Bài 41: DIỄN THẾ SINH THÁI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái.
Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái.
Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp.
Kỹ năng phân tích các hình minh hoạ SGK.
Nâng cao ý thức về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
II. Phương tiện dạy học:
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Hình 41.1, 41.2, 41.3 và bảng 41 SGK.
Phiếu học tập:
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN Trường: THPT Chu Văn An Giáo viên: Dương Văn Cư Lớp: 12 Ngày soạn: // Tiết: 42 Tuần: 27 Bài 41: DIỄN THẾ SINH THÁI Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái. Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái. Nêu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp. Kỹ năng phân tích các hình minh hoạ SGK. Nâng cao ý thức về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Phương tiện dạy học: Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học. Hình 41.1, 41.2, 41.3 và bảng 41 SGK. Phiếu học tập: Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 180. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Bài 41: DIỄN THẾ SINH THÁI Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * Lệnh HS đọc mục I và quan sát hình 41.1, 41.2, thảo luận các vấn đề sau: - Phân tích đặc điểm của môi trường, sinh vật ? - Lập được sơ đồ quá trình biến đổi của sinh vật qua các thời kì khác nhau ? - Nêu được khái niệm diễn thế sinh thái ? * Yêu cầu cử đại diện nhóm lên trình bày: * Lưu ý: nên cho HS phân tích sự biến đổi của môi trường, sinh vật thông qua hình 41.1, 41.2 SGK. * Lệnh HS đọc tiếp mục II và cho biết có những loại diễn thế nào ? Đặc điểm của từng diễn thế đó ? - Điểm khác nhau giữa các diễn thế là gì ? - Nguyên nhân dẫn đến diễn thể ? - Yêu cầu HS lấy ví dụ về các loại diễn thế ? - Diễn thế sinh thái có ý nghĩa gì con người ? * HS thực hiện lệnh: - Đặc điểm môi trường: + Giai đoạn tiên phong: khí hậu khô, nóng, đất không được che phủ...... + Giai đoạn giữa: khí hậu mát và ẩm, chất dinh dưỡng trong đất tăng dần.... + Giai đoạn cuối: điều kiện môi trường thuận lợi - Đặc điểm sinh vật: + Giai đoạn tiên phong: + Giai đoạn giữa: + Giai đoạn cuối: - Sơ đồ diễn thế sinh thái Môi trường 1 Các QT 1 ↓ Môi trường 2 Các QT 2 ↓ Môi trường 3 Các QT 3 * HS thực hiện lệnh, thảo luận nhóm và trả lời theo mẫu phiếu học tập: Kiểu DT GD TP GD giữa GD ĐC Nguyên nhân DTNS DTTS * Sau cử đại diện lên bảng trình bày: - HS thảo luận và trả lời: * HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm và cho ý kiến: I. Khái niệm về diễn thế sinh thái: - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. - Ví dụ: II. Các loại diễn thế sinh thái: 1. Diễn thế nguyên sinh: - Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. - QTDT diễn ra theo các giai đoạn sau: + Giai đoạn tiên phong: hình thành quần xã tiên phong (chưa có hoặc có rất ít SV). + Giai đoạn giữa: giai đoạn hỗn hợp, gồm các quần xã thay đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng. + Giai đoạn cuối: hình thành quần xã ổn định. 2. Diễn thế thứ sinh: - Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật sống. - QTDT diễn ra theo sơ đồ sau: + Giai đoạn đầu: đã có một quần xã sinh vật phát triển nhưng bị huỷ diệt do tự nhiên hay khai thác quá mức của con người. + Giai đoạn giữa: một QX phụ hồi thay thế QX bị huỷ diệt, các QX biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. + Giai đoạn cuối: hình thành quần xã ổn đinh khác hoặc quần xã bị suy thoái. III. Nguyên nhân gây ra diễn thế: 1. Nguyên nhân bên ngoài: do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. 2. Nguyên nhân bên trong: sự cạnh trang gay gắt giữa các loài trong quần xã. IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái: - Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán đước các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người. 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
Tài liệu đính kèm: