VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
I. Mục tiêu
Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Nắm vững một số thành tựu của nước ta trong công cuộc đổi mới và hội nhập khu vực, quốc tế.
2. Kỹ năng
Quan sát, nhân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu để đưa ra những nhận định nhằm làm rõ những thành tựu của nước ta trong công cuộc đổi mới và hội nhập.
3. Thái độ
Có tinh thần, trách nhiệm với công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước.
TCT: 1 Ngày soạn: 22 / 08 /2010 GIÁO ÁN BÁM SÁT BÀI 1 Ngày dạy: 23 / 08/ 2010 VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP I. Mục tiêu Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức Nắm vững một số thành tựu của nước ta trong công cuộc đổi mới và hội nhập khu vực, quốc tế. 2. Kỹ năng Quan sát, nhân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu để đưa ra những nhận định nhằm làm rõ những thành tựu của nước ta trong công cuộc đổi mới và hội nhập. 3. Thái độ Có tinh thần, trách nhiệm với công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước. II. Chuẩn bị hoạt động 1. Giáo viên cho học sinh vẽ hình 1.1, 1.2 và bảng số liệu 1. 2. Học sinh về quan sát trước hình 1.1, 1.2 và bảng số liệu 1. 3.Giáo viên nghiên cứu các tình huống, cách thức định hướng cho HS khai thác nắm bắt thông tin. III. Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, Thảo luận. IV. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra Hãy trình bày khái quát những thành tựu của nước ta trong công cuộc đổi mới và hội nhập. 2. Tiến trình hoạt động bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1 - GV: Cho HS làm việc, thảo luận nhóm 4 em. - GV: Qua hình 1.1, bảng 1, cho biết điều gì trong công cuộc đổi mới và hội nhập của nước ta?. - GV: các em có nhận định gì về mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của nước ta?. Qua chỉ số giá tiêu dùng, nố phản ánh được thực trạng gì về tình hình phát triển kinh tế của nước ta?. * Hoạt động 2 - GV: Định hướng cho HS nhận xét GDP theo giá so sánh 1994 của các thành phần kinh tế. - GV: Định hướng cho HS cách minh chứng, làm rõ tình hình tăng trưởng, phát triển kinh tế nước ta theo thành phần, lý giải quá trình đó. - HS: Quan sát biểu đồ.. - HS Đưa ra nhận quá trình tăng chỉ số giá tiêu dùng - HS: Đưa ra nhận xét và minh chứng về quá trình phát triển kinh tế của nước ta - HS: Xử lí bảng số liệu, đưa ra nhận định về chất lượng cuộc sống của dân cư nước ta. - HS: Lắng nghe GV định hướng. - HS quan sát diễn biến của biểu đồ. - HS: Xử lý số liệu để minh chứng, làm rõ diễn biến của các thành phần kinh tế theo GDP. - HS: Lý giải vì sao có sự phân hoá giữa các thành phần kinh tế về GDP. 1. Tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống của dân cư nước ta trong công cuộc đổi mới - Chỉ số giá tiêu dùng của nước ta có sự phân hoá giữa các thời điểm. + Từ năm 1986 – 1990, chỉ số giá tiêu dùng rất cao, nhưng có chiều hướng giảm mạnh. + Từ 1994 – 2005, chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp (một con số), khá ổn định. - Qua mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, phản ánh rằng tăng trưởng, phát triển kinh tế nước ta đã đi vào ổn định, chỉ số lạm phát được đẩy lùi và giữ ở mức một con số. - Qua bảng 1, cho thấy tỉ lệ nghèo chung và nghèo lương thực của cả nước giảm mạnh. Điều này minh chứng rằng, nước ta đã đạt đựoc những thành tựu to lớn trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. 2. Nhận xét, nhận định về tăng trưởng, phát triển của các thành phần kinh tế. - Nhìn chung, GDP theo thành phần kinh tế của nước ta có chiều hướng tăng nhanh. Tuy nhiên: GDP thành phần kinh tế có vốn ngoài nhà nước chiếm giá trị cao nhất, tăng nhanh nhất, đứng thứ hai là thành phần quốc doanh, còn GDP thành phần có vốn đầu tư nước ngoài thấp nhất và tăng chậm nhất. - Nguyên nhân : GDP thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh nhất là do nước ta chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư, phát triển. So với trước đây, chưa đổi mới, GDP của thành phần kinh tế nhà nước có giảm, nhưng vẫn còn có giá trị cao trong cơ cấu nền kinh tế vì nhà nước vẫn nắm giữ nhiều ngành kinh tế quan trọng, then chốt. GDP của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm, chiếm giá trị thấp do nước ta mới giai đoạn đầu của quá trình mở cửa, nên thu hút được số ít các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. 3. Hoạt động tiếp theo GV Cho HS nêu lại cách thức phân tích biểu đồ, bảng số liệu, cách minh chứng, làm rõ và nhận định một số vấn đề kinh tế. TCT: 2 Ngày soạn: 30 / 08 /2010 GIÁO ÁN BÁM SÁT BÀI 2 Ngày dạy: 02 / 09/ 2010 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ I. Mục tiêu Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức Nắm được giới hạn lãnh thổ của nước ta tiếp giáp với quốc gia, khu vực nào trên đất liền và trên biển, hệ toạ độ nước ta trên đất liền. Nắm được tên một số cửa khẩu dọc biên giới. 2. Kỹ năng Sử dụng bản đồ, kỹ năng phân tích, đánh giá và lý giải một số vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội do vị trí địa lý mang lại. 3. Thái độ Có tinh thần bảo vệ, yêu quê hương đất nước. II. Chuẩn bị hoạt động 1. GV Chuẩn bị bản đồ hành chính Việt Nam. 2. HS chuẩn bị Atlat địa lí Việt Nam. 3. GV Chuẩn bị một số tình huống hoạt động nhận thức. III. Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, Giải thích – minh hoạ. IV. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra GV Hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Nêu giới hạn của nước ta trên đất liền. 2. Tiến trình hoạt động bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1 GV: Hướng dẫn học sinh kết hợp kiến thức trong SGK và bản đồ Hành chính treo tường, Atlat địa lí Việt Nam để nêu, chỉ rõ giới hạn lãnh thổ nước ta trên đất liền, trên biển. * Hoạt động 2 - GV: Cho HS quan sát Atlat địa lí Việt Nam hoặc bản đồ Hành chính - GV: Yêu cầu HS xác định trên bản đồ toạ độ địa lý, chỉ rõ xã, huyện, tỉnh nơi có toạ độ địa lý của nước ta. * Hoạt động 3 - GV: Cho HS quan sát trang Atlat Giao thông vận tải hoặc trang Thương mại. - GV: Vạch cho HS đề cương và cách làm như sau: + Xác định trên biên giới nước ta với các nước trên đất liền. + Dọc biên giới nước ta với nước đó, có của khẩu gì?. Thuộc tỉnh nào ở nước ta. - HS: Quan sát Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ Hành Chính, chỉ rõ giới hạn lãnh thổ nước ta. - Một HS lên bảng chỉ trên bản đồ Hành chính cho các lớp xem về giới hạn lãnh thổ nước ta. - HS: Quan sát Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ Hành Chính. - Một HS lên bảng chỉ trên bản đồ Hành chính cho các lớp xem về vị trí, toạ độ địa lý của nước ta trên đất liền, HS cần nêu, chỉ được toạ độ, địa danh nơi phân bố toạ độ địa lý nước ta