Câu 1: Cấu trúc một đơn phân của ADN gồm:
A. Đường ribôzơ, axít photphoric, ađênin. B. Axit photphoric, đường đêoxiribô, bazơ nitơ.
C. Axit photphoric, đường ribôzơ, bazơ nitơ. D. Đường ribôzơ, axít photphoric, axit amin.
Câu 2: Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là:
A. C, H, O, N, S, P. B. C, H, O. C. C, H, O, N. D. C, H, N, P.
Câu 3: Đơn vị cấu trúc cơ bản của chuỗi polypeptit là:
A. Axit amin. B. Nuclêôxôm. C. Nuclêotit. D. Ribônuclêotit.
Câu 4: Có mấy loại ARN trong tế bào?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Các đơn phân nuclêotit kết hợp lại để tạo thành chuỗi polynuclêotit bằng liên kết:
A. Peptit. B. Ion. C. Hiđrô. D. Cộng hóa trị.
Trường THPT Trần Quốc Toản ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM Tổ: Sinh – Thể Môn: Sinh học 10(cơ bản) – Thời gian: 45 phút ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Cấu trúc một đơn phân của ADN gồm: A. Đường ribôzơ, axít photphoric, ađênin. B. Axit photphoric, đường đêoxiribô, bazơ nitơ. C. Axit photphoric, đường ribôzơ, bazơ nitơ. D. Đường ribôzơ, axít photphoric, axit amin. Câu 2: Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là: A. C, H, O, N, S, P. B. C, H, O. C. C, H, O, N. D. C, H, N, P. Câu 3: Đơn vị cấu trúc cơ bản của chuỗi polypeptit là: A. Axit amin. B. Nuclêôxôm. C. Nuclêotit. D. Ribônuclêotit. Câu 4: Có mấy loại ARN trong tế bào? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Các đơn phân nuclêotit kết hợp lại để tạo thành chuỗi polynuclêotit bằng liên kết: A. Peptit. B. Ion. C. Hiđrô. D. Cộng hóa trị. Câu 6: Trong cơ thể sống axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong: A. Sinh sản, cảm ứng. B. Sinh sản, di truyền. C. Sinh sản, xúc tác. D. Di truyền, xúc tác. Câu 7: Phân tử đường có mặt trong phân tử ARN là: A. Ribôzơ. B. Đêôxiribôzơ. C. Glucôzơ. D. Galactôzơ. Câu 8: Các axit amin trong chuỗi polypeptit nối với nhau bằng liên kết : A. Photphodieste. B. Cao năng. C. Peptit. D. Hiđrô. Câu 9: Các rARN được tổng hợp chủ yếu ở: A. Lạp thể. B. Ti thể. C. Ribôxôm. D. Hạch nhân. Câu 10: Bốn loại nuclêotit phân biệt nhau ở thành phần nào: A. Số nhóm axit photphoric. B. Đường ribôzơ. C. Bản chất bazơ nitơ. D. Đường đêôxiribôzơ. Câu 11: Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là: A. Chứa đựng thông tin di truyền. B. Tổng hợp nên ribôxôm. C. Điều khiển mọi hoạt động sống. D. Truyền đạt thông tin di truyền. Câu 12: Những yếu tố nào quyết định tính đa dạng của ADN? A. Thành phần của các loại nuclêotit. B. Trật tự sắp xếp của các nuclêotit. C. Số lượng các nuclêotit. D. Tất cả đều đúng. Câu 13: Cấu trúc không gian của ADN được quyết định bởi: A. Các liên kết photphođieste. B . Các liên kết hiđrô. C. Các liên kết peptit. D. Nguyên tắc bổ sung giữa 2 chuỗi polynuclêotit. Câu 14: Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi: A. Tính bền vững của các liên kết photphodieste. B. Tính yếu của các liên kết hiđrô trong nguyyên tắc bổ sung. C. Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN. D .Đường kính của phân tử ADN. Câu 15: Cấu trúc không gian của ARN có dạng: A. Mạch thẳng. B. Xoắn đơn tạo nên 1 mặch polyribônuclêotit. C. Xoắn kép tạo bởi 2 mặch polynuclêotit. D. Có thể mặch thẳng hay xoắn đơn tùy theo mỗi loại ARN. Câu 16: Hoạt động nào sau đây chỉ có ở thực vật mà không có ở động vật: A. Tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. B. Thải khí cacbonic qua hoạt động hô hấp. C. Hấp thu khí ôxi trong quá trình hô hấp. D. Tự vận chuyển được. Câu 17: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng đều có những đặc điểm chung vì: A. Chúng sống trong những môi truờng giống nhau. B. Chúng đều được cấu tạo từ tế bào. C. Chúng đều có chung một tổ tiên. D. Tất cả đều đúng. Câu 18: Tập hợp các chất nào dưới đây gồm toàn Cacbohiđrat A. Đường đơn, đường đa, axit béo. B. Đường đơn,đường đa,lipit. C. Đường đơn ,đường đa,xenlulôzơ. D. Đường đơn,đường đa,glyxerol. Câu 19: Những giới sinh vật nào gồm các sinh vật nhân thực: A. Khởi sinh, nguyên sịnh, động vật, thực vật. B. Nguyên sinh, nấm, động vật, thực vật. C. Khởi sinh, nguyên sinh, động vât, thực vật. D. Khởi sinh, nấm, động vật, thực vật. Câu 20: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN dẫn đến kết quả: A. A+T= G+X. B. C. A=X, G=T. D. Câu 21: Thành phần hoá học chủ yếu của ribôxôm là: A. rARN và prôtêin. B. mARN và prôtêin. C. tARN và prôtêin. D. prôtêin. Câu 22: Các thành phần nâng của bộ khung nâng đỡ tế bào nhân chuẩn gồm: A. Vi ống, vi sợi, ribôxôm. B. Vi ống, vi sợi, sợi trung gian. B. Vi ống, vi sợi, ti thể. D. Vi ống, vi sợi. Câu 23: Các loại men tham gia vào quá trình hô hấp tế bào có ở nơi nào trong ti thể? A. Màng ngoài và màng trong của ti thể. B. Màng ngoài của ti thể. C. Màng trong của ti thể. D. Chất nền của ti thể. Câu 24: Các loại men của chu trình Crep có ở nơi nào trong ti thể? A. Màng ngoài và màng trong của ti thể. B. Màng ngoài của ti thể. C. Màng trong của ti thể. D. Chất nền của ti thể. Câu 25: Chức năng của ti thể là: A. Sản xuất chất hữu cơ. B. Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP. C. Phân huỷ tế bào già. D. Góp phần thực hiện quá trình quang hợp của tế bào. Câu 26: Tại sao ti thể được xem là nhà máy điện của tế bào? A. Ti thể chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học dự trữ dưới dạng tinh bột. B. Ti thể chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học dự trữ dưới dạng ATP. C. Ti thể có khả năng biến đổi năng lượng ATP của tế bào thành năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp. D. Ti thể có khả năng biến đổi năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucôzơ) thành năng lượng ATP cho tế bào. Câu 27: Trên bề mặt của màng tilacoit có chứa : A. AND và ribôxôm. B. Chất diệp lục và sắc tố vàng. C. Nhiều sắc tố diệp lục và các enzim có chức năng quang hợp. D. Nhiều hạt grana. Câu 28: Một nhà sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm để thu được một số bào quan. Các bào quan này hấp thu CO2 và giải phóng O2. các bào quan này nhiều khả năng là: A. Lục lạp. B. Ribôxôm. C. Nhân. D. Ti thể. Câu 29: Bên trong lục lạp, các tilacoit xếp chồng lên nhau thành cấu trúc gọi là: A. Matrix. B. Stroma. C. Grana. D. Màng kép. Câu 30: Tất cả các màng của tế bào: Màng tế bào, màng của lưới nội chất, màng của các bào quan, màng nhân.được cấu tạo từ: A. Hệ thống mạng sợi và ống prôtêin đan chéo nhau. B. Hai lớp photpholipit có xen các loại prôtêin khác nhau. C. Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn. D. Vi sợi và vi ống. Câu 31: Tế bào nào trong cơ thể người có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào vỏ tuyến thượng thận. Câu 32: Tế bào nào sản xuất nhiều lipit có lưới nội chất trơn phát triển? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào vỏ tuyến thượng thận. Câu 33: Tế bào vi khuẩn không có ti thể vậy chúng tạo ra năng lượng như thế nào? Nhờ enzim hô hấp nằm trên màng sinh chất để tạo ra năng lượng. Nhờ enzim phân giải nằm trong tế bào chất. Nhờ ATP trong tế bào chất. Vi khuẩn lấy từ tế bào vật chủ. Câu 34: Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất: A. Được hình thành trong các phân tử prôtêin nằm xuyên suốt chiều dài của chúng. B. Do sự tiếp giáp của hai lớp màng sinh chất. C. Là các lỗ nhỏ hình thành trong các phân tử lipit. D. Là nơi duy nhất xảy ra quá trình trao đổi chất của tế bào. Câu 35: Nồng độ các chất tan trong 1 tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lạinhiều nhất khi ngập trong dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch saccarôzơ ưu trương. B. Dung dịch saccarôzơ nhược trương. C. Dung dịch urê ưu trương. D. Dung dịch urê nhược trương. Câu 36: Tại sao tế bào hồng cầu và các tế bào khác trong cơ thể người không bị vỡ? A. Vì tế bào của người có thành tế bào che chở. B. Vì tế bào của người ở trong dịch nước mô nhược trương. C. Vì tế bào của người ở trong dịch nước mô ưu trương. D. Vì tế bào của người ở trong dịch nước mô đẳng trương. Câu 37: Sự vận chuyển của tế bào chất dưới dạng chất rắn đưa vào bên trong tế bào nhờ màng tế bào lõm xuống, sâu dần thành túi và tách thành không bào chứa chất lấy vào được gọi là: A. Ẩm bào. B. Thực bào. C. Xuất bào. D. Nhập bào. Câu 38: Hô hấp nội bào là : A. Từ ánh sáng năng lượng mặt trời sang quang năng. B. Từ năng lượng ánh sáng mặt trời sang năng lượng hoá học để tổng hợp chất hữu cơ ở thực vật. C. Từ năng lượng trong ATP được chuyển sang năng lượng hoá học trong các liên kết của các chất hữu cơ. D. Từ năng lượng hoá học trong liên kết của các chất hữu cơ được tế bào tổng hợp thành năng lượng trong ATP. Câu 39: Liên kết giữa hai nhóm phôtphát cuối cùng trong ATP có đặc điểm: A. Mang nhiều năng lượng hoạt hóa cao, dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. B. Mang nhiều năng lượng hoạt hóa thấp, khó bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. C. Mang nhiều năng lượng, dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng. D. Mang nhiều năng lượng, khó bị phá vỡ, chỉ khi bị phá vỡ mới giải phóng năng lượng. Câu 40: Vai trò của enzim là: A. Chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi cơ thể sống. B. Chất phân hủy đường sacarôzơ thành glucôzơ và fructôzơ. C. Chất làm giảm năng lượng hoạt hoá cho các phản ứng hoá học xảy ra trong tế bào. D. Chất chịu sự tác động của enzim. Trường THPT Trần Quốc Toản ĐÁP ÁN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM Tổ: Sinh – Thể Môn: Sinh học 10(cơ bản) – Thời gian: 45 phút ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 1. B 11. C 21. A 31. B 2. C 12. D 22. B 32. D 3. A 13. D 23. C 33. A 4. C 14. B 24. D 34. A 5. D 15. D 25. B 35. A 6. B 16. C 26. D 36. D 7. A 17. C 27. C 37. B 8. C 18. C 28. A 38. D 9. D 19. B 29. C 39. C 10. C 20. B 30. B 40. C
Tài liệu đính kèm: