Câu 2: Tính phổ biến của mã di truyền biểu hiện ở điểm nào?
A. mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã di truyền
B. một axit amin thường được mã hoá bởi nhiều bộ ba
C. mỗi loại bộ ba chỉ mã hoá một loại axit amin
D. được đọc theo cụm nối tiếp không gối lên nhau
Trường THPT Tam Nông ĐỀ THI THỬ TNTHPT Năm học 2008-2009 Môn thi: Sinh học Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 5 trang) A.PHẦN CHUNG : (Gồm 32 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1: Phân tử ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào? A. Bổ sung và bảo tồn B. Bổ sung và bán bảo tồn C. Bổ sung và bảo toàn D.Bổ trợ và bán bảo tồn Câu 2: Tính phổ biến của mã di truyền biểu hiện ở điểm nào? A. mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã di truyền B. một axit amin thường được mã hoá bởi nhiều bộ ba C. mỗi loại bộ ba chỉ mã hoá một loại axit amin D. được đọc theo cụm nối tiếp không gối lên nhau Câu 3:Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn là quá trình ... A Giải mã B. Phiên mã C. Tổng hợp D. Di truyền Câu 4:Câu nào dưới đây là không đúng ? A. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo. B. Trong dịch mã của tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtionin đến riboxom để bắt đầu dịch mã. C. Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp, foocmin meetionin được cắt khỏi chuỗi poolipeptit. D. Tất cả các protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học. Câu 5: Cấu trúc của operon bao gồm những thành phần nào : A. Gen điều hòa, vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc B. Gen điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành C. Vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc D. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành Câu 6: Tác động của 5 – Brôm uraxin (5BU) minh hoạ bằng sơ đồ A. T – A ® T – 5BU ® X – 5BU ® X – G B. A – T ® A – 5BU ® X – 5BU ® X – G C. A – T ® A – 5BU ® G – 5BU ® G – X D. T – A ® T – 5BU ® G – 5BU ® G – X Câu 7 : Đột biến gen là gì? A. Là sự biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc tế bào. B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hay một số cặp Nu trong gen. C. Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST. D. Là biến dị xảy ra theo hướng xác định. Câu 8 : Lai phân tích là phép lai: A.Thay đổi vai trò của bố mẹ trong qua trình B Giữa 1 cá thể mang kiểu gen dị hợp với 1 cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn C Giữa 1 cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội với một cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn D Giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen Câu 9 : Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể? A .9 B. 6 C.4 D.1 Câu 10 : Hiện tượng đa hiệu của gen là : A Một gen quy định nhiều tính trạng B Nhiều gen quy định một tính trạng C. Nhiều gen alen cùng chi phối 1 thứ tính trạng D.Tác động cộng gộp Câu 11 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng hoán vị gen A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% B.Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen C. Làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp D. Bằng tổng tần số giao tử hoán vị Câu 12 : Làm thế nào để có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập với nhau? A. Dùng phép lai thuận nghịch B. Dùng phép lai phân tích C. Cho tự thụ phấn D. Cho giao phối gần Câu 13 : Đặc điểm nào sau đây có thể phát hiện quy luật di truyền của các gen ngoài nhân? A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai B. Bố di truyền tính trạng cho con trai. C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ. D. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ Câu 14 : Sự di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST Y có đặc điểm như thế nào? A. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đực B. Có hiện tượng di truyền chéo C. Chỉ biểu hiện ở cơ thể cái D. Chỉ biểu hiện ở cơ thể XY Câu 15 : Dạng biến dị nào sau đây là thường biến ? A.Bệnh máu khó đông ở người B. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người C. Hiện tượng mạch máu và da tái ở thú khi trời rét D. Bệnh mù màu ở người Câu 16 : Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy trong quá trình: A Sinh sản sinh dưỡng B. Sinh sản hữu tính C. Ngẫu nhiên D.Tự phối Câu 17 :Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa tự thụ phấn qua 2 thế hệ thì tỉ lệ thể dị hợp ở F2 là: A. 0,9 B. 0,5 C. 0,1 D. 0,2 Câu 18 : Lai tế bào xôma là: A. dung hợp hay tế bào bất kì với nhau. B. dung hợp hai giao tử bất kì với nhau. C. dung hợp hai tế bào sinh dưỡng với nhau. D. dung hợp 2 tế bào sinh dục với nhau Câu 19 : Về mặt di truyền học, cừu Đôly sẽ giống loại cừu nào? A. Cừu cho trứng B. Cừu mang thai C. Cừu cho tế bào tuyến vú D. Cừu cho trứng và cừu mang thai Câu 20 : Ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau là do: A. tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện. B. tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện. C. tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, gen lặn có hại được biểu hiện. D. tỉ lệ thể dị hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện Câu 21:Trong cơ chế phát sinh bệnh phêninkêtô niệu, axit amin nào sau đây bị ứ đọng trong máu gây ảnh hưởng đến cơ thể? A. Amilaza. B. Phêninalanin. C Tirôzin. D. Mêtiônin. Câu 22: Bằng chứng sinh học phân tử đã khẳng định.: A. các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và nuclêôtic càng giống nhau. B. các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự, tỉ lệ các axit amin và nuclêôtic càng khác nhau. C. sinh vật luôn phấn đấu để thích nghi với môi trường. D. các sinh vật đều giống nhau về hình thái và tập tính sinh sản. Câu 23: Nội dung nào dưới đây không thuộc học thuyết tiến hoá của Lamac ? A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. B. Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất thường xuyên thay đổi làm cho loài biến đổi dần dần và liên tục. C. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật thích nghi kịp thời, không có dạng nào bị đào thải. D. Những biến đổi trên cơ thể do tác động của ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của sinh vật đều được di truyền qua các thế hệ. Câu 24: Loài sinh học là... A. một hoặc một nhóm quần thể trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với nhóm quần thể khác. B. một hoặc một nhóm quần thể trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản. C. nhóm cá thể sống cùng khu vự địa lí có khả năng giao phối được với nhau. D. một hoặc một nhóm quần thể trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và không cách li sinh sản với nhóm quần thể khác. Câu 25 : Cừu giao phối với Dê hình thành được hợp tử, nhưng hợp tử bị chết ngay sau đó. Hiện tượng này gọi là... A. cách li sau hợp tử. B. cách li trước hợp tử. C. cách li cơ học . D. cách li tập tính. Câu 26 : Nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen ? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B.Yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Di - nhập gen. Câu 27: Các giai đoạn của quá trình phát sinh sự sống theo trình tự như thế nào? A. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hóa sinh học. B. Tiến hoá tiền sinh học, tiến hóa sinh học, tiến hoá hoá học. C. Tiến hóa sinh học, tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học. D. Tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học, tiến hoá văn hoá. Câu 28: Các nhóm nhân tố sinh thái bao gồm: Nhân tố vô sinh - nhân tố con ngưòi Nhân tố hữu sinh - nhân tố con ngưòi Nhân tố vô sinh - nhân tố hữu sinh Nhân tố vô sinh - nhân tố hữu sinh - nhân tố con ngưòi Câu 29: Cấu trúc tuổi bao gồm: Tuổi sinh lí- tuổi sinh thái - tuổi sinh sản Tuổi sinh lí- tuổi sinh thái - tuổi quần thể Tuổi sinh thái -tuổi quần thể - tuổi sinh sản Tuổi sinh lí- tuổi quần thể - tuổi sinh sản Câu 30: Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá ,tôm,chim thể hiện mối quan hệ nào là đúng nhất? Kí sinh B.Cộng sinh C.Hợp tác D.Ức chế - cảm nhiễm Câu 31: Diễn thế sinh thái là : Qúa trình biến đổi không tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tưong ừng với sự biến đổi của môi trường Qúa trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tưong ừng với sự biến đổi của môi trường Qúa trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn không tưong ừng với sự biến đổi của môi trường Qúa trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tưong ừng với sự biến đổi của quần thể Câu 32: Cho chuổi thức ăn sau: thực vật → chuột → rắn → đại bàng. Bậc dinh dưỡng cấp 4 là: A. đại bàng B. rắn C. chuột D.thực vật B. PHẦN RIÊNG ( Gồm 8 câu, mỗi câu 0,25 điểm) 1. Dành cho học sinh học chương trình chuẩn ( từ câu 33 đến câu 40) Câu 33:Ở tế bào nhân thực mARN sau khi phiên mã song chúng tiếp tục hoàn thiện để trở thành mARN trưởng thành phải thực hiện : A. Cắt bỏ các đoạn exon và nối các đoạn intron lại với nhau B. Cắt bỏ các đoạn intron không mã hóa axitamin C. Cắt bỏ các đoạn exon không mã hóa axitamin D. Cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon lại với nhau Câu 34: Nhiều ribôxôm gắn đồng thời trên ARNm trong quá trình dịch mã được gọi là... A. Pôlinuclêôtit B. Pôlixôm C. Pôlipeptit D.Đa dạng ribôxôm Câu 35: Làm biến đổi hệ gen của sinh vật của sinh vật bằng những cách nào? Thêm gen lạ, làm biến đổi một gen đã có sẳn, làm bất hoạt một gen náo đó trong hệ gen Làm biến đổi một gen đã có sẳn, loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen C.Thêm gen lạ, làm biến đổi một gen đã có sẳn, loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen D.Thêm gen lạ, làm biến đổi một gen đã có sẳn, loại bỏ một gen nào đó trong hệ gen Câu 36: Quan niệm về việc sử dụng hay không sử dụng cơ quan theo Lamac là... A. Cơ quan nào hoạt động nhiều cơ quan đó sẽ phát triển, cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần dần tiêu biến. B. Cơ quan nào hoạt động nhiều cơ quan đó sẽ không thay đổi, cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần dần tiêu biến. C. Cơ quan nào hoạt động nhiều cơ quan đó sẽ tiêu biến, cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần dần phát triển. D. Mọi cơ quan trên cơ thể đều phát triển dù hoạt động nhiều hay hoạt động ít. Câu 37: Qúa trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào: Qúa trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến, tốc độ sinh sản và tốc độ tử vong của loài Qúa trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến, tốc độ sinh sản và áp lực chọn lọc tự nhiên Qúa trình tích lũy các gen đột biến, tốc độ sinh sản và áp lực chọn lọc tự nhiên Qúa trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến, tốc độ tử vong và áp lực chọn lọc tự nhiên Câu 38: Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kín là do: Nồng độ NO2 trong khí quyển tăng lên Nồng độ CO2 trong khí quyển giảm xuống Nồng độ O2 trong khí quyển tăng lên Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên Câu 39: Câu nào sau đây đúng theo quy tắc Becman A.Động vật sống vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài sống vùng nhiệt đới B.Động vật sống vùng nhiệt đới có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài sống vùng ôn đới C.Động vật biến nhiệt sống vùng ôn đới có kích thước cơ thể nhỏ hơn động vật cùng loài sống vùng ôn đới D.Động vật hằng nhiệt sống vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài sống vùng nhiệt đới Câu 40: Việc nghiên cứu diễn thế có ý nghĩa gì ? Giúp con người khai thác hợp lí nguồn tài nguyên Giúp con người khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường Làm nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt D.Câu A và B đúng 2.Dành cho học sinh học chương trình nâng cao( từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Trong cơ chế tái bản ADN, nếu phân tử acridin xen vào mạch khuôn cũ thì xảy ra loại đột biến: A. thêm 1 cặp Nu trong gen B. thay 1 cặp Nu trong gen C.thêm 2 cặp Nu . D.mất 1 cặp Nu trong gen. Câu 42:Protein không có chức năng nào sau đây? A. Điều hoà chuyển hoá B. Xúc tác phản ứng C. Bảo vệ cơ thể D. Mang thông tin di truyền Câu 43: Somatostatin có chức năng: A. điều hòa lượng insulin và hoocmon sinh trưởng trong máu B. điều hòa lượng glucagon và glucozơ trong máu C. điều hòa lượng máu và ôxi đi đến các cơ quan D. điều hòa tốc độ sinh trưởng của cơ thể động vật Câu 44: Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính nghiên cứu ở cấp độ nào? A. Phân tử B. Cá thể C. Quần thể D. Loài Câu 45: Theo Lamac, tiến hóa là A. quá trình biến đổi từ loài này thành loài khác B. lịch sử biến đổi kiểu gen của quần thể C. sự phát triển có kế thừa lịch sử, phức tạp hóa dần D. lịch sử biến đổi các loài do tác động ngoại cảnh Câu 46 :Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng kí hiệu bằng các chữ A đến E trong đó : A = 500 kg ; B = 600 kg ; C = 5000kg ; D = 50 kg ; E = 5 kg. Hệ sinh thái nào có chuổi thức ăn sau đây có thể xảy ra ? A. A→B → C→ D B. E → D→ A→ C C.E→D → C→ B D.C→ A→ D→ E Câu 47 : Tổng số cá thể quan sát của 3 lòai(A, B, C) trong một quần xã là 1500 , biết loài A có số lượng là 600 cá thể .Độ phong phú của lòai A là : A. 50 % B. 30% C. 40 % D. 60% Câu 48 : Trứng cá hồi bắt đầu phát triển ở 00 C.Nếu nhiệt độ nước tăng dần lên đến 2 0C thì sau 205 ngày trứng mới nở thành cá con.Khi đó tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển từ trứng đến cá con là : A. 405 độ- ngày B.450 độ- ngày C. 410 độ- ngày D. 415 độ- ngày ĐÁP ÁN : CÂU HỎI CÂU CHỌN 1 B 2 A 3 B 4 A 5 C 6 C 7 B 8 D 9 A 10 A 11 B 12 B 13 D 14 D 15 C 16 D 17 C 18 C 19 C 20 B 21 D 22 A 23 A 24 A 25 A 26 A 27 A 28 C 29 B 30 D 31 B 32 A CÂU HỎI CÂU CHỌN 33 D 34 B 35 C 36 A 37 B 38 D 39 D 40 D 41 A 42 D 43 A 44 A 45 C 46 D 47 C 48 C
Tài liệu đính kèm: