Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (3)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (3)

 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)

 Câu 1. (2 điểm)

 Anh (chị) hiểu thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi” của Ơ-nít Hê-minh-uê (Ernest Hemingway) ?

 Câu 2. (3 điểm)

 Nói năng có văn hoá là sự thể hiện đồng thời cả hai yếu tố nhân cách và trình độ.

 Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá mười (10) câu) nói lên suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn thi: Ngữ văn (3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục-Đào tạo Đồng Tháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
 Trường THPT TX Sa Đéc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ----------------------------------
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
 KÌ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)
 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
 Câu 1. (2 điểm)
 Anh (chị) hiểu thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi” của Ơ-nít Hê-minh-uê (Ernest Hemingway) ? 
 Câu 2. (3 điểm)
 Nói năng có văn hoá là sự thể hiện đồng thời cả hai yếu tố nhân cách và trình độ.
 Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá mười (10) câu) nói lên suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
 II. PHẦN RIÊNG (5 điểm) 
 Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó 
 Câu 3 a. (Theo chương trình Chuẩn)
 Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
 Câu 3 b. (Theo chương trình Nâng cao)
 Cảm nhận của anh (chị) về cảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: 
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp 
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
 HẾT
Sở Giáo dục-Đào tạo Đồng Tháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
 Trường THPT TX Sa Đéc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ----------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
KÌ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009
Môn NGỮ VĂN
Bản Hướng dẫn chấm gồm 3 trang
 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
 Câu 1. (2 điểm)
 a. Yêu cầu về kiến thức
 Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây:
 Dựa vào hiện tượng vật lí, khi một tảng băng trôi trên đại dương, chỉ có một phần nổi lên bề mặt, bảy phần chìm khuất, Hê-minh-uê nêu lên nguyên lí “tảng băng trôi”.
 - Nguyên lí “tảng băng trôi”- theo Hê-minh-uê - được thực hiện khi nhà văn hiểu biết cặn kẽ mọi vấn đề mình muốn tái hiện, rồi loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại những phần cốt lõi và sắp xếp sao đó để khi tiếp xúc với nó, độc giả vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã bỏ đi, không có trong văn bản.
 - Nhiệm vụ của người đọc, khi tiếp xúc với tác phẩm của Hê-minh-uê là phải vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình để tái hiện những “khoảng trống” tác giả cố tình bỏ qua, để hiểu hết những gì tác giả chưa nói hết. Ý nghĩa của truyện vì thế sẽ được mở rộng rất nhiều.
 b. Biểu điểm đề nghị
 - Điểm 2.0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt (chính tả, dùng từ, ngữ pháp). 
 - Điểm 1.0: Trình bày được khoảng một nửa số ý của các yêu cầu nêu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 0.0: Không trình bày được ý nào của yêu cầu trên.
 Câu 2. (3 điểm)
 a. Yêu cầu về kĩ năng
 Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi diễn đạt.
 b. Yêu cầu về kiến thức
 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây:
1
 + Giải thích khái niệm:
 Nói năng có văn hoá là nói năng đúng phong cách ngôn ngữ (có trình độ) và đúng về mặt tư cách đạo đức (có nhân cách).
 + Những biểu hiện của việc nói năng có văn hoá:
 - Trình độ sử dụng ngôn ngữ là sự sử dụng tổng hợp các phương tiện ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ thích hợp. Sử dụng ngôn ngữ không đúng phong cách cũng rất dễ bị chê trách.
 - Nói năng có văn hoá là một biểu hiện về mặt ngôn ngữ của người có tư cách đạo đức tốt.
 - Những câu nói sai về mặt tư cách đạo đức bao giờ cũng bị xem là những câu nói thiếu văn hoá.
 - Cách nói năng có văn hoá thường mang tính lịch sự, khiêm tốn, chân thành; lời nói thường có đặc tính giản dị, rõ ràng, dễ hiểu.
 + Mở rộng, liên hệ:
 - Cần rèn luyện bản thân mình trở thành người nói năng có văn hoá.
BIỂU ĐIỂM ĐỀ NGHỊ
- Điểm 3.0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Diễn đạt rõ ràng. Văn viết trôi chảy. Số câu đúng quy định. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể.
- Điểm 2.0: Tỏ ra hiểu đề. Trình bày được khoảng một nửa số ý. Số câu nhiều hơn quy định. Văn viết chưa thật trôi chảy.
- Điểm 1.0: Chưa hiểu đề. Bài làm sơ sài. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0.0: Bỏ giấy trắng, hoặc có viết nhưng không được gì.
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm) 
 Câu 3 a. (Theo chương trình Chuẩn)
 a. Yêu cầu về kĩ năng
 Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: thực chất thí sinh phải biết cách phân tích nhân vật (cây xà nu) trong truyện ngắn, đồng thời nêu được cảm nhận của bản thân.
 b. Yêu cầu về kiến thức
 Trên cơ sở những hiểu biết về truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ), thí sinh lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để thể hiện rõ những hiểu biết và cảm xúc của mình về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm.
 Đại thể cần làm rõ những ý chính sau:
 - Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác phẩm.
 - Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân làng Xô Man. 
2
 - Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man.
 Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên và nhất là thêm yêu quý, tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ.
 c. Biểu điểm đề nghị
 - Điểm 5.0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên; cảm nhận sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc, phong phú và chính xác; văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể.
 - Điểm 3.0: Nắm chắc nội dung cơ bản của tác phẩm, nhưng cảm nhận chưa sâu sắc, phân tích còn có chỗ lúng túng; dẫn chứng đầy đủ , nhưng chưa tiêu biểu; diễn đạt tương đối tốt.
 - Điểm 2.5: Tỏ ra hiểu đề. Trình bày được khoảng một nửa số ý. Văn viết chưa thật trôi chảy.
 - Điểm 1.0: Chưa hiểu đề. Bài làm sơ sài. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
 - Điểm 0.0: Bỏ giấy trắng, hoặc có viết nhưng không được gì.
 Câu 3 b. (Theo chương trình Nâng cao)
 a. Yêu cầu về kĩ năng
 Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: thực chất thí sinh phải biết cách phân tích những hình tượng nghệ thuật trong một đoạn thơ trữ tình, đồng thời nêu được cảm nhận của bản thân.
 b. Yêu cầu về kiến thức
 Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, thí sinh cần trình bày được những cảm xúc, ấn tượng riêng của mình về:
 - Cảnh rực rỡ, lung linh của một đêm liên hoan lửa đuốc trong tình quân dân gắn bó của đoàn quân Tây Tiến.
 - Cảnh thơ mộng của thiên nhiên trong một chiều sương ở Tây Bắc.
 - Trên nền cảnh ấy là hình ảnh một dáng người vững chãi trên con thuyền độc mộc. Hình ảnh ấy tạo nên một nét đẹp rắn rỏi cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng.
 c. Biểu điểm đề nghị
 - Điểm 5.0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên; cảm nhận sâu sắc, văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể.
 - Điểm 3.0: Hiểu đề, hướng triển khai hợp lí. Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
 - Điểm 2.5: Tỏ ra hiểu đề. Trình bày được khoảng một nửa số ý. Văn viết chưa thật trôi chảy.
 - Điểm 1.0: Chưa hiểu đề. Bài làm sơ sài. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
 - Điểm 0.0: Sai lạc hoàn toàn về nội dung, phương pháp.
3

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN_SD.doc