Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

1/ Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?

2/ Nghệ thuật chính của ĐẤT NƯỚC (trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)?

3/ Xác định chủ đề của phần thơ Đất Nước?

4/ Cảm nhận về hình ảnh Tổ quốc trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?

5 /Bình giảng đoạn thơ sau đây:

 “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

 Đất Nước có từ ngày đó” (trích MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG).

GHI NHỚ THÊM:

1/ So sánh: Cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm và của Nguyễn Đình Thi về hình ảnh Tổ quốc trong các sáng tác cùng tên ĐẤT NƯỚC .

2/ Các yếu tố từ ngữ thể hiện chất liệu dân gian trong bài thơ?

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1391Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
1/ Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?
2/ Nghệ thuật chính của ĐẤT NƯỚC (trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)?
3/ Xác định chủ đề của phần thơ Đất Nước?
4/ Cảm nhận về hình ảnh Tổ quốc trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?
5 /Bình giảng đoạn thơ sau đây:
 “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
 Đất Nước có từ ngày đó” (trích MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG).
GHI NHỚ THÊM:
1/ So sánh: Cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm và của Nguyễn Đình Thi về hình ảnh Tổ quốc trong các sáng tác cùng tên ĐẤT NƯỚC .
2/ Các yếu tố từ ngữ thể hiện chất liệu dân gian trong bài thơ?
TRƯỜNG THPT AN MỸ
TỔ VĂN – NHẠC – HỌA
1/ Đôi nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh?
2/ Hoàn cảnh tác giả viết bài thơ SÓNG ?
3/ Cảm nhận của anh (chị) về nhan đề thi phẩm này?
4/ Bình giảng một đoạn thơ trong bài SÓNG:
VÍ DỤ1: “Dữ dội và dịu êm
 ..
 Bồi hồi trong ngực trẻ”.
 (Khổ 1 và khổ 2 bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh)
VÍ DỤ 2: “Con sóng dưới lòng sâu
 .
 Hướng về anh một phương”.
 (Khổ 5 và khổ 6 bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh)
GHI NHỚ THÊM:
 1/ Các bài thơ nói về tình yêu của Xuân Quỳnh?
 2/ Phân tích hình tượng SÓNG trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh? 
Các em chớ có nản lòng
Tích tiểu thành đại sớm mong thành tài !
1/ Tóm lược tiểu sử tác giả Thanh Thảo?
2/ Nội dung của bài thơ “Đàn ghi của Lor - ca”?
3/ Nhận xét nghệ thuật của tác phẩm này?
4/ Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau đây:
 không ai chôn cất tiếng đàn
 tiếng đàn như cỏ mọc hoang
 giọt nước mắt vầng trăng
 long lanh trong đáy giếng
 ( trích ĐÀN GHITAR CỦA LOR-CA – Thanh Thảo)
GHI NHỚ THÊM: 
1/ Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh Phê-đê-ri cô Gar-xi-a Lor-ca được tác giả Thanh Thảo đề cập đến trong bài thơ?
2/ Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì?
Gắng vượt khó, chớ nản lòng
Tích tiểu thành đại – sớm mong đạt tài !
2
2
 1/ Tóm lược những nét chính về tiểu sử và con người nhà văn Nguyễn Tuân?
 2/ Phong cách nghệ thuật văn chương Nguyễn Tuân?
 3/ Hoàn cảnh nhà văn viết tùy bút người lái đò sông Đà?
 4/ Cảm nhận của anh (chị) về cách diễn đạt của nhà văn Nguyễn Tuân trong
 đoạn trích “Người lái đò sông Đà”?
 5/ Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lái đò trong trận chiến với con sông hung hãn, từ đó nhận thấy rõ hơn cái nhìn đối với người lao động Tây Bắc của nhà văn Nguyễn Tuân
GHI NHỚ THÊM:
 1/ Đề tài sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945?
 2/ Kể tên một số tác phẩm chính của ông?
C
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
TRƯỜNG THPT AN MỸ
TỔ VĂN – NHẠC – HỌA
1/ Hiểu biết của anh (chị) về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường ?
2/ Hoàn cảnh ra đời của bút ký AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? 
3/ Cảm nhận của anh (chị) về nhan đề tác phẩm này?
4/ Hãy hòa mình cùng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường để tâm hồn anh (chị) cũng dậy lên những xúc cảm về hình ảnh quê hương xứ sở thông qua những đoạn văn trong đoạn trích này mà anh (chị) tâm đắc nhất !
