Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 111: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 111: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

 Tiết111 - Tiếng việt : Lớp 11

 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

 (Tiếp theo)

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Muc tiêu bài học

1. Kiến thức:- Nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong ccáh ngôn ngữ chính luận .

 - Ôn tập và củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học ở tiết trước .

2. Kỹ năng :Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận .

 3. GDHS : Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.

 II. Phương tiện thực hiện

 - SGK + SG -thiết kế bài học

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 111: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn :/ /200 Ngày Giảng : //200
 Tiết111 - Tiếng việt : Lớp 11 
 Phong cách ngôn ngữ chính luận
 (Tiếp theo)
A. phần chuẩn bị
I. Muc tiêu bài học
1. Kiến thức:- Nắm được các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong ccáh ngôn ngữ chính luận .
 - Ôn tập và củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học ở tiết trước . 
2. Kỹ năng :Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào việc phân tích và xây dựng văn bản chính luận . 
 3. GDHS : Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. 
 II. Phương tiện thực hiện
 - SGK + SG -thiết kế bài học
 III. Cách thức tiến hành
 - GV Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
 - HS Đọc diễn cảm , trả lời theo câu hỏi hướng dẫn của GV.
 b Tiến trình lên lớp
 * ổn định tổ chức lớp (1’)
 I. Kiểm tra bài cũ: Không.
 Trong quá trình học sẽ hỏi HS sau
 II. Dạy bài mới:
* Lời vào bài (1’)Trong văn bản chính luận, ngôn ngữ chính luận là phương tiện chính giúp người trình bày bày tỏ ý kiến hoặc bình luận , đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương theo quan điểm chính trị nhất định. Trong tiết học này chúng ta sẽ được biết về ý nghĩa cũng như đặc trưng của ngôn ngữ chính luận trong văn bản chính luận .Để các em khắc sâu hơn – chung ta cùng nhau tìm hiểu tiết học hôm nay..
* Nội dung bài:
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu cần đạt
- Hs đọc ví dụ trong SGK
? Cho biết các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận ? 
 ? Từ ngữ được sử dụng ntn?
? Ngữ pháp được sử dụng ntn? 
? Phong cách ngôn ngữ chính luận bao gồm những đặc trưng cụ thể nào? Em hiểu như thế nào về những đặc trưng ấy ?
* Kết luận: Em rút ra kết luận gì?
- HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
- HS thảo luận nhóm:
Bài1:? Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau ?
Bài 2: ?Viết một đề cương bài nói để chứng minh cho câu nói của CTHCM:
Bài 3: ? Viết một đoạn văn để chứng minh nhận định sau: “Lòng yêu nước không bao giờ quên”
I. Tìm hiểu chung : (27’)
1. Các phương tiện diễn đạt. 
a. Từ ngữ :
- Trước hết , văn bản chính luận cũng sử dụng vốn từ ngữ chung toàn dân, thông dụng có tính phổ cập cao. Đồng thời văn bản chính luận còn sử dụng một hệ thống chuyên dùng, đó là các thuật ngữ thường được sử dụng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế khoa học.
b. Ngữ pháp: 
Câu văn trong văn bản chính luận thường co cấu trúc chặt chẽ, thể hiện một trình độ tư duy lý luận nhất định. Câu có thể dài hoặc ngắn, nhưng thường trong sáng rõ nghĩa, đối phương thường không thể lợi dụng để xuyên tạc, bóp méo được. 
c. Các biện pháp tu từ:
- Các biện pháp tu từ được dùng có mức độ có tác dụng giúp cho lý lẽ và các lập luận thêm hấp dẫn, truyền cảm nhằm tăng sức thuyết phục.
2. Các đặc trưng cơ bản.
a. Tính công khai về quan điểm chính trị.
Người nó, người viết phải công kahi thể hiện quan điểm chính trị của mình như: Phát ngôn hoặc tranh luận vì quyền lợi của ai hoặc của giai cấp nào.
VD: tuyên ngôn độc lập; lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM.
b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:
Lập luận trong văn bản chính luận phải có tính hệ thống, tính lập thuyếtđây chính là yếu tố làm nên hiệu quả tác động đến lý trí và tình cảm của người đọc và người nghe.
c. Tính truyền cảm thuyết phục.
 -Nói chung, mỗi khoảnh khắc xúc động hướng thiện trước thiên nhiên và cuộc sống thường giúp cho con người nhận thức thêm được một điều gì đấy về quan hệ trong đối nhân xử thế hoặc đạo lí làm người .
- > Nói và viết như thế nào đó để truyền được cảm xúc , tâm huyết , khát vọng tứi người nghe, người đọc thì mứi mong người ta bị thuyết phục để họ có suy nghĩ đúng, hành động đúng như mình mong mỏi . Do đó, một văn bản chính luận thành công thường là một áng văn hùng biện có giá trị lâu dài . 
* Tóm lại: Các đặc trưng của phong cách chính luận thể hiện tính chất trung gian giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ khoa học. Phong cách ngôn ngữ chính luận có ảnh hưởng đến các phong chách ngôn ngữ khác và góp phần vào sử phát triển của tiếng việt
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
II. Luyện tập: (15’)
Bài 1:
- Lặp từ vựng: Ai cóAi có, dùng dùng
- Mô hình câu: A có B, B có C
- Liệt kê: Súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy, gộc.
Bài 2:
Mở bài: Dẫn lại câu nói.
Thân bài: 
- Luận cứ: 
a. HS nói riêng, tuổi trẻ nói chung bao giờ cũng là chủ nhân tương lai của đất nước.
b. Muốn là chủ đất nước thì phải có chí thức, muốn có tri thức thì phải học tập tốt.
- Luận chứng:
a. Dẫn chứng trong các cuộc kháng chiến.
b. Dẫn chứng trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống.
c. Dẫn chứng trong các cuộc thi quốc tế.
Kết bài: 
Sứ mệnh vinh quang và nặng nề của thế hệ trẻ đối với đất nước.
Bài 3:
Đất nước vốn là một khái niệm trừu tượng , mà thoạt đầu con ngườikhó có thể cắt nghĩa cho thật gẫy gọn, rõ ràng. Nhưng mhững người thân như ông bà , cha mẹ thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hẹ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ theo ta đi suốt cuộc ồơi với biết bao biến cố thăng trầm, buồn vui,hi vọng ..Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ Và chính những tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước .
C. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà (2’):
 1. Bài cũ: 
 - Nắm vững nội dung bài học.
 - Làm các bài tập còn lại.
	 2. Bài mới:
 Tiết sau học đọc văn: Lý luận văn học “Một số thể loại văn học”

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 111 - CB 11.doc