Câu 2. Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây ,quan hệ nào là quan hệ cạnh tranh ?
A. chim ăn sâu và sâu ăn lá
B. cây trồng và cỏ dại
C. vi khuẩn rhizobium sống trong nốt sần cây họ đậu.
D. Nhạn bể và cò cùng nhau làm tổ
ĐỀ THI TN THPT TRƯỜNG THPT PHAN VĂN BẢY MÔN : SINH Thời gian : 60 phút ( Đề gồm 07 trang) I. PHÂN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 32 câu , từ câu 1 đến câu 32) Câu 1. Đơn phân của ARN là : A. ribonucleotit B. nucleotit C. axit amin D. nucleoxom Câu 2. Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây ,quan hệ nào là quan hệ cạnh tranh ? chim ăn sâu và sâu ăn lá cây trồng và cỏ dại vi khuẩn rhizobium sống trong nốt sần cây họ đậu. Nhạn bể và cò cùng nhau làm tổ Câu 3. Trong trồng trọt , người nông dân thường trồng cây với khoảng cách vừa phải để tránh cạnh tranh nhau về ánh sáng giữa các cây trồng cùng loài. tránh cạnh tranh nhau về nước giữa các cây trồng cùng loài tránh cạnh tranh nhau về muối khoáng giữa các cây trồng cùng loài cả A,B,C đều đúng Câu 4.Điếu hòa hoạt động của gen chính là : A.điều hòa lượng mARN tham gia tổng hợp protein B. điều hòa lượng sản phẩm do gen đó tạo ra. C. điều hòa lượng mARN tạo ra để tham gia quá trình tổng hợp protein. D. điều hòa lượng enzim tạo ra để xác tác các phản ứng trong quá trình tổng hợp protein. Câu 5. Theo quan điểm hiện đại , quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự chi phối của : A.quá trình đột biến , quá trình giao phối và các cơ chế cách ly. B. quá trình đột biến , quá trình giao phối và sự phân ly tính trạng. C. biến dị di truyền D.quá trình đột biến , quá trình giao phối và quá trình chon lọc tự nhiên. Câu 6. Dạng đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ? thêm một cặp nucleotit mất một cặp nucleotit thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác mất đoạn nhiễm sắc thể Câu 7. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức A. phổ biến ở thực vật B. chỉ có ở thực vật và vi sinh vật C.chỉ có ở động vật và thực vật ít di động xa D.có ở cả động vật lẫn thực vật. Câu 8.Theo quy luật phân ly , một gen có hai alen ( A,a) các kiểu gen có thể có được trong tế bào sinh dưỡng là: A. AA , Aa , aa B. AAAA , AAAa, AAaa C. AA, aa D. Aaaa , aaaa. Câu 9. Tập hợp những sinh vật nào sau đây được xem là một quần thể giao phối ? những con siếu đầu đỏ sống ở huyện Tam nông Hồng Ngự tinh Đồng Tháp những con lợn nuôi trong chuồng lợn nuôi gia đình Những con voi trong vườn bách thú Những con cá sống ở mương trong vườn quýt Câu 10.Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng , tính trạng trội là trội hoàn toàn , cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình là : A. 9 kiểu gen , 4 kiểu hình B. 4 kiểu gen , 4 kiểu hình C. 27 kiểu gen , 8 kiểu hình D. 2 kiểu gen , 2 kiểu hình Câu 11. Người ta ứng dụng công nghệ gen vào các lĩnh vực : tạo các dòng vi sinh vật biến đổi gen A. tạo các động vật biến đổi gen tạo các thực vật biến đổi gen B.cả A,B,C đều đúng Câu 12. Khi cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám , cánh dài với ruồi thân đen cánh cụt , ở F1 thu được toàn ruồi thân xám cánh dài . Lai phân tích ruồi cái F1 kết quả thu được ở Fa là : A. 0,415 thân đen , cánh cụt : 0,415 thân đen , cánh cụt :0,085 thân xám , cánh cụt : 0,085 thân xám , cánh dài B. 0,415 thân xám , cánh dài : 0,415 thân đen , cánh cụt :0,085 thân xám , cánh cụt : 0,085 thân đen , cánh dài C. 0,415 thân xám , cánh cụt : 0,415 thân đen , cánh cụt :0,085 thân xám , cánh dài : 0,085 thân đen , cánh dài D. 0,415 thân đen , cánh dài : 0,415 thân đen , cánh cụt :0,085 thân xám , cánh cụt : 0,085 thân xám , cánh dài . Câu 13. Qua quá trình phát triển của phôi người có thể đưa ra nhận xét : A.quá trình phát triển của phôi người lặp lại những giai đoạn lịch sử của động vật. B. thể hiện hiện tượng lại tổ C . phôi người phát triển hoàn toàn khác biệt so với các động vật khác . D. cả A,B,C đều đúng. Câu 14. Tật dính ngón tay 2 và 3 ở người do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y , không có alen tương ứng trên X . Bố bị tật , mẹ bình thường , con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3 ( XYa ) . Kiểu gen của bố mẹ là : A.bố XaY, mẹ XAXa B. bố XYa , mẹ XX C. bố XYa , mẹ XAXA D. bố XaY , mẹ XaXa Câu 15 . Những dạng đột biến gen nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của gen nhiều nhất ? mất một cặp nucleotit ở vị trí đầu mạch mất một cặp nucleotit ở vị trí cuối mạch mất một cặp nucleotit ở vị trí giữa mạch D.thêm một cặp nucleotit Câu 16. Hiện tượng nào sau đây là thường biến ? cây rau dừa, sống trên cạn không có phao , sống ở dưới nước thì có phao trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng. tật sứt môi và thừa ngón ở người. Câu 17. Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Aa . Sau 5 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể trong quần thể là : A. 1 – ( ½)5 B. 1 – (1/2)5 2 C. (½)5 D. (1/2)n Câu 18. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng P. 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa P. 0,50 AA : 0,25 Aa : 0,25 aa P. 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa P. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16aa Câu 19. trong chọn giống vật nuôi , để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó người ta dùng phương pháp : A. giao phối cận huyết B. lai xa C. lai khác thứ D. lai khác dòng. Câu 20.Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau , ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở A . F1 B . F2 C . F3 D.Fn Câu 21. Tương tác gen là gì ? A. là trường hợp hai hay nhiều gen cùng locut chi phối sự phát triển của một tính trạng. B. là trường hợp hai hay nhiều gen khác locut chi phối sự phát triển của một số tính trạng tương ứng. C. là trường hợp hai hay nhiều gen khác locut cùng quy định một tính trạng nào đó D. trường hợp một gen quy định cho nhiều tính trạng Câu 22. Các biện pháp làm giảm bớt gánh nặng di truyền là : giảm các đột biến phát sinh ngăn chặn và giảm số người bị các khuyết tật di truyền sử dụng tư vấn di truyền y học và chuẩn đoán trước khi sinh . cả A,B,C đều đúng . Câu 23. Trong các bệnh sau đây , bệnh nào là bệnh di truyền liên kết với giới tính ? A.bệnh pheninalanin B. bệnh ung thư C. bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm D.bệnh máu khó đông Câu 24. Đơn vị tiến hóa nhỏ nhất là : A. loài B. kiểu gen C. gen D.quần thể Câu 25. Ở người , bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X , không có alen tương ứng trên Y . Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh ra đứa con trai mắc bệnh ( Xm Y) với xác suất 25 % ? A. XMY x XMXM B XMY x Xm Xm C. XmY x XM Xm D. XmY x Xm Xm Câu 26. Hai loài sinh học ( loài giao phối ) thân tuộc thì : cách ly sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên . hoàn toàn biệt lập về khu phân bố. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên hoàn toàn khác nhau về hình thái. Câu 27. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng bình thường là 2n . Trong tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm , bộ nhiễm sắc thể là : A. 2n - 2 B. 2n + 1 C. 2n - 1 D. 2n + 2 Câu 28. Trong lịch sử phát sinh loài người , loài nào trong các loài dưới đây xuất hiện sờm nhất ? A. Homo habilis B. Homo Erectus C.Homo sapien D. Homo neanderthalensis Câu 29. Để xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp: A. lai phân tích B. tự thụ phấn C.lai thuận nghịch D. giao phối cận huyết . Câu 30. Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền ở sinh vật được thể hiện theo sơ đồ sau : A. mARN à protein à tính trạng à ADN B. ADN à mARN à protein à tính trạng C. protein à tính trạng à ADN à mARN D. ADN à mARN à protein à tính trạng Câu 31. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hổ trợ cùng loài ? cá mập con khi mới nở , sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. Các cây thông mọc liền nhau , có rễ nối liền nhau Câu 32. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền ? mã di truyền có tính phổ biến B.mã di truyền có tính đặc hiệu mã di truyền mang tính thoái hóa D.mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật. II. PHẦN RIÊNG : Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó ( phần A hoặc phần B ) A. Theo c hương trình chuẩn ( 8 câu , từ câu 33 đến câu 40) Câu 33. Một phân tử ADN dài 3 060 A0 , có tổng số nucleotit là : A. 900 B. 1 800 C. 2 400 D. 1 200 Câu 34. Ở cà chua , gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả màu vàng . Cây tứ bội ( 4n) thuần chủng quả màu đỏ thụ phấn cây tứ bội quả màu vàng ,F1 thu được toàn cây quả đỏ .Cho các cây F1 thụ phấn với nhau , tỉ lệ kiểu hình ở F2 là (Biết rằng quá trình giảm phân ở cây bố mẹ và F1 xảy ra bình thường) . 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng 11 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng 3 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng D. 1 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng Câu 35. Kỹ thuật cấy gen mã hóa insulin của người vào vi khuẩn E.Coly nhằm : A.sản xuất một lượng lớn protein đơn bào B. sản xuất một lượng lớn insulin C. sản xuất một lượng lớn kháng sinh D. sản xuất một lượng lớn vitamin Câu 36. Phát biểu nào dưới đây không đúng với thuyết tiến hóa nhỏ : A.tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ. B. tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian C. tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp D. tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử ngắn , phạm vi tương đối hẹp. Câu 37. Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý ( hình thành loài khác khu vực địa lý ) trong những điều kiện địa lý khác nhau , chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau hình thành loài mời bằng con đường địa lý thường gặp ở cả động vật và thực vật hình thành loài mời bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài . D. điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật ,từ đó tạo ra loài mới Câu 38. Trong trồng trọt , người nông dân thường trồng cây với khoảng cách vừa phải để tránh cạnh tranh nhau về ánh sáng giữa các cây trồng cùng loài. tránh cạnh tranh nhau về nước giữa các cây trồng cùng loài tránh cạnh tranh nhau về muối khoáng giữa các cây trồng cùng loài cả A,B,C đều đúng Câu 39. Để giảm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm môi trường cần phải : khai thác và sử dụng hợp lý nguôn tài nguyên thiên nhiên bảo tồn sự đa dạng sinh học , bảo vệ môi trường tiết kiệm , sử dụng lại và tái chế các nguyên vật liệu D. cả A,B,C đều đúng Câu 40. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ sinh thái ? A.trong một hệ sinh thái tư nhiên , càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng. B. hệ sinh thái tự nhiên bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. C hệ sinh thái tự nhiên là hệ thống sinh học không ổn định D.hệ sinh thái tự nhiên là hệ thống sinh học không hoàn chỉnh. B. Theo chương trình nâng cao (8 câu , từ câu 33 đến câu 40) Câu 33. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở một loài sinh vật có 2n = 24.Có bao nhiêu nhiễm sắc thể ở thể tứ bội ? A. 3n = 36 B. 4n = 48 C. 5 n = 60 D. 2n = 24. Câu 34. Một đoạn gen kiểm tra sự tổng hợp hemoglobin có trình tự các cặp nucleotit như sau : Mạch 1. - GTG - XAT - TTG - AXT - XXX - GAG - GAG - AAA - Mạch 2. - XAX - GTA - AAX - TGA - GGG - XTX - XTX -TTT - Dưới tác động của tia phóng xạ , cặp nhiễm sắc thể thứ 17 bị thay thế ( nucleotit timin trong mạch gốc bị thay thế bằng ađênin ) gây ra bệnh huyết cầu hình lưỡi liềm.Trình tự các nucleotit của mạch gốc bị đột biến là A. - GTG - XAT - TTG - AXT - XXX - GAG - GAG - AAA - -XAX - GTA - AAX - TGA - GGG - XTX - XTX -TTT - C.- GTG - XAT - TTG - AXT - XXX - GTG - GAG - AAA - - XAX - GTA - AAX - TGA - GGG - XAX - XTX -TTT Câu 35. Thành tựu đạt được do ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen: Cừu chuyển gen khi sản xuất sữa có chứa protein người tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội tạo ra giống dưa hấu tam bội không hạt, hàm lượng đường cao tạo ra giống rau muống tam bội có cơ quan sinh dưỡng to hơn rau muống lưỡng bội. Câu 36. Theo quan niệm của Đacuyn , chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền là : nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. nhân tố làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình nguyên nhân làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp trong quần thể nguyên nhân làm xuất hiện nhiều đặc tính có hại trên cơ thể sinh vật. Câu 37. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục giống như màu xanh của lá ,chim sâu khó phát hiện .Theo Đacuyn , đặc điểm thích nghi này được hình thành do : chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ khi chuyển sang ăn lá , sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi do sâu ăn lá cây có màu xanh , cơ thể có màu xanh chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. Câu 38. Ở nước ta ,vì sao muốn diệt ruồi , muỗi có hiệu quả cao phải diệt trước mùa hè ? vì muỗi phát triển trong mùa từ tháng ba đến tháng sáu . do mùa hè có điều kiện về nhiệt độ , độ ẩm thích hợp ruồi , muỗi sinh đẻ nhiều , mật độ số lượng rất cao nên có thể tiêu diệt chỉ một lần C.trước mùa hè số lượng cá thể còn ít nên tiêu diệt chúng vào thời điểm này sẽ có hiệu quả cao D. cả A,B,C đều đúng. Câu 39. Hệ sinh thái VAC ( vườn , ao , chuồng ) là gì ? là phương thức sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi lợn là phương thức sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi gia cầm là phương thức sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và thủy sản là phương thức sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi và thủy sản Câu 40. Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh , nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân hủy . Hệ đó được gọi đúng là : A. quần thể sinh vật B. quần xã sinh vật C. hệ sinh thái D. một tổ hợp sinh vật khác loài . Đáp án : I.PHÂN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 32 câu , từ câu 1 đến câu 32) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B D B D D A A A A D B A B A A A D A A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 C D D D C A C A A B D D II. PHẦN RIÊNG A. Theo c hương trình chuẩn ( 8 câu , từ câu 33 đến câu 40) 33 34 35 36 37 38 39 40 B A B C D D D B A. Theo c hương trình nâng cao ( 8 câu , từ câu 33 đến câu 40) 33 34 35 36 37 38 39 40 B D A A A C D C
Tài liệu đính kèm: