Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Bài 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Trình bày được khái niệm đột biến NST.

 Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của các loại đột biến số lượng NST.

 Nêu hậu quả và vai trò của thể đa bội. Ý nghĩa của đột biến số lượng NST.

2. Kỹ năng

 Giải thích được một số hiện tượng thực tế trong đời sống.

 Phân biệt được thể đa bội và thể dị bội.

II. Phương tiện dạy học:

 Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.

 Hình 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 SGK.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1698Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Đinh Tiên Hoàng	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 12	Ngày soạn: 19/9/2010
Tiết: 6	Tuần: 6
Bài 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Trình bày được khái niệm đột biến NST.
Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của các loại đột biến số lượng NST.
Nêu hậu quả và vai trò của thể đa bội. Ý nghĩa của đột biến số lượng NST.
2. Kỹ năng 
Giải thích được một số hiện tượng thực tế trong đời sống.
Phân biệt được thể đa bội và thể dị bội.
Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 SGK.
Phương pháp giảng dạy:
Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ: 1, 2, 3, 4 SGK trang 26.
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: HS nhắc lại đột biến cấu trúc NST ® GV dẫn nhập vào bài mới. (để xem đột biến số lượng NST có điểm gì khác so với đột biến cấu trúc) Ta vào bài
Bài 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* GV đặt vấn đề:
- Đột biến số lượng NST là gì ? Có mấy loại ?
- Đột biến lệch bội và đột biến đa bộ ?
* Lệnh HS đọc I, II SGK, lệnh học sinh thảo luận tùng mục nhỏ trong sách, gợi ý cho học sinh quan sát H 6.1 và cho biết hình vẽ thể hiện các dạng đột biến nào ? Phân biệt các đột biến nêu trong hình đó ?
(Những đột biến như vậy gọi là đột biến lệch bội.) Vậy ĐBLB là gì ? Có những loại nào ?
- Cơ chế phát sinh thể dị bội ? (Nguyên nhân)
- Trong giảm phân NST phân li ở kì nào ?
- Vậy sự không phân li xảy ra ở kì sau 1, hoặc kì sau 2 cho kết quả giống hay khác nhau ?
- Thể khảm là gì ?
- Hãy viết sơ đồ lệch bội xảy ra đối với cặp NST giới tính ?
- Theo em, đột biến lệch bội gây hậu quả gì ?
(Trong thực tế có nhiều dạng thể lệch bội không hoặc ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật. Những dạng này có ý nghĩa trong tiến hoá và chọn giống.) Ví dụ ?
* Lệnh HS quan sát H 6.2 từ đó rút ra khái niệm thể tự bội.
- Thể tự bội là gì ?
- Có mấy thể tự bội ?
- Thể tam bội, tứ bội được hình thành như thế nào ?
- Ngoài cơ chế trên thể tứ bội còn có thể được hình thành từ cơ chế nào ?
* Lệnh HS quan sát H 6.3. Hình vẽ đã thể hiện gì ?
- Thể dị đa bội ?
- Cơ chế bắt đầu như thế nào ?
- Cơ chế phát sinh ?
(Ở một số TV các cơ thể lai bất thụ tạo được các giao từ lưỡng bội do sự không phân li của NST không tương đồng. GT này có thể kết hợp với nhau để tạo ra thể tứ bội hữu thụ.)
- Ưu điểm của thể đa bội ?
- Cho ví dụ ?
(Lúa mì: 6n = 42; khoai tây: 4n = 48; Chuối: 3n = 37; Dâu tây: 8n = 56)
* HS nghiên cứu sách, thảo luận và trả lời:
* HS thực hiện lệnh:
* Thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày:
* HS quan sát hình vẽ và mô tả lại những gì quan sát được.
- Do rối loại phân bào ?
- NST phân li ở kì sau của cả 2 lần phân bào ?
* HS nhớ lại kiến thức lớp 10.
- Chỉ một phần của cơ thể
XX
O
X
XXX
OX
Y
XXY
OY
- Thay đổi VCDT,
- Vd: các loại sâu
- Phát sinh trong một loài.
- Có 2 loại:
+ Thể đa bội chẵn.
+ Thể đa bội lẽ.
- AA ® AAAA.
* HS thưc hiện lệnh:
- Xuất phát từ các cá thể có bộ NST khác xa nhau.
* HS đọc mục II.3 SGK, thảo luận, trả lời:
- Dưa hấu không có hạt; rau muống có cuốn, lá to; các loại cây ăn trái ít hạt.
I. Khái niệm chung:
Là sự thay đổi số lượng NST trong tế bào: đột biến dị bội (ĐBLB) và đột biến đa bội.
II. Đột biến lệch bội:
1. Khái niệm:
Là những thay đổi về số lượng NST chỉ xảy ra ở 1 hay một số cặp NST tương đồng.
2. Phân loại:
- Thể không: (2n – 2)
- Thể một: (2n – 1)
- Thể 1 kép: (2n -1 – 1)
- Thể ba: (2n + 1)
- Thể ba kép: (2n + 1 + 1)
- Thể bốn: (2n + 2)
- Thể bốn kép: (2n + 2 + 2)
3. Cơ chế phát sinh: 
- Trong giảm phân: một hay một vài cặp NST nào đó không phân li trong giảm phân tạo giao tử thừa hoặc thiếu một vài NST. Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra thể lệch bội.
- Trong nguyên phân: (tế bào sinh dưỡng) một phần cơ thể mang đột biến dị bội và hình thành thể khảm.
4. Hậu quả:
Làm mất cân bằng hệ gen; giảm sức sống; giảm khả năng sinh sản hoặc chết.
5. Ý nghĩa:
Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá. Sử dung ĐBLB để đưa các NST theo ý muốn vào một cây trồng nào đó.
II. Đột biến đa bội:
1. Thể tự bội:
a. Khái niệm: là dạng đột biến làm tăng số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n.
b. Phân loại:
- Đa bội chẵn: 2n, 4n,
- Đa bội lẽ: 3n, 5n,
c. Cơ chế:
- Thể tam bội: là sự kết hợp của giao tử n và 2n trong thụ tinh.
- Thể tứ bội: là sự kết hợp của 2 loại giao tử 2n hoặc cả bộ NST không phân li trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
2. Thể dị đa bội: (thể SDB)
a. Khái niệm: là hiện tượng làm tăng số bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào.
b. Cơ chế: lai xa ® cơ thể lai xa bất thụ (không SS hữu tính) ® thể dị đa bội (hữu thụ).
3. Hậu quả:
- Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
- Các thể tự bội lẽ không sinh giao tử bình thường.
- Khá phổ biến ở thực vật, hiếm ở động vật.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 6.doc