trên bản đồ. - HS: Xác định đường biên giới của nước ta với các nước. - HS: Nêu tên biên giới, xác định trên bản đồ, Atlat địa lí Việt Nam tên cửa khẩu và tỉnh thành nơi có cửa khẩu đó. 1. Giới hạn lãnh thổ của nước ta trên đất liền và trên biển * Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Cămpuchia với đường biên giới dài > 1400km và đường bờ biển dài hơn 3260km. * Trên biển, vùng biển nước ta rộng trên 1 triệu km2 , tiếp giáp với vùng biển của Trung Quốc, Cămpuchia, Philipin, Brunây, Inđônêxia, Xingapo và Thái Lan. 2. Hệ toạ độ địa lí nước ta trên đất liền + Bắc: 230 23’ VB, tại Lũng Cú –Đồng Văn – Hà Giang. + Nam: 80 34’ VB, tại Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau. + Tây: 1020 09’ KĐ, tại Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên. + Đông: 1090 24’ KĐ, tại Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hoà. 3. Một số cửa khẩu dọc biên giới. * Biên giới Việt – Trung, có một số cửa khẩu sau: - Móng Cái (Quảng Ninh) - Hữu Nghị (Lạng Sơn) - Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Thanh Thuỷ (Hà Giang) * Biên giới Việt – Lào, có một số cửa khẩu sau: - Tây Trang (Điện Biên) - Mộc Châu (Lai Châu) - Mường Xén (Nghệ An) - Cầu Treo (Hà Tĩnh) - Lao Bảo (Quảng Trị) - Bờ Y (Kon Tum).. * Biên giới Việt Nam - Cămpuchia - Lệ Thanh (Gia Lai) - Hoa Lư ( Bình Phước) - Xa Mát ( Tây Ninh) - Vĩnh Xương (An Giang) - Xà Xá (Kiên Giang) 3. Hoạt động tiếp theo - GV Cho HS nêu tuần tự, các bước xác định một số đối tượng địa lí kinh tế - xã hội trên bản đồ Hành chính. - HS: Nêu các bước - GV: Cho HS về nhà phân tích tầm quan trọng của vị trí địa lý đối với tự nhiên, quá trình phát triển kt – xh nước ta. TCT: 3 Ngày soạn: 4 / 09 /2010 GIÁO ÁN BÁM SÁT BÀI 3 Ngày dạy: 6 / 09/ 2010 ĐỊNH HƯỚNG CÁCH SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. Mục tiêu Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức Trang bị cho HS những kiến thức về Atlat, qua Atlat HS nắm vững kiến thức tự nhiên, kt – xh của nước ta. 2. Kỹ năng Hs biết cách sử dụng Atlát, kết hợp Atlat với SGK nhằm nắm vững sự phân bố, lý giải sự phân bố và quy luật phát triển của sự vật hiện tượng địa lí. 3. Thái độ Có tinh thần tích cực, năng động, sáng tạo, hợp tác và độc lập trong quá trình tiếp nhận vấn đề. II. Chuẩn bị hoạt động 1. HS Chuẩn bị Atlat địa lý Việt Nam. 2. GV Chuẩn bị một số bản đồ Tự nhiên, bản đồ Kinh tế chung, bản đồ kinh tế Vùng. III. Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, Thảo luận chung. IV. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra GV kiểm tra dụng cụ, phương tiện của học sinh 2. Tiến trình hoạt động bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1 - GV: Hướng dẫn HS cách sử dụng Atlat như sau: 1. Chọn trang Atlat phù hợp với phù hợp với mục tiêu, nội dung học tập, yêu cầu của vấn đề nhận thức. 2. Vạch đề cương, các bước, công việc để tiến hành khai thác kiến thức địa lý từ Atlat hoặc bản đồ. 3 Tiến hành khai thác kiến thức để làm rõ vấn đề, yêu cầu nội dung cảu vấn đề, như: Sự phân bố, lý giải sự phân bố, xác định, phân tích các mối quan hệ - GV: Cho VD * Hoạt động 2 - GV Đưa ra một số vấn đề cho HS tiến hành vận dụng lý thuyết vào thực tiễn hoạt động sử dụng Atlat. - GV: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tiến hành khai thác kiến thức địa lý từ vấn đề đc giao như sau: + Nhóm 1: Qua trang Atlát Hành chính. Hãy Nêu tên các tỉnh ven biển của nước ta. Với vị trí trên, các tỉnh này có thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình phát triển kt – xh?. + Nhóm 2: Qua trang Atlát Hành chính. Hãy Nêu tên các đo thị trực thuộc trung uơng của nước ta. + Nhóm 3: Qua Atlat Giao thông. Hãy kể tên một số đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của nước ta. Đánh giá tầm quan trọng của các đầu mối GTVT đối với quá trình phát triển kt – xh nước ta. + Nhóm 4: Qua Atlat trang địa hình. Hãy tên một số dãy núi, dòng sông ở vùng Đông Bắc. * Hoạt động 3 - GV: Cho HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm - HS: Chú ý tiếp nhận yêu cầu các bước sử dụng Atlat của GV. - HS: Chú ý các ví dụ, cách tiến hành khai thác kiến thức từ Atlat , bản đồ qua ví dụ minh hoạ của GV - HS Các nhóm tiến hành hoạt động + Nhóm 1, cần nêu được: Các tỉnh ven biển ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Làm rõ thuận lợi trong phát triển GTVT, phát triển CN, Du Lịchvà những khó khăn. + Nhóm 2, cần nêu được tên các đô thị trực thuộc TW trong cả nước. + Nhóm 3, cần nêu được các đầu mối GTVT quan trọng hàng đầu của nước ta, như: TP. HCM. Đánh giá được tầm quan trọng của các đầu mối GTVT với quá trình phát triển các ngành kinh tế, vùng kinh tế + Nhóm 4, cần nêu được các dãy núi chính của vùng, hướng núi, dòng sông.., như cánh cung Sông Gâm, hướng vòng cung 1. Học sinh nắm bắt được cách thức sử dụng Atlat, bản đồ. - Bước 1. Xây dưng được đề cương chi tiết để khai thác kiến thức từ Atlat một cách khoa học, hệ thống. - Bước 2. Tiến hành khai thác kiến thức từ Atlat theo yêu cầu của vấn đề được giao, kết hợp SGK để làm rõ từng vấn đề nội dung cụ thể. - Bước 3. Kết hợp Atlát, SGK hoặc hiểu biết của nhóm để mô tả, lý giải, phân tích các mối quan hệ địa lí 2. Kết quả vận dụng của một số nhóm HS * Nh ... g 1 -GV: Cho HS dùng Atlat, mô tả sự phân bố của các loại đất. - GV: Vạch đề cương cho HS hoạt động. * Hoạt động 2 - GV: Cho HS quan sát Atlat trang địa hình, mô tả nêu tên các con sông lớn của nước ta. - GV: Gợi ý cho HS lý giải - GV: Cho HS khác bổ sung,.. GV điều chỉnh * Hoạt động 3 - GV: Cho HS nêu lại tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, sông ngòi - GV: Vì sao địa hình nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?. Đất đai, sông ngòi cũng mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình?...., Nguyên nhân?... - GV: Lấy vì dụ minh hoạ - HS: Căn cứ vào Atlat trang thổ nhưỡng để mô tả sự phân bố các loại đất. - HS: Lên bảng trình bày - HS: Tìm và nêu tên các con sông lớn ở nước ta. - HS: Dựa vào những gợi ý của GV để lý giải vấn đề - HS: Lên bảng trình bày - HS: Nhắc lại kiến thức cũ, lý thuyết - HS: Dựa vào gợi ý của GV làm rõ các mối quan hệ nhiệt đới ẩm gió mùa giữa khí hậu, đất đai, địa hình, sông ngòi. 1. Hãy cho biết những loại đất nào có diện tích lớn nhất ở nước ta. * Nhóm đất Feralit chủ yếu phân bố ở vùng miền núi nước ta: - Đất Feralit trên đá ba zan có nhiều ở các cao nguyên Mơ Nông, Buôn Mê Thuột, PlâyKu, KonTum, Di Linh, ngoài ra còn có ở Quảng Ngãi, Quảng Trị, Nghệ An với diện tích nhỏ. - Đất Feralit trên đá vôi có diện tích nhỏ ở cao nguyên Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Cạn. - Đất Đất Feralit trên các loại đá khác chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất và phân bố ở hầu hết vùng đồi, núi của nước ta. * Nhóm đất Phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng Châu thổ, Đồng bằng ven biển nước ta - Đất phù sa ngập mặn, phân bố ở dọc ven biển các tỉnh Bến Tre, - Đất phù sa chua phèn, phân bố ở Tây Ninh, Cần Thơ, * Các loại đất khác, chiếm diện tích nhỏ, phân bố chủ yêu ở Sơn La, .. 