Đề và đáp án thi thử đại học môn Văn khối C + D đợt 2

Đề và đáp án thi thử đại học môn Văn khối C + D đợt 2

Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm)

Trình bày ngắn gọn những nét chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.

Câu II (3,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:

“Trước bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu.

Trước trái tim vĩ đại, tôi quì gối.”

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi thử đại học môn Văn khối C + D đợt 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT
 CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C+D ĐỢT 2
Năm học 2010 - 2011
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn những nét chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
Câu II (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:
“Trước bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu.
Trước trái tim vĩ đại, tôi quì gối.”
Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh tự chọn câu IIIa hoặc IIIb:
Câu IIIa (5,0 điểm): Theo chương trình chuẩn:
Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam qua hai tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Câu IIIb (5,0 điểm) Theo chương trình nâng cao:
Anh (chị) hãy cảm nhận hai đoạn thơ sau:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”?
Nhìn năng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh n hư ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”...
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Và: 	“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mười Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi...”
 (Tây Tiến - Quang Dũng)
Hết.
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
A. Phần chung:
Câu I: (2,0 điểm) Những nét chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao 
- Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, phản ánh hiện thực cuộc sống, nói lên nỗi khổ của nhân dân, vì họ mà lên tiếng.
- Một tác phẩm giá trị phải chứa chan tinh thần nhân đạo.
- Văn chương phải sáng tạo.
- Nhà văn phải có lương tâm, có trách nhiệm, có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình.
Câu II (3,0 điểm): Trình bày suy nghĩ về ý kiến:
“Trước bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu
Trước trái tim vĩ đại, tôi quì gối”.
1. Giải thích: (0,5 điểm)
- Câu nói bộc lộ sự ngưỡng mộ trước trí tuệ và lòng nhân hậu của con người.
- Thực chất: Ca ngợi sức mạnh của lòng nhân hậu, tình thương.
2. Bàn luận (2,0 điểm)
- Vai trò của trí tuệ trong cuộc sống con người: Sự hiểu biết, thông minh sẽ giúp con người nhìn nhận, đánh giá, giải quyết mọi việc một cách sáng suốt, nhanh nhạy, đúng đắn.
- Vai trò của lòng nhân hậu, tình thương trong cuộc sống con người: Lòng nhân hậu khiến con người sống biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, giúp con người gần gũi nhau hơn, chan hoà, thân ái.
- Hai phẩm chất trên của con người đều rất đáng quý, đáng được ngưỡng mộ. Ở đây, vai trò, sức mạnh của lòng nhân hậu, tình yêu thương được đề cao.
- Cần thấy: Mối quan hệ giữa trí tuệ và lòng nhân hậu, giữa tài và đức trong mỗi con người: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”
	 Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. (HCM)
3. Bài học: (0,5 điểm)
- Trí tuệ và lòng nhân hậu là hai phẩm chất đáng quý của con người.
- Rèn luyện tài và đức là việc làm thiết thực của mỗi con người và học sinh trên ghế nhà trường.
B. Phần riêng: (5,0 điểm)
Câu IIIa: (5,0 điểm): Vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam qua hai tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
1. Giới thiệu tác giả tác phẩm: 0,5 điểm
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
2. Các ý chính cần triển khai:
a (0,5đ) Những nét cơ bản của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam:
- Dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong cuộc đấu tranh gìn giữ đất nước
- Sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, nhân dân
- Giàu tình cảm với gia đình, với quê hương, với Tổ quốc.
- Anh hùng, vĩ đại mà giản dị, khiêm nhường.
b. Phân tích (3,5 điểm)
b1 (1.75đ) “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành:
- Qua hình tượng Rừng xà nu bất diệt và hình tượng tập thể nhân dân làng Xô Man anh hùng.
b2 (1.75đ) Trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
- Qua: Hình tượng con sông truyền thống và một gia đình nông dân Nam bộ giàu truyền thống cách mạng: Gia đình Việt - Chiến.
b3) (0,5đ) Sự tương đồng và khác biệt:
- Tương đồng: Đều trát lên những phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng thời đại chống Mĩ cứu nước, qua nhiều thế hệ, mang tính truyền thống dân tộc.
- Khác biệt: + Số phận một con người gắn với buôn làng trong chặng đường đau thương mà anh dũng của Làng Xô Man anh hùng trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
	+ Câu chuyện về một gia đình Nam bộ giàu truyền thống cách mạng, thế hệ những đứa con đang tiếp nối truyền thống của gia đình một cách xứng đáng qua nhân vật Việt - Chiến.
- Sự gắn bó giữa gia đình với đất nước, dân tộc và nhân loại.
c. Kết luận: (0,5đ) Khái quát chung về vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam qua hai tác phẩm.
Câu IIIb: (5,0đ) Cảm nhận hai đoạn thơ trong “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử và “Tây tiến” của Quang Dũng.
1. Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm: 0,5 điểm.
2.a. Đoạn thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (2,0 điểm).
- Nội dung: (1,0đ) + Vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ xứ Huế buổi bình minh: Thanh khiết, tinh khôi, sum suê, tươi tốt.
	+ Tâm trạng: Khao khát ước mong, đắm say mãnh liệt hướng về tình yêu, cuộc đời.
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
	+ Bút pháp lãng mạn trữ tình
	+ Ngôn ngữ cực tả, trong sáng súc tích
	+ Những hình ảnh thơ giàu sức gợi
	+ Các biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ, phép điệp, so sánh...
2b. Đoạn “Tây tiến” Quang Dũng) (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0đ) Nỗi nhớ của nhà thơ về thiên nhiên vá những cuộc hành quân của đoàn binh Tây tiến.
	+ Thiên nhiên: Dữ dội, hoang sơ mà hùg vĩ thơ mộng.
	+ Đoàn binh Tây Tiến: Vất vả, gian lao, hành quân liên miên giữa núi rừng khắc nghiệt, anh hùng, lãng mạn hào hoa.
- Nghệ thuật (1,0đ):
	+ Bút pháp lãng mạn, tinh thần bi tráng.
	+ Sử dụng các thủ pháp: Tương phản, cường điệu, điệp từ...
	+ Ngôn ngữ: Giàu tính tạo hình, giàu chất hoạ, chất nhạc.
3. Sự tương đồng, khác biệt (0,5 điểm)
- Tương đồng: + Thể hiện niềm gắn bó tha thiết qua hồi tưởng sâu sắc về cảnh về người, bằng thể thơ bảy chữ hiện đại.
- Khác biệt: + Trong “Đây thôn Vĩ Dạ”: Hồi ức về cảnh và người thôn Vĩ Dạ xứ Huế với những nét đặc trưng và mang đậm tâm tình, ước mong khao khát của thi nhân hướng về tình yêu, cuộc đời.
	+ Trong “Tây Tiến”: Nỗi nhớ da diết về đồng đội về thiên nhiên hoang sơ dữ dội, hùng vĩ thơ mộng của miền Tây một thời Tây Tiến không thể nào quên. Đó là tình cảm đồng chí đồng đội, ân tình cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe+Da Van THU DH L2 QT 2011.doc