Đề thi thử tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2009 môn Sinh học (Mã đề 557) - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Có đáp án)

Đề thi thử tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2009 môn Sinh học (Mã đề 557) - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Có đáp án)

Câu 1: Ở một giống động vật, gen A át chế gen trội B (không cùng lôcut).

Kiểu gen A-B-, A-bb, aabb: đều cho lông trắng. Kiểu gen aaB-: cho lông đen

Khi cho hai cơ thể F1 tạo ra từ một cặp P thuần chủng giao phối với nhau thu được ở con lai có 16 tổ hợp.

Cho F1 nói trên giao phối với cơ thể có kiểu gen và kiểu hình nào sau đây để con lai có tỉ lệ kiểu hình 7 : 1?

 

doc 6 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2009 môn Sinh học (Mã đề 557) - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu
Đề thi thử tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2009
môn SINH HỌC
(Gồm 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút) Mã đề 557 
PHẦN CHUNG (dùng cho mọi thí sinh, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Ở một giống động vật, gen A át chế gen trội B (không cùng lôcut). 
Kiểu gen A-B-, A-bb, aabb: đều cho lông trắng. Kiểu gen aaB-: cho lông đen 
Khi cho hai cơ thể F1 tạo ra từ một cặp P thuần chủng giao phối với nhau thu được ở con lai có 16 tổ hợp. 
Cho F1 nói trên giao phối với cơ thể có kiểu gen và kiểu hình nào sau đây để con lai có tỉ lệ kiểu hình 7 : 1? 
A. AaBb, kiểu hình lông trắng B. aaBb, kiểu hình lông đen 
C. Aabb, kiểu hình lông trắng D. AAbb, kiểu hình lông trắng 
Câu 2. Sau đây là kết quả của lai thuận và nghịch ở ruồi giấm:
 P ♀ mắt nâu x ♂ mắt đỏ tươi è F1 gốm có 100% mắt đỏ thẫm.
 P ♀ mắt đỏ tươi x ♂ mắt nâu è F1 gốm có 50% mắt đỏ thẫm (♀) : 50% đỏ tươi (♂)
Kết quả phép lai cho thấy:
A. Màu mắt do 1 gen quy định và nằm trên NST thường.
B. Màu mắt do 1 gen quy định và nằm trên NST X.
C. Màu mắt do 2 gen quy định và nằm trên 2 NST thường không tương đồng.
D. Màu mắt do 2 gen quy định và có 1 gen nằm trên NST giới tính.
Câu 3: Một cá thể tạo ra số lượng các kiểu giao tử như sau: 
Kiểu giao tử
Số lượng
Kiểu giao tử
Số lượng
Kiểu giao tử
Số lượng
Kiểu giao tử
Số lượng
ABC
336
aBC 
18
ABc
210
aBc 
1941
Abc
20
abc
338
AbC 
1933
abC
204
Kiểu gen của cá thể đó là:
 A. B. C. D. 
Câu 4: Biết 1 gen qui định 1 tính trạng và alen trội có tính trội hoàn toàn, phân ly độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết phép lai AaBbDd x AaBbDd sẽ cho tỷ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng là 
A. 9/64 	 B. 1/16 C. 3/4 D. 27/64 
Câu 5: Alen A trội hoàn toàn so với alen A. Bố và mẹ đều là dị hợp tử (Aa x Aa), sinh 4 người con. Xác suất để có được đúng 3 người con có kiểu hình trội là
A. » 42%. 	B. » 56%. 	C. » 75%. 	D. » 60%. 
Câu 6: Phép lai x . Nếu các cặp tính trạng di truyền trội hoàn toàn và bố mẹ đều có hoán vị gen với tần số 20% thì kiểu hình lặn chiếm tỷ lệ:
	A. 6,25%.	B. 40%.	C. 16%.	D. 10%.
Câu 7: Ở cừu, màu sắc mỡ do một gen nằm trên NST thường quy định. Alen A quy định mỡ vàng, a quy định mỡ trắng. Một quần thể gồm 12.000 cá thể, trong đó có 11.730 cá thể mỡ vàng. Tần số tương đối của các alen là: 
A. A/a = 0,75 / 0,25 B. A/a = 0,7 / 0,3. C. A/a = 0,85 / 0,15. D. A/a = 0,8 / 0,2.
Câu 8: Cho quần thể I có 160 cá thể, tần số gen A là 0.9 và quần thể II có 40 cá thể, tần số gen A là 0.5.
Vậy tần số của gen A trong "nòi" (I+II) là: 
A. 0.8125 B. 0.82 C. 0.7956 D. 0.75
Câu 9: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen với thứ tự trội - lặn là: C (cánh đen) > cg ( cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Rio Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C = 0,5; cg = 0,4; c = 0,1. Quần thể này tuân theo định luật Hacdy-Vanbec. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là:
A. 75% cánh đen : 24% cánh xám : 1% cánh trắng. B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng.
C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng. D. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng.
Câu 10: Điểm nào sau đây chỉ có ở kĩ thuật cấy gen mà không có ở gây đột biến gen?
A. Làm biến đổi vật liệu di truyền ở cấp độ tế bào.
B. Làm tăng số lượng gen trong tế bào.
C. Làm biến đổi định hướng trên vật liệu di truyền cấp phân tử.
D. Cần có thiết bị hiện đại, kiến thức di truyền học v à sinh học vi sinh vật
Câu 11: Khi nói về công nghệ gen, điều nào sau đây không đúng?
 A. Kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là kĩ thuất tạo ADN tái tổ hợp.
 B. Việc cắt ADN của tế bào cho và ADN của plasmit phải sử dụng các enzim đặc hiệu khác nhau.
 C. Để tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp phải chọn thể truyền có dấu chuẩn hay mang gen đánh dấu.
 D. Sinh vật chuyển gen còn gọi là sinh vật biến đổi gen, vì nó được nhận thêm gen mới hay gen đã được sửa chữa hoặc loại bỏ một gen nào đó trong hệ gen.
Câu 12: Sự biểu hiện của hiện tượng thoái hoá giống khi cho giao phối gần hay tự thụ phấn bắt buộc là:
 A. Hầu hết các cá thể con cháu đều giảm sút về sức sống và khả năng sinh sản, giảm năng suất của giống.
 B. Một số cá thể con cháu bị biến dị tổ hợp, làm giảm sút năng suất, chất lượng của giống.
 C. Một tỉ lệ cá thể mang tính trạng lặn có hại, làm giảm sút năng suất, chất lượng của giống.
 D. Mọi cá thể con cháu mang kiểu gen đồng hợp lặn về các tính trạng xấu, làm giảm sút năng suất.
Câu 13 : Nghiên cứu phả hệ sau, hãy cho biết lựa chọn nào dưới đây giải thích đúng sự di truyền của tính trạng trên phả hệ?
A. Tính trạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định
B. Tính trạng do gen trội nằm trên NST thường qui định
C. Tính trạng do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y qui định
D. Tính trạng do gen trội nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y qui định
Câu 14. Bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều mang gen quy định bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh được 2 người con: 1 người bị bạch tạng, 1 người bình thường là bao nhiêu ?
A. 3/16. B. 3/8 C. 1/16 D. 9/16.
Câu 15: Khi bàn về định luật phát sinh sinh vật, câu nào sau đây thiếu chính xác?
 A. Trong quá trình phát triển phôi, mỗi loài đều diễn lại những giai đoạn chính đã trải qua trong lịch sử phát triển của loài.
 B. Sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút gọn sự phát triển của loài.
 C. Sự phát triển cá thể lặp lại đúng trình tự các giai đoạn trong lịch sử phát triển chủng loại.
 D. Định luật phát sinh sinh vật phản ánh quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loại.
Câu 16: Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác?
A. Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT. 
B. Khi ngừng xử lý DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì đã qua chọn lọc.
C. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu gen aabbccdd.
D. Khả năng chống DDT liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên. 
Câu 17: Nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể ?
A. Đột biến và CLTN . B. Ngẫu phối C. Di nhập gen . D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 18 : Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì ---------------------
A. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen.
C. Vi khuẩn có ít gen nên tỷ lệ gen mang đột biến lớn.
D. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình.
Câu 19: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây là không đầy đủ về sự hình thành loài ở động vật?
A. Số loài thường được nhân lên do một quần thể chia ra 2 hay một số quần thể, sau đó phân li theo các hướng khác nhau.
B. Một quần thể có thể trải qua những thay đổi với thời gian và cuối cùng trở nên đủ khác với loài gốc để được xem là một loài mới.
C. Tất cả các tính trạng phân biệt 2 loài phải là kết quả của chọn lọc tự nhiên. 
D. Về nguyên tắc, chọn lọc nhân tạo có thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
Câu 20: Tần số của 2 alen đồng trội (D1 và D2) có cùng giá trị thích nghi trong một quần thể chuột thí nghiệm lần lượt là 0,55 và 0,45. Sau 5 thế hệ, tần số các alen thay đổi thành 0,35 và 0,65. Những nhân tố nào gây nên tình trạng trên?
 A. Đột biến điểm và giao phối không ngẫu nhiên.
 B. Giao phối không ngẫu nhiên và phiêu bạt di truyền.
 C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
 D. Giao phối ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên. 
Câu 21: Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hóa sinh học là:
A. Xuất hiện các dạng sống đơn bào nhân sơ.
B. Xuất hiện các hệ tương tác đại phân tử giữa prôtêin – axit nuclêic;
C. Xuất hiện các hạt côaxecva;
D. Xuất hiện các quy luật chọn lọc tự nhiên; 
Câu 22: Phát biểu nào là đúng về giới động, thực vật ở đại Nguyên sinh?
 Cơ thể đơn bào chiếm ưu thế cả ở giới động vật và thực vật;
 Cơ thể đa bào chiếm ưu thế cả ở giới động vật và thực vật;
 Cơ thể đơn bào chiếm ưu thế ở giới động vật, cơ thể đa bào chiếm ưu thế ở giới thực vật;
 Cơ thể đa bào chiếm ưu thế ở giới động vật, cơ thể đơn bào chiếm ưu thế ở giới thực vật;
Câu 23: Tán cây là nơi ở của các loài chim: sẻ đầu đỏ ăn côn trùng, chim đớp ruồi, chim gõ kiến, sẻ ấp lò. Chúng có kích thước và hình dạng mỏ khác nhau. Điều nào sau đây không xảy ra giữa chúng?
 A. Chúng có ổ sinh thái trùng nhau một phần.
 B. Chúng không bao giờ cạnh tranh với nhau.
 C. Chúng có ổ sinh thái dinh dưỡng riêng.
 D. Chúng có thể kiếm ăn vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày.
Câu 24: Trong bầy đàn, hiện tượng hiệu suất nhóm là:
A. các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như giảm tiêu hao lượng cacbônic, tăng cường dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi của đời sống.
B. các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như giảm tiêu hao lượng ôxi, giảm dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi của đời sống.
C. các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như giảm tiêu hao lượng cacbônic, giảm dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi của đời sống.
D. các cá thể có nhiều đặc điểm sinh lí và tập tính sinh thái có lợi, như giảm tiêu hao lượng oxi, tăng cường dinh dưỡng, có khả năng chống lại những tác động bất lợi của đời sống.
Câu 25: Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là:
A. sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
B. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 26: Hiện tượng khống chế sinh học là
A. Sản phẩm bài tiết của quần thể này gây ức chế sự phát triển của quần thể khác
B. Sản phẩm bài tiết của quần thể này làm tăng tỷ lệ tử vong của quần thể khác
C. Số lượng cá thể của động vật ăn thịt kìm hãm số lượng cá thể của động vật ăn cỏ.
D. Số lượng cá thể của quần thể này bị khống chế bởi số lượng cá thể quần thể khác
Câu 27: Trong diễn thế sinh thái, nhóm loài đóng vai trò quan trọng nhất là 
A. nhóm loài ưu thế B. nhóm loài chủ chốt C. nhóm loài đặc trưng D. nhóm loài ngẫu nhiên 
Câu 28: Trong một sinh cảnh xác định khi số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi, nguyên nhân chủ yếu là
A. vì sự cạnh tranh cùng loài mạnh mẽ.	B. vì xảy ra sự phân chia khu phân bố.
C. vì sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ.	D. vì xảy ra sự phân chia nguồn sống.
Câu 29: Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi:
A. đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ bờ đến ra khơi đại dương.
B. đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ khơi đại dương vào bờ.
C. đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ.
D. đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ bờ đến ra khơi đại dương.
Câu 30: Sức sản xuất nghèo nhất thuộc về các hệ sin ... rường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây không làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1 ở đời F1?
A. P: x , các gen liên kết hoàn toàn C. P: x , các gen liên kết hoàn toàn
B. P: x , các gen liên kết hoàn toàn D. P: x , có hoán vị gen xảy ra ở 1 giới với tần số 40%
Câu 40: Cho cây cao - hoa đỏ thuần chủng lai với cây thấp - hoa trắng thuần chủng, được F1 đồng loạt cây cao - hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau, đời F2 có tỷ lệ: 50% cây cao - hoa trắng; 25% cây cao - hoa đỏ; 25% cây thấp hoa - trắng. Nếu mỗi tính trạng do một gen quy định thì kết luận nào sau đây đúng nhất?
A. Cây cao hoa đỏ là những tính trạng trội. 	 C. Ở đời F2 không có kiểu hình đồng hợp lặn về cả 2 tính trạng.
B. F1 có kiểu gen dị hợp chéo về hai cặp gen. D. Đã có hiện tượng hoán vị gen hoặc trội không hoàn toàn.
PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần: phần I hoặc phần II
Phần I. Dùng cho thí sinh ban cơ bản (10 câu: từ câu 41 đến câu 50):
Câu 41: Những năm gần đây người ta đã phát hiện cơ chế gây ung thư ở người là do:
 A. rối loạn quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong một nhóm tế bào, làm cho chúng phân chia nhanh hơn. Các tế bào đó có khả năng di chuyển.
 B. các virut chứa bộ gen ADN xâm nhập vào một mô làm biến đổi hệ gen của tế bào chủ. Các vi rút lây lan vào các mô trong cơ thể.
 C. các đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể làm thay đổi hệ gen một mô nào đó, từ đó dễ phát sinh nhiều đột biến mới.
 D. các gen quy định các yếu tố sinh trưởng bị đột biến nên hoạt động mạnh hoặc do đột biến xảy ra ở các gen ức chế khối u. Các gen đó mất khả năng kiểm soát sự phân bào.
Câu 42: Câu nào sau đây đúng?
Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân thuộc, bởi con lai giữa chúng dễ xuất hiện và sự đa bội hóa có thể tạo ra con lai song nhị bội phát triển thành loài mới.
Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về di truyền, bởi cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành loài mới.
Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước nhỏ, bởi các loài này thường có chu kỳ sống ngắn, nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao hơn các loài có chu kỳ sống dài.
Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước lớn, bởi nhiều loài thực vật như vậy đã được hình thành qua con đường đa bội hóa. Ở những loài này, sự đa bội hóa dễ xảy ra hơn.
Câu 43: Bà Dodd (Đốtđơ) ở trường Đại học Yale (Mỹ) đã chia một quần thể ruồi giấm thành nhiều quần thể nhỏ và nuôi trong các lọ khác nhau. Một số quần thể được nuôi bằng tinh bột, các quần thể khác được nuôi bằng đường mantôzơ. Sau nhiều thế hệ, “ruồi tinh bột thích giao phối với “ruồi tinh bột”, “ruồi mantôzơ” thích giao phối với “ruồi mantôzơ”, ít giao phối chéo dòng.
 Điều nào sau đây không thoả đáng khi xem xét hiện tượng trên?
 A. Sự cách li địa lí và sự khác biệt về điều kiện sống đã làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản.
 B. Có lẽ các alen qui định sự tiêu hoá các loại đường nhất định cũng đồng thời ảnh hưởng đến việc qui định thành phần hoá học của vỏ kitin, qua đó qui định tập tính giao phối.
 C. Ruồi giấm có tập tính thu hút bạn tình bắng các vũ điệu, khi rung cánh thì mỗi dòng ruồi đó đã làm phát tán mùi của loại đường nuôi chúng, không hấp dẫn dòng ruồi kia.
 D. Chọn lọc tự nhiên đã “can thiệp”, làm phân hoá tần số alen giữa 2 quần thể, làm cho chúng thích nghi với các loại thức ăn khác nhau, dẫn đến tích luỹ thành phần hoá học (kể cả chất tạo mùi) khác nhau trong vỏ kitin.
Câu 44: Tính chất nào sau đây không phù hợp với kiểu tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn?
A. Sinh sản chậm, sức sinh sản thấp, chịu tác động chủ yếu của các nhân tố sinh thái hữu sinh.
B. Sinh sản nhanh, sức sinh sản cao, mẫn cảm với sự biến động của các nhân tố sinh thái vô sinh.
C. Biết bảo vệ và chăm sóc con non rất tốt.
D. kích thước cơ thể lớn, tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn.
Câu 45: Sản lượng sinh vật sơ cấp thô là........................ 
A. sản lượng sinh vật được tạo ra trong qua trình quang hợp.
B. sản lượng sinh vật bị thực vật tiêu thụ cho hoạt động sống.
C. sản lượng sinh vật chứa trong các nhóm sinh vật dị dưỡng.
D. sản lượng sinh vật tiêu hao trong hô hấp của sinh vật.
Câu 46: Ở cà độc dược 2n = 24 tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể vẫn có thể thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục. Cây tam nhiễm ở nhiễm sắc thể số 1 thụ phấn cho cây bình thường, kết quả ra sao nếu không có thêm đột biến mới? 
	A. 50% (2n) quả bầu dục : 50% (2n +1) quả tròn. 
	B. 25% (2n) quả bầu dục : 75% (2n +1) quả tròn. 
	C. 75% (2n) quả bầu dục : 25% (2n +1) quả tròn. 
 D. 100% (2n) quả bầu dục .
Câu 47: Phát biểu đúng nhất về một gen là:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin quy định một tính trạng.
Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN hoặc tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin.
Một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin như gen điều hoà, gen khởi hành, gen vận hành.
Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN (mARN, tARN, rARN).
Câu 48: Ở người, gen D qui định tính trạng da bình thường, alen d qui định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M qui định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m qui định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ và bố là: 
A. DdXMXm x ddXMY. 	B. DdXMXM x DdXMY. 
C. DdXMXm x DdXMY. 	D. ddXMXm x DdXMY. 
Câu 49: Gen A qui định hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với gen a qui định hoa trắng. Bố, mẹ có kiểu gen như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 ?
A. AA x Aa B. Aa x aa C. Đồng hợp tử x dị hợp tử. D. Đồng hợp tử x đồng hợp tử.
Câu 50: Trong công nghệ tế bào thực vật, kĩ thuật nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh in vitro nhằm mục đích tạo ra .
 A. rất nhiều cây con có kiểu gen giống nhau và giống với cây mẹ.
 B. các cây con đơn bội có khả năng chống chịu tốt.
 C. các cây con lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
 D. các dòng tế bào đơn bội, làm nguyên liệu cho việc dung hợp tế bào trần. 
Phần II. Dùng cho thí sinh học ban nâng cao (10 câu: từ câu 51 đến câu 60):
Câu 51: Cừu Dolly đã được tạo ra bằng phương pháp
 A. nuôi cấy tế bào sinh dưỡng B. kĩ thuật cấy truyền phôi
 C. kĩ thuật chuyển nhân D. chọn dòng tế bào sôma có biến dị.
Câu 52: Trong nghiên cứu phả hệ không cho phép chúng ta xác định được ...............
A. tính trạng là trội hay lặn.
B. tính trạng do 1 gen hay nhiều gen qui định.
C. tính trạng liên kết với giới tính hay không liên kết với giới tính.
D. tính trạng có hệ số di truyền cao hay thấp.
Câu 53: Tính đa hình di truyền của hầu hết các quần thể giao phối phụ thuộc các yếu tố cơ bản:
 A. trạng thái lưỡng bội, ưu thế của thể dị hợp tử, đột biến trung tính.
 B. tính đa dạng về độ đa bội, ưu thế lai, ngẫu phối, tự phối.
 C. ưu thế lai, ngẫu phối, tự phối, di nhập gen.
 D. tính đa dạng về độ đa bội, ưu thế lai, số các thể con trong một lứa. 
Câu 54: Đột biến nào có thể mất đi qua quá trình sinh sản? 
	A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến ở tế bào sinh dục sơ khai. 
 C. Đột biến sôma. D. Đột biến giao tử.
Câu 55: Cho 1 đoạn trình tự các gen khởi đầu (1). Các đột biến xảy ra làm tăng sự sai khác trên NST và hình thành 3 nòi mới thích nghi với những điều kiện khác nhau
1: A B C D E F G H I 2: H E F B A G C D I
3: A B F E D C G H I 4: A B F E H G C D I
Trình tự hình thành những dạng trên lần lượt là ----------------
A. 1; 2; 4; 3 B. 1; 4; 3; 2 C. 1; 2; 3; 4 D. 1; 3; 4; 2
Câu 56: Ở một loài thú, tính trạng màu sắc lông do một dãy 4 alen quy định: HV: lông vàng; HN: lông nâu; HĐ: lông đen; HT: lông trắng.
Phép lai 1: lông vàng	 x	lông trắng è 100% lông vàng.
Phép lai 2: lông đen 	 x 	lông đen è 3 lông đen : 1 lông nâu.
Phép lai 3: lông nâu 	 x 	lông vàng è 1 lông vàng : 2 lông nâu : 1 lông trắng. 
 Từ kết quả các phép lai trên cho thấy tương quan trội lặn giữa các alen là:
HT >HĐ >HV >HN B. HĐ >HN >HV >HT C. HV >HĐ >HN >HT D. HN >HĐ >HV >HT 
Câu 57: Sự khác nhau cơ bản trong đặc điểm di truyền qua tế bào chất và di truyền liên kết với giới tính gen trên nhiễm sắc thể X thể hiện ở điểm nào?
A. Di truyền qua tế bào chất không cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch, gen trên NST giới tính cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch 
B. Di truyền qua tế bào chất không phân tính theo các tỉ lệ đặc thù như trường hợp gen trên NST giới tính và luôn luôn di truyền theo dòng mẹ.
C. Trong di truyền qua tế bào chất tính trạng biểu hiện chủ yếu ở cơ thể cái XX còn gen trên NST giới tính biểu hiện chủ yếu ở cơ thể đực XY 
D. Trong di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể mẹ còn gen trên NST giới tính vai trò chủ yếu thuộc về cơ thể bố.
Câu 58: Vì sao trong lịch sử những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước?
 Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi; bảo tồn các dạng thích nghi với môi trường.
 Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh trong quần thể, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động.
 Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh xác định;
 Khi hoàn cảnh thay đổi, những đặc điểm thích nghi đã đạt đựơc có thể mất giá trị thích nghi.
Câu 59: Ở hệ sinh thái đại dương, sinh khối của sinh vật sản xuất sơ cấp (ví dụ: các vi tảo) thường thấp hơn sinh khối của các sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn (ví dụ như: các loài giáp xác và cá). Nhờ đâu mà các sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn có thể đủ thức ăn để sinh trưởng và phát triển?
A. 	Các sinh vật sản xuất sơ cấp cung cấp thức ăn có năng lượng cao.
B.	Các sinh vật sản xuất sơ cấp có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh.
C. 	Các sinh vật sản xuất sơ cấp có kích thước nhỏ, nhưng phân bố rộng. 	
D. 	Các sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường là các động vật máu lạnh, vốn không tiêu thụ nhiều thức ăn.
Câu 60: Bức xạ quang hợp khi đi vào hệ sinh thái sẽ như thế nào?
A. một phần bị thất thoát, một phần được thực vật chuyển thành hóa năng chứa trong mô, tạo nên sản lượng sinh vật sơ cấp thô.
B. phần nhỏ bị thất thoát, chỉ một lượng được thực vật chuyển thành hóa năng chứa trong mô, tạo nên sản lượng sinh vật sơ cấp thô.
 C. phần lớn bị thất thoát, chỉ một lượng rất nhỏ được thực vật chuyển thành hóa năng trong chất hữu cơ, sau đó sử dụng vào hoạt động sống.
D. phần lớn bị thất thoát, chỉ một lượng rất nhỏ được thực vật chuyển thành hóa năng chứa trong mô, tạo nên sản lượng sinh vật sơ cấp thô.
------ Hết ------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_dai_hoc_cao_dang_nam_2009_mon_sinh_hoc.doc
  • docĐáp án De thithuDH,CD.2009.doc