Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 11)

Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 11)

Muốn phân biệt sự di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu người ta sử dụng phưong pháp:

A. Lai phân tích;

B. Dùng phương pháp đột biến;

C. Cho trao đổi chéo;

D. C và B

Phép lai sau đây không phải lai phân tích là:

A. P: AA x Aa

B. AaBb x AABB

C. P: Dd x Dd

D. Cả ba phép lai trên

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án (Đề số 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[]
Muốn phân biệt sự di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu người ta sử dụng phưong pháp: 
A. Lai phân tích; 
B. Dùng phương pháp đột biến; 
C. Cho trao đổi chéo; 
D. C và B 
[]
Phép lai sau đây không phải lai phân tích là: 
A. P: AA x Aa 
B. AaBb x AABB 
C. P: Dd x Dd 
D. Cả ba phép lai trên 
[]
Nhóm phép lai nào sau đây được xem là lai phân tích? 
A. P: Aa x aa; P: AaBb x AaBb 
B. P: AA x Aa; P: AaBb x Aabb 
C. P: Aa x Aa; P: Aabb x aabb 
D. P: Aa x aa; P: AaBb x aabb 
[]
Trong phép lai phân tích để xác định thuần chủng của cơ thể mang lai, người ta dựa vào: 
A. Khả năng sinh sản của bố mẹ 
B. Số lượng con lai tạo ra nhiều hay ít 
C. Kết quả biểu hiện kiểu hình ở con lai 
D. Cả ba A, B, C đều đúng 
[]
Mục đích của phép lai phân tích là nhằm để: 
A. Phân tích các đặc điểm di truyền ở sinh vật thành từng cặp tính trạng tương ứng 
B. Kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang kiểu hình trội nào đó có thuần chủng hay không 
C. Xác định mức độ thuần chủng của cơ thể mang kiểu hình lặn 
D. Làm tăng độ thuần chủng ở các cơ thể con lai 
[]
Hoạt động nào sau đây, không nằm trong nội dung của phương pháp phân tích di truyền cơ thể lai?
A. Chọn lựa đối tượng để tiến hành thí nghiệm 
B. Kiểm tra để chọn được các cơ thể thuần chủng làm thế hệ xuất phát cho phép lai 
C. Lai và theo dõi sự di truyền của một hay một số cặp tính trạng tương phản 
D. Sử dụng các tác nhân gây đột biến ở sinh vật rồi bồi dưỡng để tạo ra giống mới
[]
Đậu Hà Lan là đối tượng nghiên cứu di truyền thường xuyên của Menđen nhờ vào đặc điểm nào sau đây của nó? 
A. Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt 
B. Con lai luôn phân tích 50% đực : 50% cái 
C. Số lượng cây con tạo ra ở thế hệ sau rất lớn 
D. Có thời gian sinh trưởng kéo dài 
[]
Đặc điểm của dòng thuần là: 
A. Có các cơ chế mang kiểu gen khác nhau 
B. Khi đem gieo trồng thì cho đời con hoàn toàn giống bố mẹ 
C. Chứa kiểu gen dị hợp 
D. Tạo ra sự phân tính ở con lai giữa gieo trồng 
[]
Phương pháp lai giống rồi tiến hành theo dõi sự di truyền các đặc điểm của bố mẹ cho con lai, được gọi là: 
A. Lai phân tích 
B. Lai thuận nghịch 
C. Phân tích cơ thể lai 
D. Lai hữu tính 
[]
Cặp tính trạng tương phản là: 
A. Hai loại tính trạng khác nhau 
B. Hai loại tính trạng khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau 
C. Hai trạng thái biểu hiện ở hai cá thể có giới tính khác nhau 
D. Hai tính trạng biểu hiện khác nhau của hai loại tính trạng ở hai cơ thể có cùng giới tính 
[]
Kiểu gen nào sau đây được xem là thể dị hợp? 
A. AaBbDd 
B. AaBbdd 
C. AabbDd 
D. Cả ba kiểu gen trên 
[]
Kiểu gen nào sau đây được xem là thể đồng hợp? 
A. AABBDd 
B. AaBBDd 
C. aabbDD 
D. aaBbDd 
[]
Trên thực tế, từ “kiểu hình” được dùng để chỉ: 
A. Một vài cặp tính trạng nào đó được nghiên cứu 
B. Toàn bộ các tính trạng lặn của một cơ thể 
C. Toàn bộ các tính trạng trội của cơ thể 
D. Toàn bộ các đặc tính của cơ thể 
[]
Trạng thái nào sau đây được gọi là alen? 
A. Bb 
B. Aa 
C. Dd 
D. Cả A, B, C đều đúng 
[]
Kiểu gen là: 
A. Tập hợp các gen trong các cơ thể khác nhau của loài 
B. Toàn bộ các kiểu gen trong cơ thể của một cá thể 
C.Toàn bộ các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh vật 
D. Toàn bộ các kiểu gen nằm trong tế bào của một cơ thể sinh vật 
[]
Hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng được gọi là: 
A. Kiểu hình cơ thể 
B. Cặp tính trạng tương phản 
C. Cặp gen tương phản 
D. Cặp gen tương ứng 
[]
Ngày nay vẫn tồn tại những nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì: 
A. Nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú; 
B. Các nhóm có tổ chức thấp có khả năng kí sinh trên các cơ thể của các nhóm có tổ chức cao; 
C.Sinh vật bậc thấp cũng như sinh vật bậc cao luôn có những thay đổi để thích nghi với điều kiện sống; 
D. A và B; 
[]
Cơ thể song nhị bội là cơ thể có tế bào mang: 
A. Bộ NST của bố và mẹ khác nhau; 
B. Hai bộ NST lưỡng bội của bố và mẹ thuộc hai loài khác nhau; 
C. Bộ NST đa bội chẵn; 
D. Bộ NST đa bội lẻ; 
[]
Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng ? 
A. Là phương thức có cả ở động vật và thực vật; 
B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gay ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật; 
C. Trong quá trình này, nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc diễn ra nhanh hơn; 
D. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các biến dị theo các hướng khác nhau, dần tạo nên các nòi địa lí rồi mới hình thành loài mới; 
[]
Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là: 
A. Có sự cách li về mặt hình thái với các cá thể khác cùng loài; 
B. Không phù hợp về mặt cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài; 
C. Không có cơ quan sinh sản hoặc cơ quan sinh sản bị thoái hoá; 
D. Bộ NST của bố và mẹ trong con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc; 
[]
Hình thành loài mới bằng con đường địa lí là phương thức thường gặp ở:
A. Thực vật và động vật; D. Thực vật và động vật ít di động; 
B. Chỉ có thực vật bậc cao; 
C. Chỉ có động vật bậc cao;
D. Thực vật và động vật ít di động;
[]
Nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật để hình thành loài bằng con đường địa lí là: 
A. Những điều kiện cách li địa lí; 
B. Nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi; 
C. Di nhập gen từ những quần thể khác; 
D. A và B; 
[]
Dấu hiệu nào dưới đây là không đúng đối với loài sinh học? 
A. Mỗi loài gồm nhiều cá thể sống trong một điều kiện nhất định; 
B. Mỗi loài có một kiểu gen đặc trưng quy định một kiểu hình đặc trưng; 
C. Mỗi loài là một đơn vị sinh sản độc lập với các loài khác; 
D. Mỗi loài là một sản phẩm của chọn lọc tự nhiên; 
[]
Ở những loài giao phối tổ chức loài có tính chất tự nhiên và toàn vẹn hơn ở những loài sinh sản đơn tính hay sinh sản vô tính vì: 
A. Số lượng cá thể ở các loài giao phối thường rất lớn; 
B. Số lượng các kiểu gen ở các loài giao phối rất lớn; 
C. Các loài giao phối có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản; 
D. Các loài giao phối dễ phát sinh biến dị hơn; 
[]
Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là:
A. Cách li di truyền; D. Cách li sinh thái; 
B. Cách li hình thái; 
C. Cách li sinh sản;
D. Cách li sinh thái;
[]
Để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc, tiêu chuẩn phân biệt quan trọng nhất là: 
A. Tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh; 
B. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái; 
C. Tiêu chuẩn hình thái; 
D. Tiêu chuẩn di truyền; 
[]
Trong lịch sử tiến hoá, các loài xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn các loài xuất hiện trước vì: 
A. Các loài xuất hiện sau thường tiến hoá hơn; 
B. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất; 
C. Kết quả của vốn gen đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống hơn; 
D. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện hơn. 
[]
Nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vạt là: 
A. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên; 
B. Đột biến, chọn lọc tự nhiên; 
C. Đột biến, di truyền, giao phối; 
D. Cách li, chọn lọc tự nhiên; 
[]
Vai trò của sự cách li là: 
A. Ngăn ngừa giao phối tự do; 
B. Củng cố, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc; 
C. Định hướng quá trình tiến hoá; 
D. A, B, C 
[]
Vai trò chủ yếu của chọn lọc quần thể là: 
A. Làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể; 
B. Làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể; 
C. Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể; 
D. Làm tăng số lượng loài giữa các quần xã; 
[]
Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì: 
A. Đa số các đột biến gen đều có hại; 
B. Số lượng đột biến gen nhiều; 
C. Đột biến gen ít gây hậu quả nghiêm trọng; 
D. B và C 
[]
Thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện ở chỗ: 
A. Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền; 
B. Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị; 
C. Đề cao vai trò chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới; 
D. A và B; 
[]
Phát biểu nào dưới đây là đúng đối với quần thể tự phối: 
A. Tần số tương đối của các alen không đổi nhưng tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng dần qua các thế hệ; 
B. Tần số tương đối của các alen không thay đổi nên không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau; 
C. Tần số tương đối của các alen thay đổi nhưng không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau; 
D. Tần số tương đối của các alen thay đổi tuỳ từng trường hợp, do đó không thể có kết luận chính xác về tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ sau; 
[]
Thường biến không phải là nguyên liệu cho tiến hoá vì: 
A. Thường hình thành các cá thể có sức sống kém; 
B. Thường hình thành các cá thể mất khả năng sinh sản; 
C. Không di truyền được ; 
D. Tỉ lệ các cá thể mang thường biến ít; 
[]
Đa số các đột biến có hại vì: 
A. Thường làm mất đi nhiều gen; 
B. Thường làm tăng nhiều tổ hợp gen trong cơ thể; 
C. Phá vỡ các mối quan hệ hoàn thiện trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường; 
D. Thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể; 
[]
Theo di truyền học hiện đại thì đột biến là: 
A. Những biến đổi đồng loạt theo một xu hướng xác định ; 
B. Những biến đổi gây hại cho cơ thể; 
C. Những biến đổi dưới ảnh hưởng của môi trường, thường có hại cho cơ thể; 
D. Những biến đổi gián đoạn trong vật chất di truyền, có liên quan đến môi trường trong và ngoài cơ thể; 
[]
Trong quần thể giao phối từ tỉ lệ phân bố kiểu hình có thể suy ra: 
A. Vốn gen của quần thể; 
B. Tỉ lệ các kiểu gen tương ứng; 
C. Tỉ lệ các kiểu gen và tần số tương đối các alen; 
D. B và C; 
[]
Quần thể giao phối được gọi là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì : 
A. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể; 
B. Có sự phụ thuộc nhau về mặt sinh sản; 
C. Có sự hạn chế giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng một loài; 
D. Cả A, B, C 
[]
Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là: 
A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài; 
B. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen; 
C. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình; 
D. B và C; 
[]
Để được gọi là một đơn vị tiến hoá phải thoả mãn điều kiện: 
A. Có tính toàn vẹn trong không gian và qua thời gian; 
B. Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ; 
C. Tồn tại thực trong tự nhiên; 
D. A, B và C 
[]
Trong quần thể Hacđi – Vanbec, có hai alen A và a trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể đó là: 
A. A = 0,92; a = 0,08; D. A = 0,84; a = 0,16; 
B. A = 0,8; a = 0,2 ; 
C. A = 0,96; a = 0,04;
D. A = 0,84; a = 0,16;
[]
Trong một quần thể có tỉ lệ phân bố các kiểu gen là: 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa. Tần số tương đối của các alen ở thế hệ tiếp theo là: 
A. A = 0,7; a = 0,3; D. A = 0,5; a = 0,5; 
B. A = 0,6; a = 0,4; 
C. A = 0,65; a = 0,35
D. A = 0,5; a = 0,5;
[]
Nếu trong một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là; 
AA = 0,42; Aa = 0,46; aa = 0,12. 
Thì tỉ số tương đối của các tần số alen sẽ là:
A. A = 0,42; a = 0,12; D. A = 0,88; a = 0,12; 
B. A = 0,60; a = 0,40 
C. A = 0,65; a = 0,35
D. A = 0,88; a = 0,12;
[]
Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ: 
A. Nguyên tử; 
B. Phân tử; 
C. Cơ thể; 
D. Quần thể; 
[]
Theo Kimura thì sự tiến hoá chủ yếu diễn ra theo con đường: 
A. Củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan đến tác động của chọn lọc tự nhiên; 
B. Củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính dưới tác động của chọn lọc tự nhiên; 
C. Củng cố các đột biến có lợi, đào thải các đột biến có hại; 
D. Củng cố các đột biến có lợi không liên quan gì đến tác động của chọn lọc tự nhiên; 
[]
Ý nào dưới đây không đúng với tiến hoá lớn ? 
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài; 
B. Diễn ra trên quy mô lớn, qua một thời gian lịch sử lâu dài; 
C. Có thể nghiên cứu tiến hoá lớn gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học, giải phẫu so sánh; 
D. Có thể nghiên cứu trực tiếp bằng thực nghiệm; 
[]
Tiến hoá lớn là quá trình hình thành: 
A. Các cá thể thích nghi hơn; 
B. Các cá thể thích nghi nhất; 
C. Các nhóm phân loại trên loài; 
D. Các loài mới; 
[]
Các nhà di truyền học ở đầu thế kỉ XX quan niệm rằng tính di truyền độc lập với cảnh vì thấy: 
A. Tất cả các biến đổi của cơ thể sinh vật dưới tác động trực tiếp của ngoài cảnh đều không duy trì được; 
B. Tính ổn định của bộ NST; 
C. Sự biến đổi của cơ thể dưới tác động của ngoại cảnh không dẫn tới sự hình thành loài mới; 
D. A và B; 
[]
Tồn tại chủ yếu của học thuyết Đacuyn là: 
A. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị; 
B. Giải thích chưa thoả đáng về quá trình hình thành loài mới; 
C. Chưa thành công trong việc giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi; 
D. Đánh giá chưa đầy đủ về vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hoá; 

Tài liệu đính kèm:

  • docSNH_C3_0007.doc