Bài 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường.
Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật.
Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh hoạ.
2. Kỹ năng
Rèn luyện được kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Kỹ năng phân tích các hình minh hoạ SGK.
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN Trường: THPT Chu Văn An Giáo viên: Dương Văn Cư Lớp: 12 Ngày soạn: // Tiết: 36 Tuần: 21 Phần bảy. SINH THÁI HỌC Chương I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT Bài 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này, học sinh cần: Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, các loại môi trường. Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật. Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh hoạ. 2. Kỹ năng Rèn luyện được kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. Kỹ năng phân tích các hình minh hoạ SGK. Phương tiện dạy học: Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học. Hình 35.1, 35.2 SGK. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận. Lên lớp: Ổn định lớp Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có). Kiểm tra bài cũ: câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 148. Giảng bài mới: Dẫn nhập: Tại sao, cũng một giống cây trồng, vật nuôi nhưng nếu trồng hay nuôi ở nơi này thì cho năng suất cao nhưng nếu trồng hay nuôi ở nơi khác thì năng suất lại kém ? Bài 35. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Hoạt động thầy giáo Hoạt động học sinh Nội dung * Đặt vấn đề: - Môi trường sống là gì ? - Nhân tố sinh thái là gì ? - Có những loại môi trường sống, nhân tố sinh thái nào ? - Môi trường sống, các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng gì tới sinh vật ? Cho ví dụ minh hoạ (trực tiếp, gián tiếp) ? - Sinh vật có ảnh hưởng đến môi trường sống không ? VD ? * Lệnh HS quan sát H35.1 và cho biết thế nào là giới hạn sinh thái ? Ví dụ ? - Trong giới hạn sinh thái được chia ra những khoảng nào ? Cụ thể như thế nào ? - Điều gì xảy ra khi vượt ra khỏi giới hạn sinh thái ? - Ổ sinh thái là gì ? - Cho ví dụ ? - Phân biệt nới ở và ổ sinh thái ? - Sinh vật có những đặc điểm thích nghi nào ? - Thực vật thích nghi với điều kiện ánh sáng như thế nào ? Cho ví dụ ? - Đặc điểm của thực vật ưu sáng, thực vật ưu bóng ? - Thích nghi của động vật với ánh sáng được thể hiện như thế nào ? Ví dụ ? - Trong trồng trọt và chăn nuôi người ta thường làm gì để tạo điều kiện cho cây trồng cũng như vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt thông qua tác động của ánh sáng ? - Để thích nghi với nhiệt độ sinh vật thường có những biến đổi gì ? - Gồm có những quy tắc nào thể hiện sư thích nghi về mặt hình thái của sinh vật với môi trường ? - Hãy phân tích mỗi quy tắc đó ? * HS đọc mục I, thảo luận và trả lời: - Lưu ý: nếu có thời gian giáo viên cho học sinh lấy ví dụ ít nhất mỗi loại môi trường, mỗi nhân tố sinh thái một ví dụ về ảnh hưởng của chúng đến đời sống của sinh vật. - Có ảnh hưởng. - SV chết cung cấp chất dinh dưỡng cho môi trường đất. * HS thực hiện lệnh, thảo luận và trả lời: - HS đọc và phân tích ví dụ SGK: - Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu. - Sinh vật có thể bị chết. * HS đọc mục II.2, quan sát hình 35.2 SGK, thảo luận và trả lời: - Lưu ý: HS cần phân tích H35.2 và các ví dụ SGK, từ đó đưa ra khái niệm - Thích nghi về hình thái, giải phẫn, hoạt động sinh lí, tập tính. * HS nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời: - Ngoài ra còn có nhóm thực vật trung gian. - Phát quang bụi rậm, cắt tỉa cành,. - Che chắn, làm thông thoáng để dộ chiếu sáng phù hợp. * HS đọc mục III.2, thảo luận và trả lời: I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái: 1. Khái niệm: - Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật. - Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường. 2. Phân loại: - Môi trường trên cạn (mặt đất, lớp không khí), môi trường nước (biển, ao, hồ,), môi trường đất (trong đất), môi trường sinh vật. - Nhân tố sinh thái vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, không khí, độ ẩm, gió,), nhân tố sinh thái hữu sinh (vsv, nấm, TV, ĐV, con người). 3. Ảnh hưởng: - Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. 4. Quan hệ giữa sinh vật với môi trường: Là mối quan hệ quan lai. II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái: 1. Giới hạn sinh thái: - Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. - Ví dụ: 2. Ổ sinh thái: - Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể, của loài. - Ví dụ: III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống: 1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng: - Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường. Có hai nhóm thực vật: + Thực vật ưa sáng: + Thực vật ưu bóng: - Động vật do có cơ quan chuyển hoá tiếp nhận ánh sáng. Nhờ đó, chúng thích ứng tốt hơn với điều kiện chiếu sáng luôn thay đổi của môi trường. 2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ: - Tuỳ loại mà có sự biến đối hình thái, cấu tạo, sinh lý, để điều hoà được thân nhiệt. Có hai quy tắc: + QT về kích thước cơ thể (QT Becman) + QT về kích thước của các bội phận tai, đuôi, chi,của cơ thể (QT Anlen). 5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. 6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.
Tài liệu đính kèm: