( từ láy), cách gieo vần , phối hợp âm thanh
* So sánh với thiên nhiên trong " Tây Tiến"
-Là những tác phẩm ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp, vì thế bên cạnh hình ảnh con người, cả hai bài thơ đều vẽ nên những bức tranh thiên hiên đầy ấn tuợng. Tuy nhiên mỗi nhà thơ lại chọn cho mình những màu sắc, đường nét khác nhau. Quang Dũng qua " Tây Tiến" đã phát huy tối đa chất hoạ trong thơ để dựng lên trước mắt người đọc một bức tranh thật sự có sức ám ảnh . Thiên nhiên Tây Bắc qua đôi mắt lãng mạn của chàng sì Hà Thành vừa có sự kết hợp giữa những nét hoang sơ, kì vĩ , đầy nguy hiểm vừa rất đỗi trữ tình và làm say đắm lòng người. Nói như tiến sĩ Chu Văn Sơn, Quang Dũng đã có sự kết hợp giưã gam màu nóng và những gam màu lạnh, giữa những đường nét gân guốc, sắc cạnh của nghệ thuật điêu khắc và những đường nét mờ mờ, ảo ảo của nghệ thuật tranh lụa. "Việt Bắc" là sự tổng kết 15 năm kháng chiến nên thiên nhiên trong " Việt Bắc" cũng được nhìn nhận một cách bao quát hơn. Tố Hữu không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên trong thời điểm cụ thể mà với sự từng trải và với cảm xúc dạt dào, nhà thơ vẽ nên những búc tranh đa chiều, cảnh vật thiên nhiên được nhìn nhận ở nhiều thời điểm khác nhau, không gian khác nhau, thậm chí là đầy đủ cả bốn mùa ( Bức tranh tứ bình). Đó là bức tuyệt đẹp với sự hoà hợp của những màu sắc tươi tắn, ánh sáng chan hoà và âm thanh vui nhộn. Cảnh của VB không hoang vu, hiểm trở và dữ dội như Tây Bắc. Vẻ đẹp trữ tình và luôn hoà hợp với cuộc sống con người là đặc điểm nổi bật nhất của thiên nhiên VB được tác giả thể hiện trong bài thơ.
2. Đề văn
* Tìm hiểu đề
ND: Vẻ đẹp của bức tranh tứ bình (cảnh và người)
NT : Cách chọn lựa hình ảnh
* Lập dàn ý
a. Mở bài:
-- VB là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, đồng thời là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của 
thơ ca kháng chiến chống Pháp
- Phần đầu bài thơ là dòng hồi tưởng của tác giả về 15 năm gắn bó thiết tha, ân tình với VB và trong dòng chảy của sự hồi tưởng ấy, con người VB và Thiên nhiên VB hiện về thật sự ấn tượng , sinh động và có sức thu hút kì lạ.
b. Thân bài
- Là con người ân tình, ân nghĩa nên trong giờ phút chia tay lịch sử Tố Hữu không khỏi bùi ngùi, xúc động. Cả một thề giới kỉ niệm lại trở về nguyên vẹn và tinh khôi Nỗi nhớ mỗi lúc lại dày hơn, đậm đặc hơn. Hình ảnh cảnh vật và con người vì thế hiện lên một cách lung linh, chân thực mà say đắm lòng người.
- Thiên nhiên VB được vẽ bằng những đường nét, chi tiết, gam màu khác nhau nhưng không có đường nét, chi tiết, gam màu nào lặp lại. ở đó ta nhận thấy sự hoà hợp kì diệu giưã những màu sắc tươi tắn( hoa chuối, hoa mơ, rừng phách), giữa ánh sáng chan hoà(ánh trăng) và âm thanh vui nhộn( tiếng ve). Bức tranh là sự hội vẻ đẹp của bốn mùa nhưng mùa nào cũng tao được dấu ấn sâu đậm bởi một nét đặc trưng riêng. Thế mới cảm nhận hết tài năng trong nghệ thuật miêu tả của TH
+ Mùa đông miền Bắc bao giờ cũng đặc trưng bởi cái lạnh cắt da, cắt thịt. Thế nhưng gữa bạt ngạt núi rừng VB lại ngợp lên một màu "hoa chuối đỏ tươi". Cái màu đỏ đã làm dịu lại, ấm lại không khí giá lạnh ấy, cái màu đỏ hừng hực khí thế của quân và dân VB trong cuộc kháng chiến chống Pháp
+ Không còn gam màu nóng của mùa đông, mùa xuân lại tạo ấn tương bằng cảt rừng mơ trắng xoá. Đây chính là nét đặc trưng, nét duyên của mùa xuân VB. Sẽ sảng khoái biết nhường nào nếu được đắm mình giữa bạt ngàn hoa mơ. Màu trắng tinh khôi ấy chính là màu trắng của sức sống, của sự trỗi dậy không gì dập tắt nổi. Năm 1941, sau 30 năm rời quê hương tìm đường cứu nước, Bác lại trở về để dẫn bước đi cho cả dân tộc. Đón Bác lúc đó cũng là cả rừng mơ trắng xoá:
	".. Ôi sáng hôm nay xuân bốn mốt
	Trắng rừng biên gới nở hoa mơ"
Thế mới biết hoa mơ đã để lại cho TH ấn tượng như thế nào và chắc chắn hoa mơ với TH không chỉ là một loài hoa mà nó còn chưá đựng nhiều ý nghĩa lớn lao.
+ Trong bức tranh, hình ảnh của mùa hè có lẽ ấn tượng hơn cả. Động từ "đổ" được tác giả sử dụng khá tinh tế và đem lại hiệu quả đặc biệt. Nó đã diễn tả được sự chuyển đổi màu sắc một cách bất ngờ: Cả rừng phách bỗng ngợp lên, sáng lên bởi màu vàng óng ả. Lẫn trong thế giới của màu vàng là âm thanh vui nhộn của tiếng ve mùa hè. Câu thơ vì thế đem lại một mĩ cảm đặc biệt. Xuân Diệu cũng đã từng sử dụng một từ đổ giá trị như thế:" Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá- Thu đến nơI nơI động tiếng huyền"( Thơ Duyên)
+ Thời gian từ ngày chuyển sang đêm khi tác giả nói về mùa thu. Đó cũng lầ lẽ dĩ nhiên bởi có đêm thu nào đẹp bằng đêm thu VB. Giữa bạt ngàn núi rừng ấy, ánh trăng thu chiếu rọi, lan toả, len lỏi trong từng cành cây, ngọn lá. Cả không gian như ngưng đọng để vẻ đẹp hiền dịu, tinh tuý được lên ngôi. Trong những nam hoạt động ở Vb, Bác cũng nhiều lần đắm đuối cùng ánh trăng rừng: " Tiếng suối trong như tiếng hát xa
	 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
- Thiên nhiên VB không hoang vu, hiểm trở như thiên nhiên TB trong " Tây Tiến". Vẻ đạpcủa thiên nhiên VB bao giờ cũng hoà mình trong vẻ đẹp của con người. Cảnh và người luôn hoà trộn, cảnh làm nề cho nguời và người làm cho cảnh thêm sinh động, ấm áp.
- Ngòi bút tả cảnh tài hoa, tinh tế nhường nào thì khi tả người nó cũng biến  ... mới trưởng thành. Tất cả, họ đã không ngại một khó khăn, gian khổ nào, họ đã đến với tất cả mọi vùng miền, đứng đầu mọi tuyến lửa mặt trận vừa chiến đấu vừa sáng tác. Vì thế họ trở thành những nhà văn chiến sĩ.
2. Nêu các giai đoạn phát triển của văn học từ 45 đến 75 và thành tựu của từng giai đoạn.
* Trả lời: Văn học từ 45-75 phát triển qua 3 giai đoạn chính
a. Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954
* Nội dung chính:
- Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng Cách mạng
- Kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân
- Biểu dương những tấm gương vì nước quên mình.
* Thành tựu:
- Truyện ngắn và kí: Mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp (Một lần tới thủ đô ( Trần Đăng)+ Đôi mắt ( Nam Cao); Làng ( Kim Lân); Thư nhà ( Hồ Phương)- Thơ: Đạt được những thành tựu xuất sắc ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp (Cảnh khuya, Rằm tháng riêng ( Hồ Chí Minh); Tây Tiến ( Quang Dũng); Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cầm)
- Kịch: Phán ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến( Bắc Sơn ( Nguyễn Huy Tưởng)
; Chị Hoà ( Học Phi)
- Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học: Chưa phát triển nhưng cũng có một số tác phẩm quan trọng: Chủ nghĩa Mác – Lênin và vấn đề văn hoá Việt Nam ( Trường Chinh); Nhận đường ( Nguyễn Đình Thi) 
Tóm lại:
Giai đoạn văn học này gắn bó sâu sắc với cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng; phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
b/ Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964
* Nội dung chính:
- Thể hiện hình ảnh người lao động
- Ngợi ca những thay đổi của đất nước và con người trong xây dựng CNXH.
- Tình cảm sâu nặng với miền Nam trong nỗi đau chia cắt.
* Thành tựu:
- Văn xuôi: Mở rộng phạm vi, đề tài . Nhiều tác phẩm viết về sự đổi đời , về khát vọng hạnh phúc của con người (Đi bước nữa ( Nguyễn Thế Phương); Mùa lạc ( Nguyễn Khải); Sông Đà ( Nguyễn Tuân)
- Thơ: Phát triển mạnh mẽ với nhiều tác giả tiêu biểu ( Gió lộng ( Tố Hữu); ánh sáng và phù sa ( Chế Lan Viên); Đất nở hoa, bài thơ cuộc đời (Huy Cận)
- Kịch: Một Đảng viên ( Học Phi); Ngọn lửa (Nguyễn Vũ); Quẫn (Lộng Chương); Chị Nhàn, Nổi gió ( Đào Hồng Cẩm)
Tóm lại:
Văn học giai đoạn này đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt ở thể loại thơ ca với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan, tin tưởng.
c/ Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975
* Nội dung chính:
Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của cả dân tộc.
* Thành tựu:
- Văn xuôi: Phản ánh cuộc sống chiến đầu và lao động, khắc hoạ khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường:+ Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi); Rừng xà nu ( Nguyễn Trung Thành); Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng); Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu)
- Thơ: Đánh dấu bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu); Hoa ngày thường, Chim báo bão (Chế Lan Viên); Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm
- Kịch: Có những thành tựu đáng ghi nhận: Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai (Xuân Trình); Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)
- Nghiên cứu, lí luận, phê bình: Xuất hiện nhiều công trình có giá trị với những cây bút tiêu biểu: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lê Đình Kỵ
- Văn học tiến bộ đô thị miền Nam xuất hiện các cây bút: Sơn Nam, Vũ Bằng, Viễn Phương.
3. Nêu những thành tựu của văn học VN từ 45-75
* Trả lời:
a/ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Khunh hướng, tư tưởng chủ đạo của nền văn học mới: là tư tưởng cách mạng. Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
- Quá trình vận động phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của lịch sử, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.
- Đề tài: Tổ quốc và CNXH
Tóm lại:
Văn học giai đoạn này như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của đất nước và cách mạng.
b/ Nền văn học hướng về đại chúng
- Đại chúng là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là người cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Hình thành quan niệm mới về đất nước: Đất nước của nhân dân.
- Quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, với nỗi bất hạnh và niềm vui của người lao động nghèo
- Nội dung: ngắn gọn, dễ hiểu
- Chủ đề: rõ ràng
- Hình thức nghệ thuật: Quen thuộc
- Ngôn ngữ: Bình dị, trong sáng.
c/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Văn học thời kì này xây phản ánh những vấn đề lớn lao của dân tộc với âm hưởng hùng tráng; xây dựng thành công những hình tượng đẹp, mang tầm vóc sử thi
- Dù trong hoàn cảnh nào thì những cây bút thời kì này vẫn thể hiện niềm tin, tinh thần lạc quan voà tương lai của đất nước.