GHI NHỚ THÊM:
1/ So sánh lối diễn đạt, cách miêu tả về con sông trong tác phẩm của mình giữa hai nhà văn: Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường ?
 2/ Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, sông Hương còn có những đặc điểm nổi bật nào?
1/ Trình bày đôi nét về tác giả Phạm Văn Đồng và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC 
2/ Chủ đề của văn bản nghị luận này là gì ?
GHI NHỚ THÊM:
 1/ Tìm hiểu thêm về tiểu sử tác giả Phạm Văn Đồng.
 2/ Nhận thức của anh (chị) về các sáng tác của cụ Đồ Chiểu (ví dụ: Lục Vân Tiên; Ngư Tiều y thuật vấn đáp; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
 Tại sao, tác giả Phạm Văn Đồng lại đề cao phẩm chất và tài năng của cụ Nguyễn Đình Chiểu?
Hành trang đến với tương lai
Niềm tin, tri thứcsáng mài tối chuyên !
3
 1/ Tiểu sử nhà văn Tô Hoài và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn VỢ CHỒNG A PHỦ ?
 2/ Tóm lược đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)?
 3/ Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Vợ chồng A Phủ”?
 4/ Cảm nhận của anh (chị) về cách diễn đạt của nhà văn Nguyễn Tuân trong
 đoạn trích “Người lái đò sông Đà”?
 5/ Phân tích: (có thể bắt gặp các yêu cầu sau đây):
 a. Nhân vật Mị.
 b. Nhân vật A Phủ.
 c. Giá trị nhân đạo của truyện ngắn (đoạn trích) này.
GHI NHỚ THÊM:
 1/ Kể tên một số tác phẩm chính của tác giảTô Hoài?
 2/ Phân tích diễn biến tâm lý và hành động tự giải thoát khỏi kiếp sống nô lệ, tìm lấy tự do của nhân vật Mị trong đoạn trích VỢ CHỒNG A PHỦ
TRƯỜNG THPT AN MỸ
TỔ VĂN – NHẠC – HỌA
D
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
 1/ Hiểu biết của anh (chị) về nhà văn Kim Lân? 
 2/ Kể tên một số tác phẩm của nhà văn này và nhận xét các đề tài chính mà tác giả thường đề cập đến?
 3/ Tóm lược đoạn trích “Vợ nhặt”?
 4/ Phân tích: ( thường gặp các yêu cầu sau):
 a. Nhân vật anh Tràng.
 b. Nhân vật bà cụ Tứ.
GHI NHỚ THÊM:
 1/ Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực được thể hiện trong đoạn trích “Vợ nhặt” (Kim Lân).
 2/ Nhà văn Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng một truyện ngắn tái hiện một bức tranh nông thôn với những mảng tối xám xịt song niềm tin và sự lạc quan ở tương lai phía trước của đất nước và dân tộc đã làm bừng sáng từng nét vẽ và màu sắc của câu chuyện đời
 Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.
 1/ Nêu tiểu sử nhà văn Nguyễn Trung Thành?
 2/ Tác giả đã viết truyện ngắn này trong hoàn cảnh nào?
 3/ Nội dung tác phẩm RỪNG XÀ NU ?
 4/ Nhận xét của anh (chị) về lối kể chuyện của nhà văn, cách mở đầu và kết thúc truyện “Rừng xà nu”?
GHI NHỚ THÊM:
 1/ Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
 2/ Phân tích vẻ đẹp kiên cường bất khuất của những người con núi rừng Tây Nguyên trong câu chuyện giàu tính sử thi: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Học hành tích cực: Đi lên
Tập trung nghe giảng: nhớ bền, khắc sâu !
4
1/ Lược tóm những nét tiêu biểu về nhà văn Nguyễn Thi?
2/ Hoàn cảnh tác giả viết tác phẩm “những đứa con trong gia đình”?
3/ Nội dung chính và nghệ thuật của truyện ngắn này?
4/ phân tích phẩm chất của hai chị em Việt và Chiến.
GHI NHỚ THÊM:
 1/ Chủ đề của câu chuyện.
 2/ Yêu nước, căm thù giặc, dám xả thân để góp phần giải phóng quê hương 
 Đó là truyền thống cách mạng của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
 Thông qua các nhân vật chính trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”, anh (chị) hãy làm nổi bật nhận định ấy.
E
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
TRƯỜNG THPT AN MỸ
TỔ VĂN – NHẠC – HỌA
1/ Đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Châu và xuất xứ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa?
2/ Ý nghĩa tựa đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”?
3/ Nhận xét của anh (chị) về những tình huống đặc sắc trong câu chuyện này?
4/ Đặt bản thân vào vai trò nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh, anh (chị) hãy thuật lại nội dung câu chuyện?
