Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hoá

Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hoá

Bài 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Trình bày được một số bằng chứng về giải phẩu so sánh bằng chứng mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

 Giải thích được bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng địa lí sinh vật học.

 Nêu một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.

2. Kỹ năng

- Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng trình bày, kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái đội

 Ứng dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.

II. Phương tiện dạy học:

 Hình 24.1, 24.2 SGK.

 Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 14780Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chuyên môn Sinh 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Trường: THPT Đinh Tiên Hoàng	Giáo viên: Dương Văn Cư
Lớp: 12	Ngày soạn: //
Tiết: 26	Tuần: 18
Phần 6. TIẾN HOÁ
Chương I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
Bài 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
Mục tiêu:
1. Kiến thức
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
Trình bày được một số bằng chứng về giải phẩu so sánh bằng chứng mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
Giải thích được bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng địa lí sinh vật học.
Nêu một số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
2. Kỹ năng 
Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng trình bày, kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái đội
Ứng dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống.
Phương tiện dạy học:
Hình 24.1, 24.2 SGK.
Sưu tầm các hình học có liên quan đến bài học.
Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải thích tìm tòi bộ phận.
Lên lớp:
Ổn định lớp
Giới thiệu thầy cô dự giờ (nếu có).
Kiểm tra bài cũ:
Giảng bài mới:
Dẫn nhập: Các loài sinh vật hiện nay do đâu mà có ? (Trước thế kỉ 18, khi khoa học chưa phát triển, con người giải thích là do thượng đế sinh ra; Có 2 bằng chứng tiến hoá: Bằng chứng trực tiếp là các hoá thạch-bài 33, bằng chứng gián tiếp là giải phẩu so sánh, phôi sinh học, địa sinh học, sinh học phân tử và tế bào được nghiện cứu ở bài).
Bài 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
Hoạt động thầy giáo
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Lệnh HS đọc mục I, quan sát H24.1, thảo luận và trả lời câu hỏi ở mục I SGK ?
- Tìm ra những điểm giống và khác nhau về cấu tạo bộ xương của các loài ?
- Những biến đổi đó giúp loài thích nghi như thế nào ?
→ Qua đó ta thấy tay người và chi trước của loài thú là các cơ quan tương đồng.
- Vậy cơ quan tương đồng là gì ?
- Chức năng của ruột thừa, ruột tịt ?
→ Ruột thừa không thực hiện chức năng, là cơ quan thoái hoá.
- Thế nào là cơ quan thoái hoá ?
- Qua đó em có nhận xét gì về quan hệ giữa các loài sinh vật ?
* Lệnh HS đọc mục II, quan sát H24.2, tìm ra những điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi ?
- Từ đó rút ra kết luận gì về quan hệ giữa các loài ?
- Ý nghĩa về xác định quan hệ họ hàng ?
- Tại sao các loài khác nhau lại có những điểm phát triển phôi giống nhau ?
* Lệnh HS đọc mục III cho biết địa lí sinh học là gì ?
(Vd: phân tích: chim, côn trùng trước đây cùng sống trên đất liền sau do địa hình thay đổi → phân tán ra đảo, để thích nghi với điều kiện sống trên đảo (gió mạnh) bắt buộc các loài chim, côn trùng cánh phải nhỏ, ăn thức ăn nhỏ,; Cá voi là lớp thú, cá mập là lớp cá hai loài không có họ hàng gần gữinhng có đặc điểm gần giống nhau vì chúng sống trong môi trường tương tự nhau).
- Hiện tượng các loài giống nhau do có chung nguồn gốc hay có môi trường sống tương tự nhau là phổ biến ?
* Đặt vấn đề:
- Dựa vào kiến thức TB, di truyền hãy trình bày những điểm giống nhau trong câấutạo TB, VCDT, mã di truyền của các loài sinh vật ?
- Hãy phân tích bảng 24 cho biết người có quan hệ gần gũi nhất với loài nào ? Tại sao ?
- Phân tích aa trong prôtêin, nuclêôtit trong ADN cho phép ta kết luận được điều gì về mối quan hệ họ hàng giữa các loài ?
* HS thực hiện lệnh:
- Giống nhau: đều có xương cánh, cẳng, cổ, bàn, ngón.
- Khác nha: về chi tiết các xương biến đổi, hình dạng khác.
- Chi của mỗi loài để thực hiện các chức năng riêng.
- Gai xương rồng tương đồng với lá cây
- Ruột thừa ở người và ruột tịt (mang tràng ở động vật ăn cỏ)
* HS thảo luận và trả lời:
- Giống nhau: đều có đuôi, khe mang, tim có giai đoạn có 2 ngăn.
- Người có quan hệ họ hàng gần với thú hơn cá.
- Do thừa hưỡng những gen chung quy định sự phát triển của phôi.
* HS thực hiện lệnh:
- Có chung nguồn gốc.
- Môi trường sống tương tự nhau.
* HS thảo luận, 
- Người có quan hệ gần gũi với tinh tinh nhất.
- Do số aa sai khác nhau rất ít.
- Các loài có quan hệ họ hàng gần gũi nhau thì cấu trúc của prôtêin và axit nuclêic càng giống nhau.
I. Bằng chứng giải phẩu so sánh:
- Cơ quan tương đồng: những cơ quan tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc từ một cơ quan ở loài tổ tiên, ở các loài khác nhau có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
- Cơ quan thoái hoá: là cơ quan tương đồng có cùng nguồn gốc từ một cơ quan ở loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
* Kết luận: sự tương đồng về đặc điểm giải phẩu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung.
II. Bằng chứng phôi sinh học:
* Kết luận: 
- Sự giống nhau trong phôi chứng tỏ các loài có chung nguồn gốc.
- Các loài có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi càng giống nhau ở giai đoạn muộn hơn.
III. Bằng chứng địa lí sinh học:
* Khái niệm: là một môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên Trái Đất.
* Kết luận: sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong những môi trường giống nhau.
IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử:
- Các loài đều có CSVC di truyền chủ yếu là axit nuclêic (ADN và ARN) + prôtêin.
- ADN đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.
- Prôtêin đều được cấu tạo từ 20 loại aa khác nhau.
- Các loại siinh vật đều sự dụng chung 1 loại mã di truyền.
* Phân tích aa trong prôtêin, nuclêôtit trong ADN có thể cho biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
5. Củng cố: HS đọc và nhờ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài.
6. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 24.doc