D. Củng cố- dặn dò: Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu để làm bật nổi những đặc điểm của văn học thời kì này
- Tìm hiểu, tham khảo thêm các sách tài liệu
Giáo án dạy thêm: Tuần 11	ôn tập và nâng cao kiến thức về tác phẩm “ Người lái đò sông đà” Của nguyễn tuân
Ngày soạn: 29/12/2008
 A. Mục tiêu buổi học
- Giúp hs:
 -Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận 
- Ôn tập và nâng cao những kiến thức cơ bản về tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân
B. Cách thức thực hiện:
- Nêu câu hỏi, ra đề- hướng dẫn trả lời câu hỏi và giải quyết đề
C. Tiến trình lên lớp
I. Đặt câu hỏi và ra đề
1. Câu hỏi:
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Người lái đò sông Đà”?
- Sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng tám có điểm gì giống và khác nhau?
2. Đề văn: Hình tượng người sông Đà qua tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà”.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và lập dàn ý cho đề văn
1. Trả lời câu hỏi
* Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ( Yêu cầu học sinh nhắc lại)
* Sáng tác của NT trước và sau cách mạng tháng tám.
Giống nhau:
- Thể hiện sự tài hoa uyên bác với một vốn kiến thức vô cùng phong phú trên nhiều lĩnh vực
- Tô đậm những gì là phi thường là xuất chúng
- Nhìn nhận sự vật ở phương diện văn hoá-thẩm mĩ; nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ
Khác nhau: 
-Văn học sau 45 không còn cái giọng ngông nghênh, khinh bạc ( thể hiện sự bất mãn trước thực tại xã hội) mà thay vào đó là giọng tin yêu, ca ngợi, tự hào
- Sau cách mạng tháng tám NT thành công với tuỳ bút. Thể loại văn học thể hiện được bản lĩnh, tài năng của người viết.
2. Gợi ý đề văn
 Hs cần đạt được các ý sau:
 NT là người nghệ sĩ độc đáo, bởi thế khi đến với TB, đến với sông đà, chàng Nguyễn ngay lập tức đã bị lôi cuốn cũng chính bởi sự độc đáo của nó. S. Đà có một cá tính riêng, không chịu khuôn mình vào dòng chảy ổn định mà luôn bứt phá, làm thay đổi : Chung thuỷ giai đông tẩu- Đà giang độc Bắc lưu. HAi sự đốc đáo gặp nhau đã tạo nên những trang văn bất hủ, tuyệt đẹp mà không ngành nghệ thuật nào vượt qua khi lấy s. Đà làm đối tượng phản ánh.
 Với vốn hiểu biết sâu rộng về s. Đà và tấm lòng cần mẫn đầy nhiệt huyết. NT đã làm cho sông Đà trải mình trên trang văn một cách trọn vẹn và đầy sức hấp dẫn. Luca này dòng sông là một sinh thể có linh hồn, có phẩm chất, có sức quyến rũ đặc biệt.
 Trước hết đi suốt miền thượng nguồn, N T đã khám phá một s. Đà vô cùng hung bạo. 
+ ấn tượng về sự hung bạo được thể hiện trước hết ở những cảnh đá bờ sông dựng thành vách khiến nó chẹt lòng sông như một cái yết hầu. Không cần phải tốn lời chỉ một sự liên tưởng độc đáo, NT đã dựng lên cả một không gian vừa chật hẹp vừa ớn lạnh ghê sợỉ ở quãng sông ấy chẳng khác gì “một người đang đứng ở một ngõ hẽm mà ngóng vọng lên tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện”
+ Sự hung bạo còn được thể hiện ở những đoạn mặt ghềnh mà ổ đó “ nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió ghung ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào tóm được qua đấy. Những câu văn với cách ngắt nhịp dồn dập khiến người đọc như đang đứng trước dòng chảy đầy sức mạnh ấy.
+ Sự đe doạ của sông Đà còn được thể hiện ở những cái hút nước . Vận dụng kiến thức về điện ảnh, NT đã dựng dậy trước mắt người đọc những thước phim có ấn tượng mạnh. ở đó người đọc thấy được những cái thành going được xây bằng nước sông xanh ve.
+ Vẻ mặt hung bạo của sông Đà thể hiện rõ nhất ở những quáng nó dàn bày thạch trận. Thực sự NT đã làm cho sông Đà dậy đá, dậy sóng bằng thứ văn cũng dậy đá, dậy sóng. Từ xa NT đã tạo được ấn tượng ghê rợn khi nghe tiếng thác gầm thét “ rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, dang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Khó có được sự liên tưởng nào độc đáo hơn bởi lẽ nước và lửa vốn đối nghịch nhau thế mà NT dám dùng lửa để làm bật nổi nước
 Dàn bày một chiến trận là vô cùng khó khăn . Nhưng lúc này NT thực sự là người nghệ sĩ trong chỉ huy chiến trận. Ông đã vận dụng tri thức của quân sự, thể thao, võ thuật để dàn một trận đánh không thể chặt chẽ hơn. Thạch trận có đến ba trùng vi mà trùng vi nào cũng đầy cửa tử được bố trí vô cùng khéo léo, đã thế nó lại còn được bố trí nào tiền vệ, hậu vệ
 Vào trận chiến s. Đà như một con thuỷ quái. Người đọc không thể không thích thú với những hình ảnh nhân hoá đầy thú vị “ một thằng thì như đang hất hàm hỏi người lái đò phaỉ xưng tên tuổi trước khi vào trận chiến”. Rồi khi vào trận chiến, NT đã vung ra hàng loạt động từ mạn để s. Đà vẫy vùng. Nào là “ hò la vang dậy”, “ thúc gối”, “ đá trái”, them chí “ đội cả thuyền lên”. Khó một sức mạnh nào cưỡng nổi sự hung baoj của sông Đà
=> NT đã khiến sông Đã hiện hình trên trang sách. S. Đà quấn vào từng trangvăn của NT mà vầy vùng mà thể hiện sức mạnh. Lúc này nhó nư một thứ kẻ thù số 1 của con người. Nhưng bên trong vẻ hung bạo ấy, NT phát hiện ra vẻ đẹp của sức mạnh, của sự hào hùng. Nó giống như bản hợp xướng vang vọng của TB, là chất vàng quý giá của TB.
	Thoát khỏi thượng nguồn, sông Đà lúc này là một dòng chảy trữ tình
- Đoạn từ chợ Bờ, sông Đà có một thân hình thật gợi cảm. Dòng sông “ tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tb bung nở hoaban. Hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Khó có sự liên tươnggr nào giàu chất thơ như thể . Câu văn vì thế cũng trải dài như chính dòng chảy của s. Đà
- Để ngắm dòng nước s. Đà, nhà văn đã phải nhiều lần nhìn ngắm từ máy bay và rồi chính sự cần mẫn ấy đã giúp nhà văn phát hiện ra điều tuyệt vời. “ Nước sông Đà vào mùa xuân xanh ngọc bích”, vào mùa thu thì “lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa” chứ không phải đen như thực dân Pháp vẫn đè ngửa ra mà đổ mực Tây lên nó.
- Tuyệt vời nhất là NT đã dựng dậy được một khung cảnh đầy mơ màng, huyền ảo khiến người đọc như đang lạc vào một thế gới của truyện cổ tích. Những câu văn nhiều thanh bằng tạo nên âm điệu man mác ru cõi lòng người . “ Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Rồi “ cỏ gianh đồi núi đang ra những nón búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”
=> Sông Đà lúc này như một thiếu nữ kiều diễm đầy sức lôi cuốn. Vì thế với tác giả, Đà giang là cố nhân, không gặp thì nhớ, gặp ròi thì vui
D. Củng cố- dặn dò
-Các em hoàn thành bài viết trên cơ sở dàn ý đã có
- Tìm hiểu, tham khảo thêm các sách tài liệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them.doc