Câu 1: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế Fe(OH)2 bằng cách:
A. Nhỏ dd natri hidroxit vào dd sắt(III) clorua
B. Nhỏ dd kali hidroxit vào dd sắt(II) nitrat
C. Cho sắt tác dụng với hơi nước nóng
D. Đun nóng hỗn hợp dung dịch sắt(II)oxit và natri hidroxit
Câu 2: Ngâm một đinh sắt nặng 10 g trong dung dịch CuSO4 1 thời gian cân lại thanh sắt nặng 10,8 g. Lượng sắt đã phản ứng là:
A. 5,6g. B. 2,8g. C. 56g D. 28g.
Câu 3: Kim loại dễ kéo sợi, dát mỏng, dẫn điện chỉ kém bạc, kim loại nặng, không độc, nóng chảy ở 10830C là:
A. Ni B. Cu C. Zn D. Fe
Câu 4: FeCO3 là thành phần chính của
A. quặng manhetit
B. quặng xiđerit
C. quặng hematit
D. quặng pirit
SỞ GD & ĐT SƠN LA TRƯỜNG THPT CHIỀNG VE ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 1 tiết (25 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 210 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Lớp:............................................................................... Câu 1: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế Fe(OH)2 bằng cách: A. Nhỏ dd natri hidroxit vào dd sắt(III) clorua B. Nhỏ dd kali hidroxit vào dd sắt(II) nitrat C. Cho sắt tác dụng với hơi nước nóng D. Đun nóng hỗn hợp dung dịch sắt(II)oxit và natri hidroxit Câu 2: Ngâm một đinh sắt nặng 10 g trong dung dịch CuSO4 1 thời gian cân lại thanh sắt nặng 10,8 g. Lượng sắt đã phản ứng là: A. 5,6g. B. 2,8g. C. 56g D. 28g. Câu 3: Kim loại dễ kéo sợi, dát mỏng, dẫn điện chỉ kém bạc, kim loại nặng, không độc, nóng chảy ở 10830C là: A. Ni B. Cu C. Zn D. Fe Câu 4: FeCO3 là thành phần chính của A. quặng manhetit B. quặng xiđerit C. quặng hematit D. quặng pirit Câu 5: Thực hiện thí nghiêm: Lấy sợi cước buộc vào đinh sắt, thả vào dd HCl loãng rồi lấy ra thả vào dd HNO3 loãng tiếp tục thả vào dd HNO3 đặc cuối cùng thả vào dd HCl đặc. Hiện tượng xảy ra lần lượt là: A. khí không màu; khí không màu chuyển thành nâu đỏ; không hiện tượng; không hiện tượng B. khí không màu chuyển thành nâu đỏ; khí không màu ; không hiện tượng; không hiện tượng C. khí không màu chuyển thành nâu đỏ; không hiện tượng; không hiện tượng; khí không màu D. khí không màu; không hiện tượng; khí không màu chuyển thành nâu đỏ; không hiện tượng Câu 6: Vị trí của Fe, Cr, Cu, Zn, Pb trong bảng tuần hoàn lần lượt là: A. 29,30,26,24,82 B. 24,26,29,30,82 C. 82,30,29,26,24 D. 26,24,29,30,82 Câu 7: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng sắt, người ta thường gắn vào (phần chìm trong nước biển) những tấm kim loại: A. kẽm B. thiếc C. đồng D. sắt Câu 8: Cho hỗn hợp Cu,Fe vào dung dịch HNO3 (l) được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Kết tủa thu được gồm: A. Không xác định được B. Cu(OH)2,Fe(OH)2 C. Fe(OH)3, Cu(OH)2 D. Cu(OH)2 Câu 9: Cho 8,3 (g) hỗn hợp Al, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư tạo thành 5,6(l) H2 (đktc). Khối lượng Al trong hỗn hợp là: A. 5,6g B. 5,4g C. 2,7g D. 4,05g Câu 10: Nhóm kim loại thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội là ? A. Al, Fe, Cu. B. Fe, Ag, Ni. C. Al, Fe, Cr. D. Zn, Al, Fe. Câu 11: Cho 21,4g hỗn hợp Fe và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 21,4g hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện chuẩn. Giá trị của V là: A. 6,72 B. 9,52 C. 7,84 D. 10,08 Câu 12: Nguyên tố có oxit và hidroxit lưỡng tính là: A. Zn,Fe B. Zn,Cr C. Cu,Cr D. Fe, Cr Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố M có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23, tổng số hạt trong nguyên tử là 93. M là: A. Cu B. Fe C. Cr D. Zn Câu 14: Cho a gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được thể tích H2 bằng thể tích của 9,6g O2 (đktc). Nếu cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 8,96 lít H2 (đktc). Giá trị của a là: A. 11g B. 22g. C. 5,5g D. 16,5g Câu 15: Cho các cặp oxi hóa-khử Al3+/Al , Fe2+/Fe , Ni2+/Ni , Cu2+/Cu , Fe3+/Fe2+, được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion. Kim loại có khả năng khử được Fe3+ về Fe là: A. Fe B. Ni C. Cu D. Al Câu 16: Trong phản ứng: 10 FeSO4 + 2 KMnO4 + 8 H2SO4 → 5 (Fe)2(SO4)3 + K2SO4 + 2 MnSO4 + 8 H2O. Sắt (II) sunfat đóng vai trò là: A. Chất bị khử B. Chất oxi hóa C. Chất khử D. Môi trường Câu 17: Cho 31,2 g hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng vói dd NaOH dư thu được 13,44 lít H2 ở đktc. Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu là: A. 6,4g và 24,8g B. 11,2g và 20g C. 16,2g và 15g D. 10,8g và 20,4g Câu 18: Cho 4 dung dịch muối: ZnSO4, AgNO3, CuCl2, FeSO4. Kim loại nào sau đây khử được cả 4 ion trong các dung dịch muối trên? A. Zn B. Fe C. Cu D. Al Câu 19: Các nguyên tố có cấu hình eletron bất thường là: A. Cr,Zn B. Zn, Pb C. Cu,Cr D. Cu, Fe Câu 20: Số oxi hóa đặc trưng của crom là: A. +1,+3,+6 B. +3,+4,+6 C. +2,+3,+6 D. +1,+2,+6 Câu 21: Ngâm một thanh kim loại M hóa trị II vào 200ml dung dịch AgNO3 nồng độ 34% đến khi phản ứng hoàn toàn. Lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, sấy khô cân lại thì thấy khối lượng thanh kim loại tăng 30,2g. Kim loại M là : A. Cu B. Zn. C. Ni D. Mg Câu 22: Hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag. Hóa chất thích hợp nhất để tách Ag ra khỏi hỗn hợp là A. dung dịch FeCl3. B. dung dịch HCl và dung dịch AgNO3. C. dung dịch FeCl2. D. dung dịch AgNO3 . Câu 23: Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều cho phản ứng với dung dịch Fe(NO3)2? A. Ba; Mg; Fe B. Na; Mg; Zn C. Ba; Zn; Ni. D. Cu; Mg; Na Câu 24: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Zn,Mg,Fe B. Fe,Al,Cu C. Ni,Cu,Ca D. Fe,Mn,Cu Câu 25: Cation kim loại M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6. Trong bảng tuần hoàn M ở A. Ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA. B. Ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. C. Ô 28, chu kỳ 4, nhóm VIIIB. D. Ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIB. ----------------------------------------------- Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố : H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; As=75; Sn=119; Br=80; Rb=85,5; Ag=108; Ba=137; Ni=59; Cr=52; Mn=55. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 A B C D
Tài liệu đính kèm: