1. Thể dị bội (thể lệch bội)
a. Khái niệm: Là cơ thể mà tế bào sinh dưỡng bị đột biến về một cặp hoặc một số cặp NST tương đồng.
vd: Cà độc dược có 12 cặp NST, người ta đã phát hiện được 12 thể dị bội ở cả 12 cặp NST cho 12 dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước và số gai trên quả.
b. Cơ chế: Sự rối loạn phân ly của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo giao tử thừa hay thiếu một hoặc vài NST
Các giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường tạo ra các thể dị bội.
c. Phân loại:
Thể không nhiễm: 2n-2.
Thể một nhiễm: 2n-1.
Thể ba nhiễm: 2n+1.
Thể bốn nhiễm: 2n+2
ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ 1. Thể dị bội (thể lệch bội) a. Khái niệm: Là cơ thể mà tế bào sinh dưỡng bị đột biến về một cặp hoặc một số cặp NST tương đồng. vd: Cà độc dược có 12 cặp NST, người ta đã phát hiện được 12 thể dị bội ở cả 12 cặp NST cho 12 dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước và số gai trên quả. b. Cơ chế: Sự rối loạn phân ly của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo giao tử thừa hay thiếu một hoặc vài NST Các giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường tạo ra các thể dị bội. c. Phân loại: Thể không nhiễm: 2n-2. Thể một nhiễm: 2n-1. Thể ba nhiễm: 2n+1. Thể bốn nhiễm: 2n+2 d. Hậu quả và vai trò: * Hậu quả: Thể lệch bội thường gây hậu quả nghiêm trọng đối với động vật. Ví dụ:Hội chứng Down ở người (Cặp NST thứ 21 của người bệnh Down có 3 NST, của người bình thường là 2 NST, triệu chứng là nam (nữ), cổ ngắn, gáy rộng và dẹt khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa các ngón tay ngắn, cơ thể chậm phát triển si đần, vô sinh), Hội chứng Turner (cặp NST 23 (NST giới tính) chỉ có 1 NST X, các cặp NST khác đều có 2 NST), Hội chứng Klinefelter * Vai trò:Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Có ý nghĩa trong chọn giống. Trong chọn giống, có thể sử dụng đột biến lệch bội để đưa NST mong muốn vào cơ thể khác. Ngoài ra người ta còn sử dung lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST. 2. Thể đa bội: Khái niệm: Thể đa bội là cơ thể có bộ NST bội lên một số lần (nhiều hơn 2) so với bộ NST đơn bội. Dị đa bội là hiện tượng cả hai bộ NST của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào. Đa bội thường gặp ở thực vật. Ở động vật, đa bội làm rối loạn quá trình xác định giới tính -> thường không tồn tại. Đa bội ở thực vật làm tăng hàm lượng gen, tế bào của cơ thể đa bội thường có kích thước lớn, sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt. Thể đa bội thường gặp ở những vùng lạnh. b. Phân loại: - Thể đa bội cùng nguồn (tự đa bội): Thể đa bội cùng nguồn là sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng một loài. Có hai loại: Đa bội chẵn: 4n, 6n và Đa bội lẻ: 3n, 5n Đa bội chẵn thường có khả năng sinh sản hữu tính, đa bội lẻ thường không giảm phân bình thường, có thể dẫn đến bất thụ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. - Thể đa bội khác nguồn (dị đa bội): Thể dị đa bội được hình thành do lai xa(Khi cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào). Vd:Qủa của cây lai, Củ cải với cải bắp c. Cơ chế: Bộ NST của tế bào không phân ly trong quá trình giảm phân hoặc Không phân chia NST trong lần nguyên phân đầu tiên. e. Hậu quả và vai trò: * Hậu quả: Thể tự đa bội hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. * Vai trò:Tạo các giống cây ăn quả không hạt.Cơ thể đa bội có kích thước lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.Có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống.
Tài liệu đính kèm: