Giáo án Đại số giải tích 11 cơ bản tiết 35: Ôn tập chương II

Giáo án Đại số giải tích 11 cơ bản tiết 35: Ôn tập chương II

Tiết: 35 ÔN TẬP CHƯƠNG II

I. Mục tiêu :

1. Về kiến thức :

Giúp HS ôn tập và củng cố các kiến thức cơ bản của chương như: quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, công thức nhị thức Niu-tơn, phép thử, không gian mẫu và biến cố, xác suất của biến cố.

 2. Về kĩ năng :

- Sử dụng thành thạo quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để giải bài tập.

- Biết mô tả không gian mẫu, các biến cố, tính xác suất của biến cố.

3. Về tư duy và thái độ :

- Rèn luyện tư duy logic, linh hoạt, biết vận dụng kiến thức đã học.

- Biết được ứng dụng của toán học có tầm quan trọng trong đời sống hàng ngày.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Chuẩn bị của thầy: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập chương II, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của HS : Ôn tập chương , làm các bài tập ôn chương đã cho về nhà.

 

doc 2 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1077Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số giải tích 11 cơ bản tiết 35: Ôn tập chương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết: 35 ÔN TẬP CHƯƠNG II	
I. Mục tiêu :
1. Về kiến thức :
Giúp HS ôn tập và củng cố các kiến thức cơ bản của chương như: quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, công thức nhị thức Niu-tơn, phép thử, không gian mẫu và biến cố, xác suất của biến cố.
 2. Về kĩ năng :
- Sử dụng thành thạo quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp để giải bài tập. 
- Biết mô tả không gian mẫu, các biến cố, tính xác suất của biến cố.
3. Về tư duy và thái độ :
- Rèn luyện tư duy logic, linh hoạt, biết vận dụng kiến thức đã học.
- Biết được ứng dụng của toán học có tầm quan trọng trong đời sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Chuẩn bị của thầy: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập chương II, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS : Ôân tập chương , làm các bài tập ôn chương đã cho về nhà.
III. Phương pháp dạy học: Vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới: Ôn tập chương II.
Hoạt động 1: Ôn tập về các quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
H: Phát biểu quy tắc cộng, quy tắc nhân, cho VD áp dụng?
H: Phân biệt sự khác nhau giưa một chỉnh hợp chập k của n phần tử và một tổ hợp chập k của n phần tử?
GV: Nêu đề bài
H: Vì số tạo thành là số chẵn nên d có những khả năng chọn nào? a có những khả năng nào?
H: Có bao nhiêu cách chọn b, c?
H: Có mấy khả năng chọn d?
H: Ứng với mỗi cách chọn d có mấy cách chọn a, b, c?
H: Như vậy ta phải xét những trường hợp nào?
Chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm giải TH d=0, 2 nhóm giải TH d0 .
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
H: Kết qủa của BT?
- Phát biểu quy tắc, cho VD.
TL: Lấy ra một tập con k phần tử của tập n phần tử đó ta có một tổ hợp chập k của n.
Lấy ra một tập con k phần tử của tập n phần tử đó, sau đó sắp xếp k phần tử đó theo thứ tự ta được một chỉnh hợp chập k của n.
- Nghe hiểu đề bài.
TL: d có 4 khả năng chọn: 0, 2, 4, 6. a có 6 khả năng chọn(trừ số 0).
TL: Có 7 cách chọn b và 7 cách chọn c.
TL: Có 4 khả năng(0, 2, 4, 6).
TL: Chưa khẳng định được tuỳ vào số d đã chọn.
TL: Xét 2 trường hợp d=0 và d0.
- Nghe hiểu nhiệm vụ, thảo luận nhóm.
- Cử đại diện trả lời.
- Ghi nhận kiến thức.
I / Lý thuyết
- Quy tắc cộng 
- Quy tắc nhân
- Hoán vị của k phần tử
- Chỉnh hợp chập k của n, tổ hợp chập k của n
II. Bài tập
Bài 1.(Bài 4 trang 76 SGK)
 Gọi số tạo thành là 
a) d có 4 cách chọn, a có 6 cách chọn, b có 7 cách chọn, c có 7 cách chọn
Theo quy tắc nhân ta có
4.6.7.7=1176 (số)
b) Nếu d=0 thì có =120 cách chọn bôï ba chữ số abc
 Nếu d0 thì d có 3 cách chọn, a có 5 cách chọn.
Khi đã chọn a, d rồi thì có =20 cách chonï bc.
Theo quy tắc nhân ta có số cacù số màd0 và chẵn là 3.5.20= 300.
Vậy theo quy tắc cộng số các số thoả mãn yêu cầu bài toán là: 120+300=420(số)
Hoạt động 2. Ôn tập về biến cố, xác suất của biến cố
- Nêu đề bài
H: Lấy ra hai quả cùng màu có mấy khả năng về màu?
H: Tính xác suất của biến cố A?
GV gọi 1 HS lên bảng giải.
Cho HS khác nhận xét và sửa bài cho HS.
H: Để tính xác suất của biến cố “có ít nhất..” ta thường làm như thế nào?
H: Xác định biến cố đối của biến cố B?
H: Tính P() từ đó tính P(B) như thế nào?
GV: Gọi 1 HS lên bảng giải.
- Gọi các HS khác nhận xét
- Sửa bài cho HS,
- Hiểu đề bài
TL: 2 khả năng, cùng trắng hoặc cùng đen.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Ghi nhận kiến thức.
TL: Tính xác suất của biến cố đối.
TL: :“Cả 4 quả lấy ra đều màu đen”
TL: P(B) = 1- P()
- 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét.
- Ghi nhận kiến thức.
Bài 2.(Bài 6 trang 76 SGK)
n() = = 210
a) Gọi A là biến cố “Bốn quả lấy ra cùng màu”. 
n(A) = += 16
P(A)=8/105
b) Gọi B là biến cố “Trong 4 quả lấy ra có ít nhất một quả màu trắng”
Khi đó là biến cố “Cả 4 quả lấy ra đều màu đen”
Ta có n()==1
P()= 1/210
Vậy
 P(B) = 1- P()= 209/210
4. Củng cố: Nhắc lại các kiến thức cơ bản của tiết ôn tập.
5. Bài tập về nhà: - Làm các bài còn lại trang 76, 77 SGK.
 - Nhắc nhở tiết sau kiểm tra 1 tiết.
V. Rút kinh nghiệm: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 35.doc