2. Kể tên các con sông lớn trên lãnh thổ nước ta. Lý giải vì sao nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền Giang, sông Hậu Giang, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc là do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có lượng mưa lớn, quá trình xâm thực, cắt xẽ địa hình diễn ra mạnh. 3. Hãy phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ở nước ta. - Các thành phần tự nhiên nước ta đều có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa rõ rệt, do khí hậu nước ta có tính nhiệt đới ẩm gió mùa, làm cho các yếu tố tự nhiên cũng có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => mưa nhiều => sông có tính nhiệt đới ẩm gió mùa. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => quá trình feralit hoá diễn ra mạnh ở miền núi, bồi tụ diễn ra mạnh ở đồng bằng => đất đai thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => quá trình cắt xẽ địa hình và bồi tụ diễn ra mạnh mẽ ở miền núi và đồng bằng. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => Sinh vật phát triển, xanh tươi quanh năm 3. Hoạt động tiếp theo Hãy nêu những biện pháp cụ thể để phát huy những mặt tích cực, lợi thế do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mang lại và biện pháp để hạn chế các tác hại của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. TCT: 11 Ngày soạn: 30 / 10 /2010 GIÁO ÁN BÁM SÁT BÀI 11 Ngày dạy: 02/ 10/ 2010 THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG I. Mục tiêu Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu, phân tích được sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc – Nam, Đông – Tây. 2. Kỹ năng Làm việc với bản đồ Tự nhiên Việt Nam, phân tích, suy luận và thiết lập mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. 3. Thái độ Có tinh thần yêu khoa học, yêu thiên nhiên. Tinh thần hợp tác trong họat động nhận thức. II. Chuẩn bị hoạt động: - GV Chuẩn bị các câu hỏi nhận thức, chuẩn bị bản đồ Tự nhiên Việt Nam. - HS cần xem lại kiến thức bài học, Atlat địa lí Việt Nam. III. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, Giải thích – Minh hoạ. IV. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra Chứng minh rằng thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng theo Bắc – Nam. 2. Tiến trình hoạt động bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1: -GV: Cho HS nghiên cứu vấn đề theo nhóm lớn. - GV: Cho các nhóm HS thảo luận, làm rõ biểu hiện, nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá theo Bắc – Nam. - GV: Giải thích – minh hoạ thêm cho HS hiểu vấn đề. * Hoạt động 2: - GV: Điều nào chứng tỏ thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Đông – Tây?. - GV: Nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Đông – Tây?. - GV: Các em dựa vào đâu để minh chứng, làm rõ thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Đông – Tây?. * Hoạt động 3: - GV: Cho các nhóm HS trình bày - GV: Cho HS bổ sung, sau đó GV điều chỉnh, lý giải có tính hệ thống để HS nắm bắt vấn đề. -HS: Xem lại kiến thức bài cũ: + Minh chứng sự phân hoá thông qua: Khí hậu, cảnh quan + Lý giải thông qua mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên để lý giải - HS: Trình bày - HS: Trình bày cơ sở, căn cứ để làm rõ sự phân hoá Đông – Tây. - HS: Căn cứ vào bản đồ để minh chứng, lý giải thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây. - HS: Xem địa hình giữa Đông và Tây, xem khí hậu, cảnh quan..giữa Đông – Tây như thế nào?. - Trên cơ sở biểu hiện đó, HS thiết lập mối quan hệ và lý giải vì sao có sự phân hoá như trên. - HS: Lên trình bày, minh chứng và lý giải. Các nhóm hoặc HS khác bổ sung 1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá theo Bắc – Nam - Khí hậu: Miền Bắc có mùa Đông lạnh kéo dài, nhiệt độ trong các tháng mùa Đông thấp, mùa Hạ nóng, miền Nam ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. - Địa hình: Dãy Bạch Mã có ảnh hưởng lớn đến sự phân hoá thiên nhiên nước ta theo Bắc – Nam. - Hình dạng lãnh thổ: Nước ta kéo dài trên nhiều vĩ tuyến, làm cho góc nhập xạ lớn dần từ Bắc vào Nam => chế độ nhiệt thay đổi, phân hoá theo 2. Hãy quan sát bản đồ và mô tả, lý gải về sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây. Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá rõ rệt từ Đông sang Tây, thể hiện ở: - Địa hình: Càng vào sâu trong lãnh thổ nước ta, độ cao càng tăng dần. - Khí hậu, cảnh quan: Khi đi từ biển vào phía Tây, khí hậu có sự thay đổi, phân hoá rõ rệt, sâu sắc, càng vào sâu trong lãnh thổ, mùa đông càng lạnh và khô, mùa hạ càng nóng, khô hạn => cảnh quan thay đổi theo, ở phía Đông cảnh quan xanh tươi, trù phú, vào sâu phía Tây, cảnh quan khô hạn, thay đổi theo mùa - Phân hoá giữa vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc, giữa Tây trường Sơn và Đông trường Sơn. + Tây Bắc cảnh quan đa dạng: nhiệt đới, á nhiệt, ôn đới núi cao, còn cảnh quan Đông Bắc chủ yếu là á nhiệt đới. Nguyên nhân là do sự phân hoá của khí hậu, địa hình giữa hai vùng miền, dãy Hoàng Liên Sơn có những tác động cản gió mùa mùa Đông, làm cho vùng Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, trong khi vùng núi Đông Bắc thường xuyên chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc. + Tây trường sơn vào nửa đầu mùa Hạ, có mưa nhiều, trong khi Đông trường Sơn thướng ít mưa, nên cảnh quan có sự phân hoá khác biệt giữa hai sườn núi. Vào mùa Đông, cảnh quan ở Đông trường Sơn thường có mưa nhỏ, cảnh quan xanh tươi , cùng lúc đó Tây trường sơn lại khô, lạnh. 3. Hoạt động tiếp theo - Hãy chứng minh và lý giải vì sao thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Bắc –Nam. - Hãy cho biết thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây thể hiện ở chổ nào?. Cho ví dụ minh chứng. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá đó. - Về nhà làm rõ những biểu hiện về sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao địa hình. TCT: 12 Ngày soạn: 9 / 10 /2010 GIÁO ÁN BÁM SÁT BÀI 12 Ngày dạy: 08/ 10/ 2010 THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG I. Mục tiêu Qua bài học, HS cần: 1. Kiến thức HS nắm được biểu hiện của sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao địa hình. Nguyên nhân..và nắm bắt cơ bản về các miền thiên nhiên, những thuận lợi và khó khăn của mỗi miền trong quá trình phát triển kt – xh. 2. Kỹ năng Phân tích mô hình, lát cắt, hình vẽ để làm rõ tác động của địa hình đến cảnh quan. Kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng hành động 3. Thái độ II. Chuẩn bị hoạt động: - GV Chuẩn bị các tình huống nhận thức, mô hình. - HS cần xem lại kiến thức bài học, Atlat địa lý Việt Nam. III. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, Giải thích – Minh hoạ. IV. Tiến trình hoạt động 1. Kiểm tra Nêu những biểu hiện, chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao địa hình. 2. Tiến trình hoạt động bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kết quả hoạt động * Hoạt động 1: - GV: Cho HS lý giải, làm rõ sự phân hoá thiên nhiên nước ta theo độ cao địa hình, thông qua mô hình trên bảng * Hoạt động 2: - GV : Định hướng cho HS thành lập bảng tóm tắt các yếu tố tự nhiên giữa ba miền - GV: Trên cơ sở các thành phần tự nhiên của ba miền. cho HS phân tích những thuận lợi và khó khăn * Hoạt động 3: - GV: Cho HS lên bảng trình bày, sau đó cho HS trong nhóm hoặc nhóm khác bổ sung - GV: Chỉnh sửa, kết luận. - HS: Căn cứ vào mô hình, kiến thức bài cũ như: thông tin về nhiệt ẩm, đất, cảnh quan để minh chứng sự phân hoá. - HS: Căn cứ vào mô hình, lý thiết phân hoá nhiệt ẩm và mối quan hệ tự nhiên giữa các yếu tố để lý giải - HS: Hoạt động theo nhóm nhỏ - Mỗi nhóm HS sẽ nghiên cứu về một miền tự nhiên cụ thể, sau đó phân tích, đánh giá những thuận lợi – khó khăn do tự nhiên mang lại trong quá trình phát triển kt – xh.. - HS: Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày. - HS: Bổ sung và hoàn thiện vào bài học... 1. Nêu những biểu hiện và giải thích nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao địa hình - Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao địa hình thể hiện ở chổ là từ chân núi lên đỉnh núi, thiên nhiên nước ta phân hoá làm các đai khác nhau. Mỗi đai có sự phân hoá khác biệt về nhiệt, ẩm, đất đai và cảnh quan sinh vật. - Nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá theo độ cao địa hình là do, càng lên cao thì chế độ nhiệt, ẩm có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần => quá trình phong hoá và hình thành nên các loại đất khác nhau => làm cho cảnh quan, sinh vật cũng thay đổi, phân hoá theo từng độ cao địa hình. 2. Hãy lập bảng tóm tắt thiên nhiên của các miền, từ đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn của mỗi miền Bắc – Đông Bắc Bắc Bộ Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ và Nam Bộ Giới hạn Phía tây – tây nam của miền .. Giới hạn Hữu ngạn sông Hồng Bạch mã trở vào Nam Địa hình đồi núi thấp Địa hình cao, cao nhất Địa hình, phức tạp, gồm Khí hậu có mùa Đông lạnh, sinh vật loài phương Bắc.. Khí hậu tính chất nhiệt đới tăng dần do ảnh hưởng của gió Đông Bắc giảm Khí hậu cận Xích Đạo gió mùa, hai mùa mưa – khô phân hoá sâu sắc.. Khoáng sản Than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, sắt.. Khoáng sản Sắt,than, thiếc,vônfram, vật liệu XD Khoáng sản vàng, than, bô xít, dầu mỏ, khí đốt -Thuận lợi –Phát triển CN khai khoáng, luyện kim - Khó khăn: Cho GTVT.. -Thuận lợi: Phát triển CN khai khoáng, rừng, du lịch, vật liệu XD. - khó khăn: GTVT, - Thuận lợi cho phát triển ngành thuỷ hải sản, du lịch biển, KT -CB dầu khí -khó khăn: 3. Hoạt động tiếp theo - Hãy chứng minh, lý giải làm rõ thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao địa hình. - Trình bày những nét cơ bản về thiên nhiên ba miền của nước ta, qua đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn do tự nhiên mang lại cho ba miền trong quá trình phát triển kt – xh.
Tài liệu đính kèm: