Đề thi thử vào đại học, cao đẳng môn thi: Sinh học (Đề 002)

Đề thi thử vào đại học, cao đẳng môn thi: Sinh học (Đề 002)

I) PHẦN CHUNG

001: bộ ba mở đầu (5’AUG3’)

A. nằm ở đầu 3’ của phân tử mARN. B. là tín hiệu mở đầu cho quá trình dịch mã.

C. không qui định tổng hợp axit amin. D. qui định tổng hợp axit amin lizin.

002: các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit

1.gen; 2.mARN; 3.axit amin; 4.tARN; 5.riboxom; 6.enzim.

A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 2, 3, 4, 6. C. 3, 4, 5, 6. D. 2, 3, 4, 5, 6.

003: ở cà chua gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cây tứ bội đều cho giao tử 2n. tổ hợp giữa 2 cây tứ bội Aaaa x Aaaa sẽ cho tỉ lệ kiểu hình là

A. 3 đỏ: 1 vàng. B. 11 đỏ: 1 vàng. C. 35 đỏ: 1 vàng. D. 1 đỏ: 1 vàng.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào đại học, cao đẳng môn thi: Sinh học (Đề 002)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 002
(Đề thi có 06 trang)
ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I) PHẦN CHUNG
001: bộ ba mở đầu (5’AUG3’)
A. nằm ở đầu 3’ của phân tử mARN.	B. là tín hiệu mở đầu cho quá trình dịch mã.
C. không qui định tổng hợp axit amin.	D. qui định tổng hợp axit amin lizin.
002: các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit
1.gen; 2.mARN; 3.axit amin; 4.tARN; 5.riboxom; 6.enzim.
A. 1, 2, 3, 4, 5.	B. 2, 3, 4, 6.	C. 3, 4, 5, 6.	D. 2, 3, 4, 5, 6.
003: ở cà chua gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cây tứ bội đều cho giao tử 2n. tổ hợp giữa 2 cây tứ bội Aaaa x Aaaa sẽ cho tỉ lệ kiểu hình là
A. 3 đỏ: 1 vàng.	B. 11 đỏ: 1 vàng.	C. 35 đỏ: 1 vàng.	D. 1 đỏ: 1 vàng.
004: trong quá trình tái bản ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là
A. mạch được kéo dài theo chiều 5’-3’ so với chiều tháo xoắn.
B. mạch có chiều 5’-3’so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
C. mạch có chiều 3’-5’so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
D. mạch có trình tự các đơn phân giống như mạch gốc.
005: ở vi khuẩn khi gen bị đột biến thì loại phân tử do gen tổng hợp luôn bị thay đổi là
A. gen, mARN, chuỗi polipepti.	B. gen mARN.
C. mARN, chuối polipeptit.	D. gen, chuỗi polipeptit.
006: trong một quần thể thực vật người ta phát hiện NST số 7 có các gen phân bố theo trình tự khác nhau, do kết quả của đột biến đảo đoạn là
1.ABCDEFGH.	2.ABCDEFGH.	3.ABGDCFEH.
Nếu dạng 1 là dạng ban đầu thì thứ tự xuất hiện các dạng tiếp theo là
A. 2→1 → 3.	B. 1→ 3 → 2.	C. 1→ 2.	D. 1→ 2→ 3.
007: kết luận nào sau đây không đúng
A. trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
B. cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.
C. gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.
D. quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen.
008: những phép lai nào sau đây gắn liền với quá trình đa bội quá
1.4n x 4n – 4n.	2.4n x 2n – 3n.
3.2n x 2n – 4n.	4.3n x 3n – 6n.
Phương án đúng
A. 1, 2.	B. 2, 3.	C. 3, 4.	D. 1, 2, 3, 4.
009: trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch
A. ♂AA + ♀aa và ♂Aa + ♀aa.	B. ♂Aa + ♀Aa và ♂Aa + ♀AA.
C. ♂AA + ♀aa và ♂aa + ♀AA.	D. ♂AA + ♀aa và ♂AA + ♀aa.
010: Các gen phân li độc lập một gen qui định 1 tính trạng có hiện tượng trội lặn hoàn toàn. ở đời con của phép lai nào sau đây mỗi kiểu hình chỉ có một kiểu gen
A. AaBb x aabb.	B. AaBb x AaBb.	C. AaBb x aaBb.	D. AABb x AaBb.
011: ở một loài thực vật có 2n = 24. số nhóm gen liên kết của loài là
A. 6.	B. 12.	C. 24.	D. 2.
012: khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa đơn vị tính g/1000 hạt người ta thu được như sau
Giống lúa
Số 1
Số 2
Số 3
Số 4
Khối lượng tối đa
300
310
335
325
Khối lượng tối thiểu
200
220
240
270
Tính trạng khối lượng hạt của giống nào có mức phản ứng rộng nhất
A. giống số 1.	B. giống số 2.	C. giống số 3.	D. giống số 4.
013: cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa vàng được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 x F1 được F2 gồm có 56.25% hoa đỏ: 37.5% hoa vàng: 6.25% hoa trắng. cho F1 lai phân tích thì đời con có tỉ lệ
A. 25% cây hoa đỏ: 50% cây hoa vàng: 25% cây hoa trắng.
B. 75% cây hoa đỏ: 25% cây hoa trắng.
C. 25% cây hoa đỏ: 75% cây hoa vàng.
D. 50% cây hoa đỏ: 25% cây hoa vàng: 25% cây hoa trắng.
014: cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen, F1 đồng loạt lông vằn. cho F1 giao phối tự do với nhau, đời F2 có 75% gà lông vằn, 25% gà lông đen( lông đen chỉ ở gà mái). Cho biết tính trạng màu lông do một gen qui định. Kết luận nào sau đây sai
A. tính trạng lông vằn trội hoàn toàn so với lông đen.
B. màu sắc lông di truyền liên kết với giới tính.
C. gà trống lông vằn F1 có kiểu gen dị hợp.
D. gen qui định tính trạng nằm trên NST Y.
015: màu sắc hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất qui định, trong đó hoa vàng trội so với hoa xanh.
Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa xanh được F1. cho F1 tự thụ phấn tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là
A. 100% hoa vàng.	B. 100% hoa màu xanh.
C. 75% vàng: 25% xanh.	D. trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và xanh.
016: khi nói về tần số hoán vị gen điều nào dưới đây không đúng?
A. thể hiện lực liên kết giữa các gen.	B. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
C. không vượt quá 50%.	D. được sử dụng để lập bản đồ gen.
017: một quần thể có 0.25AA: 0.7Aa: 0.05aa. tần số alen A là
A. 0.7.	B. 0.5.	C. 0.6.	D. 0.65.
018: số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở
A. quần thể giao phối gần.	B. quần thể giao phối có lựa chọn.
C. quần thể tự phối.	D. quần thể ngẫu phối.
019: ở người gen A qui định tóc xoăn là trội hoàn toàn so với gen a qui định tóc thẳng. Một quần thể người đang cân bằng di truyền có tỉ lệ người tóc xoăn là 64%. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. tần số tương đối của alen A là 0.8.	B. tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa là 0.48.
C. kiểu gen đồng hợp lặn chiếm 0.36.	D. alen a có tần số cao hơn alen A.
020: trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp các thao tác được thực hiện theo trình tự nào?
A. cắt và nối ADN tái tổ hợp→tách ADN → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
B. tách ADN → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp.
C. đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → tách ADN.
D. tách ADN → cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
021: trong chọn giống việc gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích
A. tạo ra dòng thuần về một tính trạng mong muốn nào đó.
B. tạo ra nguồn biến dị dt để cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.
C. tạo ra kiểu hình tốt, phù hợp với mục đích chọn lọc.
D. chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác.
022: đưa gen vào hợp tử để tạo ra động vật chuyển gen bằng cách
A. dùng súng bắn gen hoặc vi tiêm.	B. vi tiêm hoặc cấy nhân có gen đã cải biến.
C. biến nạp hoặc tải nạp.	D. bằng plasmit hoặc bằng virut.
023: muốn xác định quan hệ huyết thống giữa 2 người thì phải sử dụng phương pháp
A. liệu pháp gen.	B. so sánh kiểu hình.	C. so sánh nhiễm sắc thể.	D. so sánh chỉ số ADN.
024: ở người bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường qui định, bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng bên phía người vợ, có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả 2 bệnh
A. 9/16.	B. 5/8.	C. 3/16.	D. 3/8.
025: bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
A. bằng chứng địa lí sinh học.	B. bằng chứng giải phẫu học so sánh.
C. bằng chứng phôi sinh học.	D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
026: khi nói về tiến hóa nhỏ điều nào sau đây không đúng?
A. diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp thời gian ngắn.
B. diễn ra ở cấp độ quần thể, kết quả dẫn tới hình thành loài mới.
C. diễn ra trong một thời gian dài trên phạm vi rộng lớn.
D. có thể nghiên cứu bằng các thực nghiệm khoa học.
027: khi nói về đột biến, nội dung nào sau đây không đúng?
A. đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống.
B. trong tự nhiên, đột biến xuất hiện với tần số thấp và hầu hết là đột biến lặn.
C. phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể sinh vật.
D. hầu hết các đột biến đều là trội và di truyền được cho thế hệ sau.
028: khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí điều nào sau đây không đúng?
A. là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.
B. cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
C. điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
D. sự hình thành nòi địa lí là bước trung gian để hình thành loài mới.
029: các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài thân thuộc gồm
1.tiêu chuẩn hình thái.
2.tiêu chuẩn địa lí – sinh thái.
3.tiêu chuẩn sinh lí hóa sinh.
4.tiêu chuẩn cách li sinh sản.
Phương án đúng là
A. 1, 2.	B. 1, 2, 3.	C. 2, 3, 4.	D. 1, 2, 3, 4.
030: yếu tố ngẫu nhiên có vai trò
A. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen theo một hướng.
B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể.
C. hình thành các đặc điểm thích nghi mới trên trên cơ thể sinh vật.
D. làm tăng số lượng cá thể của quần thể làm tăng tính đa dạng của quần thể.
031: người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ?
A. những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của trái đất và các hóa thạch.
B. lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời đại.
C. thời gian hình thành và phát triển của quả đất.
D. sự hình thành hóa thạch và khoáng sản ở trong lòng đất.
032: hóa thạch là
A. hiện tượng cơ thể sinh vật bị biến thành đá hoặc được vùi trong băng tuyết.
B. di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
C. xác của sinh vật được bảo về trong thời gian dài mà không bị phân hủy.
D. sự chế tạo ra các cơ thể sinh vật bằng đá nhằm mục đích thẩm mỹ.
033: khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
B. loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
C. ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
D. cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
034: khi nói về kích thước quần thể, điều nào sau đây không đúng?
A. khi kích thước quần thể dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ bị tuyệt diệt.
B. kích thước tối thiểu của quần thể thuộc các loài khác nhau đều giống nhau.
C. kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được.
D. kích thước tối đa phụ thuộc vào môi trường và tùy loại sinh vật.
035: các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể 
1.do thay đổi của nhân tố vô sinh.
2.do sự thay đổi tập quán kiếm mồi của sinh vật.
3.do thay đổi của các nhân tố hữu sinh.
4.do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.
A. 1, 2.	B. 1, 3.	C. 2, 4.	D. 1, 2, 3, 4.
036: trong hệ sinh thái năng lượng được truyền theo một chiều từ
A. sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.
B. sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất.
D. sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất trở về môi trường.
037: cá cóc Tam Đảo là loài chỉ gặp ở quần xã rừng Tam Đảo mà ít gặp ở các quần xã khác. Cá cóc Tam Đảo được gọi là
A. loài ưu thế.	B. loài phân bố rộng.	C. loài đặc trưng.	D. loài ngẫu nhiên.
038: lưới thức ăn
A. là một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có các mắt xích chung.
B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. gồm tất cả các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
D. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về nơi ở.
039: chu trình sinh địa hóa của nguyên tố nào sau đây bị thất thoát nhiều nhất?
A. ni tơ.	B. cacbon.	C. photpho.	D. oxi.
040: hiệu suất sinh thái là
A. tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa quần xã với môi trường.
B. hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng của các loài ở trong hệ sinh thái.
C. hiệu suất chuyển hóa năng lượng của sinh vật ở trong hệ sinh thái.
D. tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
II) PHẦN RIÊNG
A. PHẦN 1
041: vùng kết thúc của gen có chức năng
A. kết thúc quá trình phiên mã.	B. kết thúc nhân đôi và phiên mã.
C. kết thúc dịch mã.	D. kết thúc phiên mã và dịch mã.
042: một thể đột biến được gọi là tam bội nếu
A. cơ thể không có khả năng sinh sản hữu tính chỉ có thể sinh sản vô tính.
B. trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng giống nhau.
C. trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 2 chiếc có hình dạng giống nhau.
D. trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng khác nhau.
043: lai thuận và lai nghịch có kết quả không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình ở 2 giới đực và cái khác nhau cho phép khẳng định
A. tính trạng do gen nằm trên NST thường qui định.	B. tính trạng do gen nằm ở tế bào chất qui định.
C. tính trạng do gen nằm trên NST giới tính qui định.	D. tính trạng do gen nằm ở ti thể qui định.
044: ở phép lai nào sau đây, tỉ lệ kiểu hình ở giới đực và cái khác nhau
A. XAXA x XaY.	B. XAXa x XaY.	C. XaXa x XaY.	D. XAXa x XAY.
045: đối với một bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thường qui định, nếu bố mẹ bình thường nhưng mang gen bệnh thì xác suất sinh con không bị bệnh của họ là
A. 50%.	B. 25%.	C. 75%.	D. 100%.
046: người ta tiến hành cấy truyền phôi bò có kiểu gen AAbb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển thành 10 cá thể. Cả 10 cá thể này
A. có khả năng giao phối với nhau để sinh con.	B. có mức phản ứng giống nhau.
C. có giới tính có thể giống hoặc khác nhau.	D. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.
047: tốc độ hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào
1.tốc độ sinh sản và vòng đời của sinh vật.
2.khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến.
3.số lượng cá thể trong quần thể.
4.áp lực của CLTN.
A. 1, 2, 3.	B. 1, 3, 4.	C. 2, 3, 4.	D. 1, 2, 4.
048: Đột biến là một loại nhân tố tiến hóa vì
A. làm phát sinh loài mới, hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. xuất hiện vô hướng, hầu hết đều có hại cho cơ thể sinh vật.
C. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. làm xuất hiện các alen mới tạo nên kiểu gen mới trong quần thể.
049: nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều vì
A. điều kiện sống phân bố không đồng đều và con người có nhu cầu quần tụ với nhau.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều và thu nhập của con người khác nhau.
C. sở thích của con người thích định cư ở các vùng có điều kiện khác nhau.
D. nếp sống và văn hóa của các vùng có khác nhau nên sự phân bố dân cư khác nhau.
050: diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm
1.bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
2.được biến đổi tuần tự qua các quần xã trụng gian.
3.quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
4.kết quả cuối cùng sẽ rạo ra quần xã đỉnh cực.
Phương án đúng là
A. 2, 3, 4.	B. 1, 2, 4.	C. 1, 3, 4.	D. 1, 2, 3, 4.
B Phần 2
051: trong số các dạng đột biến sau đây dạng nào thường gây hậu quả ít nhất?
A. mất 1 cặp nucleotit.	B. thêm một cặp nucleotit.
C. thay thế một cặp nucleotit.	D. đột biến mất đoạn NST.
052: thể đột biến nào sau đây có khả năng sinh sản hữu tính bình thường
A. tam bội.	B. song nhị bội.	C. lệch bội 2n + 1.	D. lệch bội 2n – 1.
053: 2 gen A và B cùng nằm trên một cặp NST ở vị trí cách nhau 40cM. cơ thể tự thụ phấn, kiểu hình trội A-B- ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 9%.	B. 56%.	C. 56.25%.	D. 59%.
054: trong quá trình sinh sản hữu tính, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời con?
A. NST.	B. tính trạng.	C. alen.	D. nhân tế bào.
055: khi nhuộm tế bào của một người bị bệnh di truyền ta thấy NST số 21 có ba chiếc giống nhau, NST giới tính gồm 3 chiếc trong đó có 2 chiếc giống nhau, đây là trường hợp
A. người nữ mắc hội chứng Đao.
B. người nữ mắc hội chứng Đao và hội chứng 3NST X.
C. người nam mắc hội chứng Đao.
D. người nam mắc hội chứng Đao và hội chứng Claifento.
056: biện pháp nào sau đây không tạo ra được giống mới?
A. dung hợp tế bào trần, nuôi cấy phát triển thành cơ thể và nhân lên thành dòng.
B. nuôi cấy hạt phấn tạo nên dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa và nhân lên thành dòng.
C. chọn dòng tế bào xooma có biến dị sau đó nuôi cấy thành cơ thể và nhân lên thành dòng.
D. nuôi cấy tế bào thành mô sẹo và phát triển thành cá thể, sau đó nhân lên thành dòng.
057: để trở thành đơn vị tiến hóa cơ sở phải có các điều kiện
1.có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.
2.biến đổi cấu trúc di truyền qua các thể hệ.
3.tồn tại thực trong tự nhiên.
4.có tính toàn vẹn về sinh sản và di truyền.
Phương án đúng
A. 1, 2.	B. 1, 2, 3.	C. 2, 3, 4.	D. 1, 2, 3, 4.
058: sinh giới được tiến hóa theo chiều hướng
1.ngày càng đa dạng phong phú.
2.tổ chức cơ thể ngày càng cao.
3.từ trên cạn xuống nước.
4.thích nghi ngày càng hợp lí.
Phương án đúng
A. 1, 2, 3.	B. 1, 3, 4.	C. 1, 2, 4.	D. 2, 3, 4.
059: người ta thả 10 cặp sóc (10 đực, 10 cái) lên một hòn đảo. tuổi sinh sản của sóc là 1 năm, mỗi năm con cái đẻ 6 con / năm. Nếu trong giai đoạn đầu sóc chưa bị tử vong và tỉ lệ đực cái là 1:1 thì sau 3 năm, số lượng cá thể của quần thể sóc là
A. 1280.	B. 780.	C. 320.	D. 560.
060: sinh quyển là
A. toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí.
B. môi trường sống của tất cả các sinh vật ở trên trái đất.
C. vùng khí quyển có sinh vật sống và phát triển.
D. toàn bộ sinh vật của trái đất, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docde2 LTDH 20102011.doc