Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Thanh Bình 2 (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Thanh Bình 2 (Có đáp án)

Câu 6: Vùng điều hòa (vùng khởi đầu)

A. Mang tính đặc hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

B. Mang thông tin mã hóa cho các axitamin

C. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã

D. Quy định trình tự sắp xếp các axitamin trong phân tử protein

 

doc 6 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Thanh Bình 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Thanh Bình 2
ĐỀ THI THỬ TN THPT Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Sinh học 12
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm có 6 trang, phần chung 32 câu, phần riêng dành cho chương trình nâng cao 8 câu, phần riêng dành cho chương trình chuẩn 8 câu, mỗi lựa chọn đúng được 0,25đ )
A. Phần chung:
Câu 1: Phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử:
A. ADN
B. Protein
C. ARN
D. ADN và ARN
Câu 2: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
A. Protein
B. ADN
C. mARN
D. mARN và protein
Câu 3: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A. Cả 2 mạch
B. Khi thì mạch 1, khi thì mạch 2
C. Từ mạch có chiều 5’ – 3’
D. Từ mạch mang mã gốc
Câu 4: Giai đoạn hoạt hóa axitamin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
A. Tế bào chất
B. Màng nhân
C. Nhân
D. Nhân con
Câu 5: Mã di truyền có đặc điểm:
A. Có tính phổ biến
B. Có tính thoái hóa
C. Có tính đặc hiệu
D. Cả A, B và C
Câu 6: Vùng điều hòa (vùng khởi đầu)
A. Mang tính đặc hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
B. Mang thông tin mã hóa cho các axitamin
C. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã
D. Quy định trình tự sắp xếp các axitamin trong phân tử protein
Câu 7: Ở 1 loài sinh vật có bộ NST (2n = 24). Số lượng NST của tế bào này khi bị đột biến ở thể không, thể 3, thể 1 lần lượt là:
A. 25, 23, 22
B. 22, 23, 25
C. 22, 25, 23
D. 23, 25, 22
Câu 8: Khi cho lai cây có hoa đỏ với cây hoa trắng F1 được 100% hoa đỏ. Cho rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng, kết luận nào có thể rút ra từ phép lai này?
A. Đỏ là tính trạng trội hoàn toàn
B. P thuần chủng
C. F1 dị hợp tử
D. Cả 3 câu trên
Câu 9: Nội dung chủ yếu của quy luật phân ly độc lập là:
A. Ở F2, mỗi cặp tính trạng đều phân ly riêng rẽ tỷ lệ 1:1
B. Sự phân ly của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn tới sự di truyền của các tính trạng phụ thuộc vào nhau
C. Sự phân ly của các cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn tới sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng
D. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân ly kiểu hình ở F2 là (3+1)n
Câu 10: Đối với các loài sinh sản hữu tính, bố mẹ di truyền nguyên vẹn cho con
A. Tính trạng
B. Kiểu gen
C. Kiểu hình
D. Alen
Câu 11: Hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp nào sau đây:
A. Gen trội trên NST thường
B. Gen trên NST Y
C. Gen lặn trên NST thường
D. Gen lặn trên NST X
Câu 12: Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan đến trường hợp nào sau đây:
A. Gen trên NST X
B. Gen trên NST Y
C. Gen trong tế bào chất
D. Gen trên NST thường
Câu 13: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?
A. Liên kết gen
B. Hoán vị gen
C. Phân li độc lập
D. Tương tác gen
Câu 14: Trong trường hợp trội hoàn toàn. Tỷ lệ KG và KH của phép lai Aa x Aa lần lượt là:
A. 1:2:1 và 3:1
B. 1:2:1 và 1:2:1
C. 3:1 và 1:2:1
D. 1:2:1 và 1:1
Câu 15: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến:
A. Bệnh máu khó đông ở người
B. Tật dính ngón tay 2,3 ở người
C. Bệnh mù màu ở người
D. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại ở thú khi trời rét
Câu 16: Một quần thể thực vật thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỷ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là:
A. 0,5% ; 0,5%
B. 50% ; 25%
C. 75% ; 25%
D. 0,75% ; 0,25%
Câu 17: Quần thể đậu Hà Lan gồm 1000 cây, với 500 cây KG AA, 200 cây KG Aa, số còn lại có KG aa. Tần số alen A và a của quần thể này là:
A. A = 0,6 ; a = 0,4
B. A = 0,4; a = 0,6
C. A = 0,5 ; a = 0,5
D. A = 0,8 ; a = 0,2
Câu 18: ADN tái tổ hợp là gì?
A. Là phân tử ADN lạ được chuyển vào nhân tế bào
B. Là phân tử ADN tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn
C. Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của Plasmit
D. Là dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn
Câu 19: Loại bỏ hay làm bất hoạt 1 gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của:
A. Công nghệ sinh học
B. Công nghệ tế bào
C. Công nghệ gen
D. Kỹ thuật vi sinh
Câu 20: Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen
A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuố rừng 2n
B. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp beta-caroten
C. Cừu sinh sản protein người trong sữa
D. Chuột nhắt chứa gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống
Câu 21: Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ không bị bệnh nhưng có gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh là:
A. 12,5%
B. 50%
C. 25%
D. 100%
Câu 22: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng:
A. Cánh dơi và tay người
B. Cánh chim và cánh côn trùng
C. Ngà voi và sừng tê giác
D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi
Câu 23: Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với quan niệm nào trong quan niệm hiện đại:
A. Đột biến
B. Biến dị
C. Di truyền
D. Thường biến
Câu 24: Theo quan niệm hiện nay, nhân tố nào là nhân tố chính hình thành màu xanh lục ở đa số các loài cây ăn lá?
A. Đột biến và giao phối
B. Cách ly sinh sản
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Thức ăn của sâu
Câu 25: Tiến hóa nhỏ là:
A. Quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
B. Quá trình làm biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài
C. Quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần xã
D. Cả 3 câu trên
Câu 26: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở các loài giao phối là:
A. Cá thể
B. Nòi
C. Quần thể
D. Loài
Câu 27: Thí nghiệm của Milơ nói lên điều gì?
A. Các dạng sống giải phóng nhiều oxi trong khí quyển
B. Các đại phân tử protein, axitamin được tạo ra trong ống nghiệm do có hơi nước vào
C. Sự sống tạo ra trong ống nghiệm
D. Các phân tử hữu cơ đơn giản được tổng hợp từ các chất vô cơ
Câu 28: Bò sát khổng lồ phát triển mạnh ở đại nào?
A. Đại Tân sinh
B. Đại Trung sinh
C. Đại Cổ sinh
D. Đại Nguyên sinh
Câu 29: Trên một cây to, có nhiều chim sinh sống có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành nên các .. khác nhau.
A. quần thể
B. quần xã
C. ổ sinh thái
D. sinh cảnh
Câu 30: Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến:
A. Sự suy giảm đa dạng sinh học
B. Sự tiến hóa của sinh vật
C. Mất cân bằng sinh học trong quần thể
D. Sự suy giảm nguồn lợi khác của con người
Câu 31: Hình thức phân bố theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường
C. Giảm sự cạnh tranh gây gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Cả 3 câu trên
Câu 32: Hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi, rừng rậm nhiệt đới là:
A. Các ví dụ về hệ sinh thái
B. Các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật
C. Các giai đoạn của diễn thế sinh thái
D. Những quần xã có cùng đầu vào và đầu ra cảu chu trình dinh dưỡng
B. Phần riêng:
B1. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Câu 1: Đột biến gen là:
A. Sự biến đổi tạo ra những alen mới
B. Sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới
C. Sự biến đổi 1 hay 1 số cặp nu trong gen
D. Sự biến đổi 1 cặp nu trong gen
Câu 2: Cải dại Raphanus (2n = 18R) lai với cải bắp Brassica (2n = 18B) thì có khả năng sinh ra cây lai bất thụ có bộ NST là:
A. 36R
B. 36B
C. 18 (R+B)
D. 9R + 9B
Câu 3: Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của:
A. Lai tế bào xoma
B. Gây đột biến nhân tạo
C. Dùng kỹ thuật vi tiêm
D. Dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ vectơ là plasmit
Câu 4: Trong hồ Xevan ( ở Acmenia) có nhiều quần thể cá hồi phân biệt nhau về nơi đẻ và có cách li sinh sản. Sự khác nhau này chứng tỏ loài này đã phân hóa do:
A. Cách li sinh thái
B. Cách li mùa vụ
C. Cách li địa lí
D. Cách li cơ học
Câu 5: Các nòi, loài thường phân biệt nhau bằng:
A. Các đột biến NST
B. Các đột biến gen lặn
C. Sự tích lũy nhiều đột biến NST
D. Một số đột biến lớn
Câu 6: Dựa theo kích thước quần thể, trong những loài dưới đây, loài nào có sự tăng trưởng gần với hàm số mũ?
A. Rái cá trong hồ
B. Ếch, nhái ven hồ
C. Ba ba ven sông
D. Khuẩn lam trong hồ
Câu 7: Ốc sống dưới đáy hồ thuộc về:
A. Quần thể sinh vật
B. Quần xã sinh vật
C. Đàn ốc
D. Một hỗn hợp không phải là quần thể, không phải là quần xã
Câu 8: Rừng lá rộng theo mùa và rừng hỗn tạp phân bố ở:
A. Vùng bắc cực
B. Vùng nhiệt đới xích đạo
C. Vùng cận nhiệt đới
D. Vùng ôn đới bắc bán cầu
B2. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Câu 1: Xét đột biến điểm thì:
A. Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nu là ít gây hại nhất
B. Đột biến điểm là những đột biến đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen
C. Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm đều có hại
D. Đột biến điểm là những đột biến nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa
Câu 2: Hiện tượng đột biến NST là do:
A. Đứt gãy NST
B. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường
C. Trao đổi chéo không đồng đều
D. Cả B và C
Câu 3: Loài cây nào dưới đây thích hợp cho việc áp dụng chất Cônsixin nhằm tạo giống mới đem lai mang lại hiệu quả kinh tế cao:
A. Cây lúa
B. Cây đậu tương
C. Cây củ cải đường
D. Cây ngô
Câu 4: Một số loài cây tiêu giảm một số cơ quan trong quá trình tiến hóa thay vì tăng số lượng cơ quan. Nguyên nhân nào sau đây giải thích đúng về hiện tượng này?
A. Do môi trường sống thay đổi tạo ra những đột biến mới
B. Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn
C. Có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên
D. Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 5: Trong một hồ cá ở Châu Phi, có 2 loài cá giống nhau về đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, chúng không giao phối với nhau. Đây là ví dụ về quá trình hình thành loài mới bằng cơ chế:
A. Cách li tập tính
B. Cách li sinh thái
C. Cách li mùa vụ
D. Cách li cơ học
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không thuộc cây ưa sáng:
A. Có mô giậu phát triển
B. Lá xếp nghiêng
C. Mọc ở nơi quang đãng
D. Phiến lá mỏng
Câu 7: Hai loài sống chung có lợi cho cả 2 bên nhưng không nhất thiết cho sự tồn tại của chúng đó là dạng quan hệ:
A. Cộng sinh
B. Hội sinh
C. Hợp tác
D. Kí sinh
Câu 8: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: Năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?
A. Hệ sinh thái biển
B. Hệ sinh thái thành phố
C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
D. Hệ sinh thái nông nghiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2008_2009_tr.doc