* Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 1 pha gồm 2 nội dung chính
1. Nội dung 1: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
Nội dung, kiến thức kỹ năng chính của phần này là công dụng, nguyên lí điều khiển tốc độ động cơ một pha
2. Nội dung 2: Thực hành mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là thiết kế và lắp ráp mạch điều khiển động cơ một pha
* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 3 tiết.
Tiết 1: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
Tiết 2: thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha
Tiết 3: Lắp ráp mạch điều khiển động cơ một pha
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Biết được công dụng của mạch điện tử điều khiển tốc độ động cơ 1 pha
- Hiểu được mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng triac.
- Hiểu và phân biệt được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp mạch điều khiển tốc độ cơ điện 1 pha theo sơ đồ hình 15.2SGK
b. Kĩ năng:
- Giải thích được nguyên lý của mạch điều khiển tốc độ 1 pha.
- Giải thích được nguyên lý của mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng triac.
- Lắp được các linh kiện điện tử lên bo mạch thử theo đúng sơ đồ nguyên lý ở hình 15.2 SGK.
c. Thái độ:
- Tinh thần tự giác trong học tập
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau .
- Năng lực hợp tác nhóm.
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Mạch điều khiển quạt điện bằng triac, hình 15-2 SGK
- Dụng cụ, vật liệu theo cho mỗi nhóm HS như trang 65 SGK.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức bài 4,5
Ngày soạn: 20/11/2019 Tiết: 15,16,17 CHỦ ĐỀ 7: MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA (mạch điện tử điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha - thực hành mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha) (3 tiết) * Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều 1 pha gồm 2 nội dung chính 1. Nội dung 1: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha Nội dung, kiến thức kỹ năng chính của phần này là công dụng, nguyên lí điều khiển tốc độ động cơ một pha 2. Nội dung 2: Thực hành mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là thiết kế và lắp ráp mạch điều khiển động cơ một pha * Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 3 tiết. Tiết 1: Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha Tiết 2: thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha Tiết 3: Lắp ráp mạch điều khiển động cơ một pha I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: - Biết được công dụng của mạch điện tử điều khiển tốc độ động cơ 1 pha - Hiểu được mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng triac. - Hiểu và phân biệt được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp ráp mạch điều khiển tốc độ cơ điện 1 pha theo sơ đồ hình 15.2SGK b. Kĩ năng: - Giải thích được nguyên lý của mạch điều khiển tốc độ 1 pha. - Giải thích được nguyên lý của mạch điều khiển tốc độ quạt điện bằng triac. - Lắp được các linh kiện điện tử lên bo mạch thử theo đúng sơ đồ nguyên lý ở hình 15.2 SGK. c. Thái độ: - Tinh thần tự giác trong học tập 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau . - Năng lực hợp tác nhóm. - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Mạch điều khiển quạt điện bằng triac, hình 15-2 SGK - Dụng cụ, vật liệu theo cho mỗi nhóm HS như trang 65 SGK. 2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức bài 4,5 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Tình huống xuất phát Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Tìm hiểu một số thiết bị điện tử thông dụng sử dụng động cơ 1 pha có và có điều chỉnh tốc độ * Giáo viên giao nhiệm vụ môi nhóm HS thảo luận: + Kể tên một số thiết bị điện tử thông dụng sử dụng động cơ 1 pha có và có điều chỉnh tốc độ, trong các thiết bị có điều khiển tốc độ người ta điều khiển tốc độ bằng cách nào? * Học sinh các nhóm thảo luận thống nhất kết quả. * Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. * Giáo viên kết luận * Dự kiến sản phẩm + Sản phẩm nhóm là các thiết bị điện tử thông dụng sử dụng động cơ một pha có điều khiển tốc độ * Đánh giá kết quả Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm nhằm kiểm tra xem sự hiểu biết của các em về các mạch điện tử điều khiển Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Học sinh biết được các phương pháp điều khiển động cơ một pha Nội dung 1: Tìm hiểu công dụng của mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều 1 pha - GV yêu cầu hs đọc mục I SGK trả lời các câu hỏi: - Máy bơm nước, quạt bàn, quạt trần động cơ nào có bộ phận điều khiển tốc độ? - Yêu cầu HS nêu một số cách điều khiên tốc độ động cơ mà em biết ? - GV yêu cầu HS quan sát hình 15-2 sgk và nêu có các phương pháp nào điều khiển tốc độ động cơ sử dụng mạch điện tử? Giáo viên quan sát, đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ. - Từ đó gợi ý chỉ ra các cách điều khiển tốc độ động cơ như: + Thay đổi số vòng dây của Stato. + Điều khiển điện áp đưa vào động cơ. + Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ (điện áp cùng phần thay đổi cho phù hợp) * Dự kiến sản phẩm - Kết quả làm việc của nhóm - Các nhóm treo bảng nhóm thể hiện kết quả của nhóm mình trên bảng. * Đánh giá kết quả - GV theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi nhứng trường hợp cần lưu ý. Học sinh hiểu được cách điều khiển quạt điện bằng triac Nội dung 2: Tìm hiểu nguyên lý điều khiển tốc độ động cơ 1 pha và một số mạch điều khiển động cơ một pha - GV yêu cầu hs đọc mục II,III SGK trả lời các câu hỏi: + Phương pháp điều khiển tốc độ động cơ một pha phổ biến? + Nguyên lý làm việc mạch điều khiển quạt bằng triac * Dự kiến sản phẩm + kết quả làm việc của nhóm * Đánh giá kết quả Gv đánh gía kết quả làm việc của nhóm Học sinh thiết kế được mạch điều khiển động cơ một pha dùng triac Nội dung 3: Thiết kế mạch điều khiển động cơ một pha + Cho HS đọc bước 1 thiết kế mạch điều khiển động cơ một pha + Tính toán các thông số cho triac + Vẽ sơ đồ lắp ráp theo sơ đồ nguyên lý * Dự kiến sản phẩm + kết quả làm việc của nhóm là các sơ đồ lắp ráp và các linh kiện đã được tính toán và chọn * Đánh giá kết quả Gv đánh gía kết quả làm việc của nhóm, chú ý sửa sai cho HS các tính các thông số của triac Học sinh lắp ráp được mạch điều khiển động cơ một pha Nội dung 4: Lắp ráp mạch điều khiển động cơ một pha - Giao cho các nhóm HS thực hiện lắp ráp theo trình tự sau + Nhận các linh kiện + Kiểm tra các linh kiện đã nhận + Lắp ráp - GV kiểm tra mạch điện đã lắp cho mạch làm việc và hiệu chỉnh * Dự kiến sản phẩm + kết quả làm việc của nhóm là các mạch điều khiển được lắp ráp * Đánh giá kết quả - Gv đánh gía kết quả làm việc của nhóm, chú ý sửa sai cho HS trong sơ đồ lắp ráp trước khi vận hành Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Hệ thống hóa được kiến thức mạch điều khiển tốc độ 1 pha. - HS hoạt động nhóm hệ thống hóa kiến thức đã học trong chuyên đề theo sơ đồ tư duy Biết được công dụng của mạch điện tử điều khiển tốc độ động cơ 1 pha và nguyên lí hoạt động. * Dự kiến sản phẩm kết quả làm việc của nhóm sơ đồ tư duy của nhóm * Đánh giá kết quả - Giáo viên cho HS nhận xét đánh giá lẫn nhau, đồng thời GV cung đánh giá kết quả làm việc của các nhóm Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Học sinh biết hiện nay sử dụng các mạch điện từ điều khiển tốc độ thường bằng cách điều khiển điện áp và tần số dòng điện. - Yêu cầu học sinh: Nêu các cách điều khiển tốc độ hiện nay? - GV nhấn mạnh hiện nay sử dụng các mạch điện từ điều khiển tốc độ thường bằng cách điều khiển điện áp và tần số dòng điện. * Dự kiến sản phẩm sản phẩm làm việc của cá nhân nhóm * Đánh giá kết quả GV tự đánh gía và đánh giá lẫn nhau IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1. Nhận biết Câu 1: Em hãy tìm một số thiết bị điện tử thông dụng sử dụng động cơ 1 pha có và không có điều chỉnh tốc độ, trong các thiết bị có điều khiển tốc độ người ta điều khiển tốc độ bằng cách nào? Câu 2: Để điều khiển tốc độ động cơ một pha có thể sử dụng phương pháp: A. Thay đổi số vòng dây của Stato B. Điều khiển điện áp đưa vào động cơ C. Điều khiển tần số nguồn điện đưa vào động cơ D. Cả 3 phương pháp Câu 3: Hiện nay phương pháp thường sử dụng để điều khiển tốc độ của động cơ xoay chiều một pha: A. Điều khiển dòng điện đưa vào động cơ B. Điều khiển điện áp đưa vào động cơ C. Thay đổi số vòng dây Stator D. Mắc nối tiếp với động cơ một điện trở Câu 4: Động cơ nào có thiết bị điều chỉnh tốc độ, trong các động cơ sau : A. Máy bơm nước. B. Tủ lạnh. C. Quạt bàn. D. Máy mài 2. Thông hiểu: Câu 5: So với điều khiển động cơ quat bằng phím thì điều khiển bằng điện tử có ưu và nhược điểm gì? 3. Vận dụng: Câu 6: Hãy lắp một mạch điều khiển đơn giản cho gia đình
Tài liệu đính kèm: