Đề tài Phân tích nhân vật T'nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Đề tài Phân tích nhân vật T'nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Tây Nguyên là miền đất từng sản sinh ra những thiên trường ca bất hủ

như “Đam San”, “Xing Nhã” Tây Nguyên cũng là mảnh đất sản sinh ra

những người con anh hùng bất khuất qua hơn trăm năm chiến đấu chống

xâm lược từPháp đến Mỹ. Là nhà văn có hàng chục năm gắn bó với chiến

rường Tây Nguyên, Nguyên Ngọc (bút danh sau này là Nguyễn Trung

Thành) đã có được hai tác phẩm sắc sảo viết vềTây Nguyên: tiểu thuyết

“Đất nước đứng lên” trong Kháng chiến chống Pháp, với nhân vật chính là

Núp và truyện ngắn “Rừng xà nu”trong Kháng chiến chống Mỹ, với nhân

vật chính là Tnú.

Tnú vốn là một đứa trẻsớm mồcôi của làng Xô Man. Tnú sẽkhông có

cuộc đời của mình nếu nhưkhông có sựcưu mang đùm bọc của nhân dân

àng Xô Man. Nuôi sống Tnú và cho Tnú lớn lên là sữa từnhững bầu sữa

của những người mẹXô Man, là bắp, gạo của nương rẫy làng Xô Man.

Làng Xô Man cho Tnú tình thương yêu, dạy cho Tnú biết đi, biết nói, biết

yêu ghét, biết cầm dao chặt cây làm rẫy, biết bắt con chim, bẫy con thú. Tnú

nợnhân dân Xô Man tất cảcuộc đời. Nhưmột cây xà nu non dại lớn lên

giữa sựche chở, đùm bọc của rừng núi xà nu, Tnú trởthành một cậu bếrồi

một chàng trai Tây Nguyên khỏe mạnh, dũng cảm, nhưhình ảnh những

chàng trai Tây Nguyên vẫn được nhắc tới trong những truyện kểbên bếp lửa

nhà rông.

pdf 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1652Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phân tích nhân vật T'nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm 
Tây Nguyên là miền đất từng sản sinh ra những thiên trường ca bất hủ 
như “Đam San”, “Xing Nhã” Tây Nguyên cũng là mảnh đất sản sinh ra 
những người con anh hùng bất khuất qua hơn trăm năm chiến đấu chống 
xâm lược từ Pháp đến Mỹ. Là nhà văn có hàng chục năm gắn bó với chiến 
trường Tây Nguyên, Nguyên Ngọc (bút danh sau này là Nguyễn Trung 
Thành) đã có được hai tác phẩm sắc sảo viết về Tây Nguyên: tiểu thuyết 
“Đất nước đứng lên” trong Kháng chiến chống Pháp, với nhân vật chính là 
Núp và truyện ngắn “Rừng xà nu” trong Kháng chiến chống Mỹ, với nhân 
vật chính là Tnú. 
Tnú vốn là một đứa trẻ sớm mồ côi của làng Xô Man. Tnú sẽ không có 
cuộc đời của mình nếu như không có sự cưu mang đùm bọc của nhân dân 
làng Xô Man. Nuôi sống Tnú và cho Tnú lớn lên là sữa từ những bầu sữa 
của những người mẹ Xô Man, là bắp, gạo của nương rẫy làng Xô Man. 
Làng Xô Man cho Tnú tình thương yêu, dạy cho Tnú biết đi, biết nói, biết 
yêu ghét, biết cầm dao chặt cây làm rẫy, biết bắt con chim, bẫy con thú. Tnú 
nợ nhân dân Xô Man tất cả cuộc đời. Như một cây xà nu non dại lớn lên 
giữa sự che chở, đùm bọc của rừng núi xà nu, Tnú trở thành một cậu bế rồi 
một chàng trai Tây Nguyên khỏe mạnh, dũng cảm, như hình ảnh những 
chàng trai Tây Nguyên vẫn được nhắc tới trong những truyện kể bên bếp lửa 
nhà rông. 
Nói như cách nói của cụ Mết, già làng Xô Man, “cái bụng Tnú trong như 
nước con suối chảy qua làng Xô Man”. Tnú gắn bó với làng Xô Man, từ 
người già đến người trẻ, bằng tất cả tâm hồn mình, bằng tất cả lòng biết ơn 
đối với những người đã ban cho mình cuộc đời. Nếu cuộc sống vẫn tuôn 
chảy bình thường như nước của những con suối ở Xô Man, Tnú sẽ sống như 
bao nhiêu người làng Xô Man từng sống, làm bạn của Mai, làm một người 
chồng, một người cha, một người làng tốt bụng, đi làm nương làm rẫy, bắt 
con cá, bẫy con thú, góp phần mình trong cuộc đấu tranh để duy trì và phát 
triển nhịp sống muôn đời của làng Xô Man. 
Tnú gắn bó với Cách mạng, yêu thương cán bộ cách mạng, cũng tự nhiên 
như người ta uống dòng nước từ trong nguồn núi. Tnú yêu những gì, những 
ai mà người Xô Man yêu, bởi chắc chắn đó phải là người tốt, điều tốt. Một 
bọn người ác đã đến làng Xô Man. Chúng muốn đẩy người làng Xô Man ra 
khỏi cách mạng. Chúng đốt phá những ngôi nhà ở Xô Man, đốt phá rừng xà 
nu của người Xô Man, bắn giết, tù đày những người tốt của làng Xô Man, 
dùng súng đạn để bao vây làng Xô Man, không cho bất kỳ ai đến với cách 
mạng, tiếp tế cho cán bộ cách mạng ở trong rừng. Làng Xô Man quyết 
chống lại kẻ ác, quyết một lòng theo Cách mạng, bảo vệ cách mạng, Tnú 
cũng quyết bảo vệ Cách mạng. Trải qua gần một thế kỷ dưới gông cùm áp 
bức của thực dân Pháp, rồi đi theo Cách mạng đánh Pháp để đổi đời, người 
làng Xô Man không thể chọn con đường nào khác. 
Khát khao sống để trả cái ơn sâu cả cuộc đời cho làng Xô Man, Tnú cũng 
khát khao bảo vệ Cách mạng, tình cảm ấy thật hồn nhiên và cũng thật mãnh 
liệt nơi Tnú. Với bản chất nhanh nhẹn, mưu trí của một cậu bé đã quen 
đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, Tnú càng nhanh nhẹn mưu 
trí trong việc bảo vệ Cách mạng. Cùng với Mai, người bạn gái nhỏ của 
mình, Tnú vượt qua mọi vòng vây của kẻ thù để mang gạo muối tiếp tế cho 
cán bộ trong rừng. Tình yêu làng và Cách mạng đã cho Tnú lòng dũng cảm 
để không còn biết sợ hãi trước quân thù. Tnú đã thực sự đếnvới Cách mạng. 
Tnú ước ao được trở thành người cách mạng. Đó là cách tốt nhất, cách duy 
nhất vào lúc này để cậu bé có thể bảo vệ những gì mà cậu bé yêu thương. 
Một cử chỉ thật ngây thơ đến buồn cười nhưng chứa đựng một ý nghĩa thật 
nghiêm túc và cảm động: bực bội vì cố học mà vẫn không nhớ được chữ, 
Tnú đã đập đến chảy máu cái đầu của mình mà em cảm thấy nó ngu quá. 
Khát khao Cách mạng đến như thế là cùng! 
Bước từ tuổi niên thiếu lên tuổi trưởng thành, Tnú là một chàng trai 
trưởng thành cả về thể chất lẫn tâm hồn. Tnú rắn rỏi, cường tráng, Tnú cũng 
thực sự giác ngộ cách mạng. Trở thành chồng Mai rồi thành người cha của 
một đứa nhỏ, Tnú càng gắn bó với làng, gắn bó với cách mạng: để giữ yên 
cuộc sống gia đình, để bảo vệ tương lai cho con mình, Tnú phải chiến đấu 
để bảo vệ làng Xô Man, bảo vệ cách mạng. Dù cuộc đấu tranh vũ trang chưa 
bắt đầu, Tnú đã mài sắc những lười mác cho làng Xô Man để sẵn sàng cho 
cuộc chiến đấu mà Tnú biết rằng nhất định phải xảy đến. Phục tùng kỷ luật 
cách mạng, Tnú cùng trai làng cất giấu những câu mác trong rừng xà nu, 
kìm giữ cơn uất hận của mình trước những hành động ngày càng man rợ của 
quân thù. Thật là một thử thách ghê gớm đối với Tnú khi, từ trong rừng xà 
nu, phải chứng kiến cảnh lính giặc bắt bớ, khảo tra người làng Xô Man 
trong đó có Mai, vợ anh và đứa con nhỏ mà Mai ôm trên người. Tnú đã phải 
bíu chặt tay vào cây rừng để khỏi xông ra khi những báng súng của bọn lính 
quật vào người Mai. 
Tuy vậy, cái gì cũng có giới hạn, đặc biệt là sự kiên nhẫn phải ghìm lại 
nỗi phẫn uất chính nghĩa của con người. Khi những báng súng man rợ quật 
trúng vào thân hình đứa bé mà Mai đã hết sức giữ gìn, thì không còn gì có 
thể giữ được cơn bùng nổ trong tâm hồn Tnú. Tnú xông thẳng vào giữa bọn 
lính, không chỉ với cơn giận vừa bùng nổ, mà bằng tất cả lòng căm hờn đã 
được nén lại từ hàng bao năm trời của một con người, của một cộng đồng. 
Trong hiệp chiến đấu đơn độc này, Tnú thất bại: T’nú bị bọn lính bắt được. 
Chúng tra tấn anh bằng một cực hình khủng khiếp: tẩm nhựa xà nu lên mười 
ngón tay Tnú rồi đốt. Không thèm kêu một tiếng, Tnú mở mắt trừng trừng 
nhìn mười ngón tay mình rừng rực cháy như mười ngọn đuốc. Chỉ đến khi 
nỗi đau đớn đã thấm đến tận cùng gan ruột, trước khi ngất đi, Tnú mới kêu 
thét lên một tiếng. 
Lạ thay, tiếng hét của Tnú đã trở thành một lời kêu gọi mạnh mẽ vô 
cùng. Tiếng thét ấy như vang động khắp mặt đất, bầu trời, vang động đến 
mọi tâm hồn. Tiếng thét ấy là hiệu lệnh cho cuộc chiến đấu bắt đầu: không 
thể tiếp tục im lặng được nữa; im lặng là chết. Vung lên những ngọn mác đã 
được mài sắc không chỉ bằng đá núi, mà bằng cả lòng căm thù sôi sục, trai 
làng Xô Man từ rừng xà nu tràn ra, xông vào tiêu diệt hết bọn lính. 
Truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành được mở đầu và kết lại 
bằng một sự việc đầy ý nghĩa tượng trưng: sau những năm xa làng Xô Man 
đi chiến đấu, Tnú trở về Xô Man với tư cách một anh bộ đội nghỉ phép về 
thăm làng. Như cách nói của cụ Mết, vị già làng, những đầu ngón tay bị đốt 
cháy của Tnú không còn mọc lại được nữa, nhưng T’nú thì đã lớn lên rất 
nhiều, Tnú đã là một người lính trong đạo quân chính nghĩa bách thắng của 
nhân dân Tây Nguyên, nhân dân Việt Nam, đang đương đầu và chiến thắng 
cuộc chiến tranh tàn bạo của bọn cướp nước. Tnú đã là một cây xà nu cao 
lớn giữa rừng xà nu hùng vĩ và bất khuất của làng Xô Man. Vượt lên bao 
bom đạn, lửa cháy và dông bão, rừng xà nu vẫn tiếp tục lớn lên. Bên ngọn 
lửa nhà sàn, người kiểm tra giấy phép của Tnú không là ai khác mà chính là 
Dít, em gái của Mai. Ngày Tnú ra đi, Dít còn là một cô bé gầy còm, nay là 
một cô gái khỏe mạnh, rắn rỏi, bí thư chi bộ Đảng, người tượng trưng cho ý 
chí chiến đấu của làng Xô Man. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp của một thế hệ cây 
xà nu mới trưởng thành của rừng xà nu. 
T’nú là một con người nhỏ bé và giản dị như bao nhiêu con người nhỏ bé 
và giản dị của làng Xô Man. Tnú là đứa con của làng Xô Man, của miền đất 
Tây Nguyên bát ngát. Tuy vậy, trong những nét bình dị của Tnú, ta lại thấy 
một chất huyền thoại thấp thoáng từ đầu đến cuối câu chuyện về cuộc đời và 
nhân cách Tnú. Bất kì một cuộc chiến đấu chính nghĩa nào cũng sản sinh ra 
huyền thoại, huống chi một cuộc chiến đấu như cuộc kháng chiến chống Mỹ 
của nhân dân Việt Nam, huống chi một cuộc chiến đấu trên một miền đất đã 
từng sinh ra lớp lớp nhân vật huyền thoại! 
Từ Nguyên Ngọc làm người đọc thích thú và cảm động vì một nhân vật 
anh hùng Núp, Nguyễn Trung Thành lại làm người đọc cảm động và thích 
thú vì nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”. Ra đời rất sớm khi 
cuộc đấu tranh cách mạng chống Mỹ – ngụy vừa mới bắt đầu ở miền Nam 
và như một ngọn lửa đóng góp vào cuộc đấu tranh ấy, đến nay, sau gần bốn 
mươi năm, tác phẩm và nhân vật của Nguyễn Trung Thành vẫn còn để một 
dấu ấn sâu đậm trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfPHAN TICH NHAN VAT TNU TRONG RUNG XA NU.pdf