5/ Nhìn nhận cuộc sống và con người phải trong sự đa dạng, nhiều chiều
 Từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), anh (chị) hãy làm rõ vấn đề trên.
GHI NHỚ THÊM:
1/ Những hiểu biết của anh (chị) về nhà văn Nguyễn Minh Châu:
Đề tài ông thường chọn viết ?
Các tác phẩm chính của nhà văn?
Nghệ thuật viết truyện của ông trong tác phẩm CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA?
2/ Ấn tượng sâu sắc nhất của anh (chị) về một nhân vật trong tác phẩm?
1/ Tiểu sử tác giả Lưu Quang Vũ?
2/ Hoàn cảnh sáng tác vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”?
3/ Nội dung chính và chủ đề của tác phẩm này?
4/ Đánh giá sự thành công của Lưu Quang Vũ khi sử dụng đề tài dân gian để hình thành nên vở kịch HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT ?
GHI NHỚ THÊM:
1/ Hàm ý của vở kịch này?
2/ Cảm nghĩ của anh (chị) khi đọc ĐOẠN KẾT của vở kịch?
Thời gian còn chẳng bao lâu
Em ơi phấn đấu học mau, kẻo hoài !
5
F
TRƯỜNG THPT AN MỸ
TỔ VĂN – NHẠC – HỌA
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
1/ Nêu tiểu sử tác giả Lỗ Tấn? Lý do ông chọn nghề viết văn?
2/ Tóm tắt truyện ngắn THUỐC? Hàm ý của tác phẩm?
3/ Chủ đề của câu chuyện?
4/ Giải nghĩa các tình tiết nghệ thuật có giá trị trong tác phẩm?
GHI NHỚ THÊM:
 1/ Tìm hiểu một số sáng tác khác của nhà văn Lỗ Tấn
 2/ Tác phẩm tiêu biểu của tác giả này? 
 3/ Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn)?
1/ Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của nhà văn Sôlôkhôp?
2/ Tác phẩm Số phận con người được viết khi nào? Chủ đề của câu chuyện này?
3/ Phân tích nhân vật Xôcôlôp?
GHI NHỚ THÊM:
1/ Đọc kỹ đoạn văn trích và xác định ý nghĩa được thể hiện trong văn bản?
2/ Hình dung về một cuộc sống khác trong tương lai của bố Xôcôlốp con trai Vania(Số phận con người – Sôlôkhôp).
1/ Đôi nét chính về nhà văn Hêminguê? Kể tên một số tác phẩm chính của ông?
2/ Hình ảnh gì đã tạo nên vẻ đẹp đầy tính biểu tượng trong đoạn trích?
3/ Nghệ thuật của đoạn trích?
GHI NHỚ THÊM:
1/ Đọc thêm các chương khác của tác phẩm này?
2/ Tìm hiểu nguyên lý “Tảng băng trôi” trong sáng tác của Hêminguê
Ghi nhớ gọn – Nắm vững bài
Có kho tri thức, ngày mai giúp đời
Ghi nhớ gọn – Nắm vững bài
Có kho tri thức, ngày mai giúp đời
6
1/ Hiểu biết của anh (chị) về tác giả Trần Đình Hượu và xuất xứ đoạn trích (văn bản SGK) - rút ra từ tác phẩm “Đến hiện đại từ truyền thống”?
2/ Tác giả đã chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của văn hóa truyền thống...
 Hãy giải thích và minh họa?
3/ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Tiếp thu có chọn lọc để làm phong phú vốn văn hóa việt Nam  
 Theo anh (chị), chúng ta cần phải thực hiện như thế nào?
G
ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
TRƯỜNG THPT AN MỸ
TỔ VĂN – NHẠC – HỌA
1/ Nhắc lại một số nét chính về tác giả Cô - phi An – nan?
2/ Hoàn cảnh ông viết Lời kêu gọi này? Nội dung văn bản?
3/ Chủ đề và mục đích của Thông điệp?
4/ Nhận thức của anh (chị) về đại dịch AIDS? Chúng ta phải phòng chống và góp phần làm giảm thiểu hiểm họa này như thế nào?
Vui mà học – Học mà vui !
Tha lâu đầy tổMọi người bảo nhau
LƯU Ý CÁC EM HỌC SINH:
 CẤU TRÚC ĐỀ THI (làm bài trong thời gian 150 phút)
 Câu 1: Xoay quanh các vấn đề về tác giả, tác phẩm...
 VÍ DỤ: Tiểu sử; Chủ đề; Tóm tắt nội dung; Ý nghĩa nhan đề... [2 điểm]
 Câu 2: Ý kiền của bản thân vè một vấn đề xã hội
 VÍDỤ: Một ý kiến; Một tư tưởng đạo lý; Một danh ngôn... [3 điểm]
 Câu 3: Phân tích, bình giảng, cảm nhận...một tác phẩm, đoạn trích;
 Chứng minh, làm sáng tỏ một nhận định, một vấn đề... [5 điểm]
 TRÌNH BÀY KIẾN THỨC:
Trọng tâm, khoa học và phù hợp (nắm vững những ý chính).
Đầy đủ cả hai mặt: nội dung lẫn nghệ thuật; Kèm minh họa – lý giải...
Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu trả lời.
Chữ viết rõ và sạch; Tránh cẩu thả, diễn đạt sai cú pháp, thiếu dấu câu...
 THẦY CÔ THÂN CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG !
8
Vui mà học – Học mà vui !
Tha lâu đầy tổMọi người bảo nhau

Tài liệu đính kèm:

  • docGIUP HS ON TAP NGU VAN 12 CO BAN(1).doc