Giáo án dạy Ngữ văn 12 tiết 42 Đọc thêm: Bác ơi - Tố Hữu

Giáo án dạy Ngữ văn 12 tiết 42 Đọc thêm: Bác ơi - Tố Hữu

Đọc thêm: BÁC ƠI

51-----------------------------------------------------------------------------------------------------Tố Hữu

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

 - Hiểu hơn về con người Hồ Chí Minh với đầy đủ những phẩm chất cao đẹp.

B. Phương tiện thực hiện:

 - SGK 12, SGV 12,Thiết kế bài học.

C. Phương pháp tiến hành:

 Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 9948Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 12 tiết 42 Đọc thêm: Bác ơi - Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc thêm: BÁC ƠI
51-----------------------------------------------------------------------------------------------------Tố Hữu
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
	- Hiểu hơn về con người Hồ Chí Minh với đầy đủ những phẩm chất cao đẹp.
B. Phương tiện thực hiện:
	- SGK 12, SGV 12,Thiết kế bài học.
C. Phương pháp tiến hành:
	Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu
D. Tiến trình bài học:
	1- Kiểm tra bài cũ
	2- Giới thiệu bài mới
	3-Tiến hành bài học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt Động 1: GV Hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Bác ơi”
- Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- GV nhận xét, chốt ý 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và chia bố cục.
- Hướng dẫn HS đọc và chia bố cục.
- GV nhận xét cách đọc và cách chia của HS, phân tích tính hợp lý của các ý kiến, thống nhất .
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu 4 khổ thơ đầu
+ Nỗi đau xót lớn lao khi Bác qua đời được thể hiện như thế nào? (Cảnh vật? Lòng người?) Giữa cảnh vật và con người có gì tương đồng?
+ Nhận xét, khái quát ý cho HS nắm
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu 6 khổ tiếp theo
+Hình tượng Bác Hồ được thể hiện như thế nào? 
(GV gợi mở: về tình thương yêu, lý tưởng, lẽ sống...)
+ Nhận xét, khái quát ý
*Hoạt động 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu 3 khổ cuối
 + Hãy cho biết cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi?
+ Nhận xét, khái quát ý
* Hoạt động 6: Hướng dẫn HS tổng kết về tác phẩm đã học.
 Yêu cầu HS đọc lại bài thơ, tổng hợp kiến thức để đưa ra nhận xét chung
- HS đọc tiểu dẫn SGK/167 và trả lời
- 1 HS đọc bài thơ, các HS khác đọc thầm, theo dõi
- HS căn cứ vào văn bản, chia bố cục, và nêu đại ý từng phần. 
-Các HS khác theo dõi và nêu cách chia của mình.
- Trên cơ sở những gợi ý và phân công về nhà, dưới sự hướng dẫn của GV, trình bày ý kiến theo nhóm
-Nhóm 1 cử người trình bày ý kiến
Tiếp thu nhận xét của GV, thấy được chỗ được và chưa được trong trả lời của nhóm
-HS nhóm 2 cử người trình bày ý kiến qua chuẩn bị đã được phân công
- Nhóm 3 trình bày, bổ sung
- Nhóm 4 trình bày 
- HS đọc, tổng kết bài học.
I/ Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 02/9/1969, Bác Hồ từ trần, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Bác ơi”.
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1- Bố cục: chia 3 phần:
 - Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót trước sự kiện Bác qua đời.
 - Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ.
 - Ba khổ cuối: Cảm nghĩ khi Bác qua đời
2- Tìm hiểu văn bản:
a) Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời.
- Lòng người: 
+ Xót xa, đau đớn: chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác.
+ Bàng hoàng không tin vào sự thật: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”
- Cảnh vật: 
 + Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác (phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng...)
 + Thừa thải, cô đơn, không còn bóng dáng Người.
- Không gian thiên nhiên và con người như có sự đồng điệu “ Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa”® Cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác
Þ Nỗi đau xót lớn lao bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người.
b) Sáu khổ tiếp: Hình tượng Bác Hồ.
- Giàu tình yêu thương đối với mọi người.
- Giàu đức hy sinh.
- Lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn.
Þ Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi
c) Ba khổ cuối: Cảm nghĩ của mọi người khi Bác ra đi:
- Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ 
- Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu.
- Yêu Bác® quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp CM
Þ Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam
III/ Tổng kết:
- Bài thơ là tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam
- Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của thơ Tố Hữu
IVCủng cố: Nêu những phẩm chất đáng quý của Hồ Chí Minh ?
	4. Dặn dò: 	- Học thuộc bài thơ, nắm vững nội dung bài học
	- Soạn bài “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận”
	5. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc42 BAC OI.doc