Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2014 (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2014 (Có đáp án)

1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau: (1.0 điểm)

“Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa con trâu còn có lúc đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc làm cả đêm cả ngày”

Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích

2. Chỉ ra chữ viết sai trong câu sau: (1.0 điểm)

a. “Giải bóng đá thế giới được tổ chức ở Nam Mỹ. Theo tiền lệ chưa có một đội bóng Châu Âu nào chiếm được ngôi vị số một” (Báo Đại Đoàn Kết, số 33).

b. “Muốn tiêu diệt nạn đói thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và trong công nghiệp nữa”

3. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:

“Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”

Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới? (1.0 điểm

 

docx 123 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 01/06/2024 Lượt xem 102Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2014 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 Vợ chồng A Phủ
I. Đọc – hiểu văn bản:    (3.0 điểm)
1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau:   (1.0 điểm)
“Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa con trâu còn có lúc đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc làm cả đêm cả ngày”
Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích
2. Chỉ ra chữ viết sai trong câu sau:   (1.0 điểm)
a. “Giải bóng đá thế giới được tổ chức ở Nam Mỹ. Theo tiền lệ chưa có một   đội bóng Châu Âu nào chiếm được ngôi vị số một”   (Báo Đại Đoàn Kết, số 33).
b. “Muốn tiêu diệt nạn đói thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và   trong công nghiệp nữa”
3. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:
“Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”
Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới?   (1.0 điểm
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN NĂM 2014
I. Đọc – hiểu văn bản:    (3.0 điểm)
Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau:   (1.0 điểm)
Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014
Trả lời:
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm VCAP của Tô Hoài
nói về nhân vật Mị, với cuộc đời làm dâu đọa đày tủi cực, phải làm việc quần quật không lúc nào ngơi nghỉ, thân phận Mị được so sánh với con trâu con ngựa, thậm chí còn khổ hơn kiếp ngựa trâu.
-   Ta có thể đặt tên cho đoạn văn là:
“Cảnh đời làm dâu tủi nhục khổ đau của Mị”
Câu 2: Chỉ ra chữ viết sai trong câu sau:   (1.0 điểm)
a. Ở câu trên,   cụm từ (theo tiền lệ) dùng sai, ta thay vào nó cụm từ “trong (thực tế) lịch sử”Trong lịch sử chưa có một đội bóng Châu Âu nào chiếm được ngôi vị số một
b. Câu trên sai ngữ pháp,
vị trí từ “cả” và từ “nữa” đặt không đúng chỗ đã làm câu sai. Ta có hai cách chữa: + Đổi vị trí từ “ cả”
Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và cả trong công nghiệp nữa.
+ Bỏ từ “nữa”
Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và trong công nghiệp.
Câu 3:      Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Ng. Thi, có lời thoại:
- Lời thoại của nhân vật nào, nói về những ai?   (0.5 điểm)
+ Lời thoại trên của nhân vật chú Năm.
+ Lời thoại nói về chị em Chiến và Việt, gọi chung theo cách của chú Năm là “nó”. – Thái độ đối với người được nói tới   (0.5 điểm)
- Thương yêu và tự hào trước sự khôn lớn không ngờ của hai cháu, vì thấy chịem Chiến và Việt đã biết thu
xếp việc nhà ổn thỏa, chu đáo như những người đã trưởng thành trước khi lên đường nhập ngũ. – Tin tưởng các
cháu đã có khả năng gánh vác việc lớn ngoài xã hội, kế tục được truyền thống yêu nước và cách mạng của gia
đình mình.
Đề số 2
. ĐỌC- HIỂU: 4 điểm
Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
                         Dã Tràng móm mém
                        (Rụng hai chiếc răng)
                        Khen xôi nấu dẻo
                        Có công Cua Càng.
( “ Cua Càng thổi lửa”- Nguyễn Ngọc Phú)
Câu  1. Chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong khổ thơ (2 điểm).
Câu 2. Câu thơ thứ hai trong khổ thơ trên là thành phần nào của câu? Tác dụng của thành phần câu này (2 điểm).
II. LÀM VĂN: 6 điểm
Thí sinh chọn một trong hai câu:  3a hoặc 3b để làm bài.
Câu  3a. Phân tích người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
Câu 3b.Suy nghĩ của anh/ chị về: Lòng tự trọng của mỗi người trong cuộc sống.
———-Hết———
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. ĐỌC- HIỂU( 4 điểm) 
  Câu 1:(2 điểm):
    – Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ là nhân hóa ( 1 điểm).
- Con vật(Dã Tràng) được nhân hóa bằng những từ ngữ chỉ đặc tính rất ngộ nghĩnh. Dã Tràng đã rụng hai răng nên móm mém, ăn cỗ “ khen xôi nấu dẻo”.( 1 điểm)
  Câu 2:( 2 điểm):
- Câu thơ thứ hai trong khổ thơ là thành phần chú thích của câu ( 1 điểm)
- Thành phần chú thích này có tác dụng giải thích rõ đặc tính “móm mém” của Dã Tràng ( 1 điểm).
II. LÀM VĂN: 6 điểm
  Câu 3a:
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học theo kiểu đề phân tích, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả , dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức:
Dựa vào những hiểu biết về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” , bài viết cần nêu được nhũng ý cơ bản sau:
- Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà hàng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí, mặt rỗ. Những nét thô kệch ấy, trong lam lũ, vất vả bởi lo toan và mưu sinh thường nhật, khi đã ngoài 40, lại càng hiện rõ hơn.
- Sức chịu đựng và  sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài làm nhiều người ngỡ ngàng.
+ Vừa ở dưới thuyền lên đến bên chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng rút chiếc thắt lưng quật tới tấp. Nhưng chị cam chịu, nhẫn nhục, không kêu rên, không chống trả và cũng không chạy trốn. Chị chấp nhận đòn roi như một phần cuộc đời mình.
+ Tuy nhiên , người đàn bà ấy cũng rất tự trọng. Chỉ sau khi biết hành động vũ phu của chồng đã bị thằng Phác và người khách lạ( nghệ sĩ Phùng) chứng kiến, chị mới thấy “đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chắc chắn đây không chỉ là sự đau đớn về thể xác. Giọt nước mắt đau khổ của người đàn bà đã trào ra.Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót , kể cả thằng Phác, đứa con của chị, và nhất là một người lạ.
+ Khi ở tòa án huyện, chính người phụ nữ ấy đã đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc những cảm xúc mới.
+ Nguyễn Minh Châu đã dụng công  nhấn vào sự thay đổi của ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà hàng chài. Với chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng, lúc đầu chị thưa gửi, xưng “con” và có lúc đã van xin “ con lạy quý tòa”. Khi đã lấy được tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà đó chuyển đổi cách xưng hô “Chị cám ơn các chú! - Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăncho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Một sự hoán đổi ngoạn mục.
+ Người đàn bà ấy chấp nhận đau khổ , coi nỗi khổ là lẽ đương nhiên. Chị sống cho con chứ không phải cho mình. Nếu phụ nữ chấp nhận đàn ông uống rượu, thì chị cũng chấp nhận bị đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Đó cũng là một cách ứng xử rất nhân bản.
+ Ở đây, lẽ đời đã chiến thắng. Người lao động lam lũ, nghèo khó không có uy quyền nhưng cái tâm của một người thương con, thấu hiểu lẽ đời cũng là một thứ uy quyền có sức mạnh riêng. Nó đã làm chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều.
- Có thể nói, người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử. chị quặn lòng vì thương con; chị đã cảm nhận và chấp nhận san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Với chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù đây đó vẫn có những tính cách chưa hoàn thiện.
Cách cho điểm:
- Điểm 6: 
  Câu 3b:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- HS hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết nhận xét, đánh giá và nêu được suy nghĩ của cá nhân trước một vấn đề về đời sống.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
HS có nhiều suy nghĩ khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý sau:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: lòng tự trọng.
- Giải thích thế nào là lòng tự trọng. Tự trọng khác với tự kiêu, tự mãn, tự ti và tự ái như thế nào?
- Vai trò của lòng tự trọng trong cuộc sống của mỗi người. Một vài dẫn chứng về lòng tự trọng.
- Suy nghĩ về người có lòng tự trọng. Suy rộng ra lòng tự trọng của tổ chức, của cộng đồng, của quốc gia.
- Nhấn mạnh lòng tự trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân.
Đề số 3
I.   PHẦN ĐỌC – HIỂU (4.0 đ)
Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì?
Câu 2: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong lời bài hát trên?
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?
II.   PHẦN LÀM VĂN (6.0 đ)
Thí sinh chọn một trong hai câu dưới đây: 
Câu 1: (6đ)
            Sau khi đọc lời bài hát, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn phát biểu suy nghĩ của mình về lối sống có trách nhiệm, ước mơ của tuổi trẻ học đường ngày nay?
Câu 2: (6đ)
Hình ảnh con người Nam Bộ qua truyện ngắn những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: 
NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG
	Tế Hanh
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm của dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ 
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu 
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
	 (1956
Tế Hanh là nhà thơ trưởng thành:
Trong kháng chiến chống Pháp	C. Trong phong trào Thơ mới
Trong kháng chiến chống Mỹ	D. Sau khi đất nước thống nhất
 Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
 Hai dòng thơ “Quê hương tôi có con sông xanh biếc - Nước gương trong soi tóc những hàng tre” gợi cho em những cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của dòng sông quê hương tác giả?
 Đoạn thơ trên có nội dung: 
A. Thể hiện nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ. C. Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước.
 B. Thể hiện nỗi nhớ về con sông quê hương với	 D. Tình cảm thiết tha sâu nặng đối với quê hương.
 những kỉ niệm tuổi thơ.
5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”?
6. Từ “ lấp loáng” trong câu thơ “Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng” thuộc loại:
	A. Từ ghép đẳng lập	B. Từ ghép chính phụ	C. Từ láy 	 	D. Từ đơn
7. Ghi lại cảm nhận của em về hai dòng thơ: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè - Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”.
8. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các dòng thơ: “Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ - Sông của miền Nam nước Việt thân yêu” và cho biết tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ở hai dòng thơ trên?
9. Từ láy “ríu rít” trong câu thơ: “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu” gợi tả:
	A. Hình ảnh 	B. Âm thanh 	C. Cảm xúc 	D. Cảm giác
10. Trong hai dòng thơ: “Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy - Bầy chim non bơi lội ...  gầm lên khúc độc hành” 
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Tại sao tác giả không dùng từ “đoàn quân” mà dùng từ “đoàn binh?”, 
2. Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung người lính lính Tây Tiến?
3. Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện như thế nào qua từ “mộng”, “mơ”trong đoạn thơ? 
4. Nêu ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ .
5. Từ đoạn thơ, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ ngày nay.
Trả lời
1/ Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến.nhớ vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến. Tác giả không dùng từ “đoàn quân” mà dùng từ “đoàn binh” vì từ “đoàn binh” gợi số lượng đông và hùng mạnh của Tây Tiến.
2/ “không mọc tóc” và” xanh màu lá” thể hiện chân dung người lính lính Tây Tiến vừa thực, vừa lãng mạn. Đầu “không mọc tóc” chứ không phải là do tóc không mọc đựơc, da “xanh màu lá” không phải vì sốt rét da xanh mà do tác động của sắc màu núi rừng . Người lính không hề ở trong tư thế bị động mà trái lại chủ động hiên ngang đầy khí phách “ dữ oai hùm”. Họ ốm mà không yếu, ngoại hình tiều tuỵ yếu đuối nhưng nội tâm mạnh mẽ .
3/Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến được thể hiện qua từ “mộng”, “mơ” : Đó là giấc mộng trở thành người anh hùng ; giấc mơ về quê hương và người thân yêu. Người lính Tây Tiến có vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, yêu đời, mang nét riêng của người lính trí thức tiểu tư sản.
4/ Ý nghĩa tu từ của từ “về đất” trong đoạn thơ : “về đất” là cách nói giảm, diễn tả sự hi sinh của người lính. Tác giả sử dụng cách nói về đất thay cho từ chết là cách nói giảm nhẹ làm vơi đi sự mất mát đau thương nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa lớn lao. Về đất là về với tổ tiên khi người ta làm tròn trách nhiệm với quê hương, đất nước; về đất còn là sự hoà nhập, là sự hoá thân vào hồn thiêng sông núi để trở thành cái vĩnh viễn bất tử. 
5/ Đoạn văn đảm bảo các nội dung :
Bảo vệ Tổ quốc là gì ?
Tuổi trẻ nhận thức và hành động cụ thể như thế nào trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hôm nay?
Câu 1 (4,0 điểm):
TIẾNG THU
 Lưu Trọng Lư 
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
 (Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học. 2000, tr.289)
	Đọc bài thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra những âm thanh được Lưu Trọng Lư cảm nhận trong bài thơ và nhận xét về những âm thanh ấy.
b.Nêu ý nghĩa của hình thức câu hỏi và điệp ngữ “em không nghe” được sử dụng trong bài thơ.
c. Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về bức tranh thu trong bốn dòng thơ cuối.
Câu 2 (6,0 điểm): 
 NHỮNG VẾT ĐINH
Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ”. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu bé đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào”. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi...” 
 (Theo 
	Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình sau khi đọc mẩu chuyện trên.
Câu 3 (10,0 điểm): 
	Nhận xét về hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Họ là hai kẻ đối nghịch không đội trời chung. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Họ là những tấm lòng tri âm, tri kỷ đã tìm thấy nhau trong cuộc đời.
	Bằng những hiểu biết về hai nhân vật, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Câu 1: (4,0 điểm) 
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình với kỹ năng phát hiện những chi tiết, cách thức biểu đạt để nắm bắt tinh thần và vẻ đẹp của bài thơ. 
2. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm
Nội dung
Điểm
a. - Chỉ ra những âm thanh được tác giả cảm nhận trong bài thơ:
+ Tiếng mùa thu thổn thức trong đêm trăng mờ
+ Tiếng lòng rạo rực của người cô phụ khi nhớ đến người chồng đi chinh chiến
+ Tiếng lá khô rơi xào xạc nơi rừng xa
- Nhận xét về những âm thanh:
Những âm thanh mơ hồ, mong manh, xa vắng, hư thực. Thực chất, đó là những xao động nhẹ nhàng, tinh tế của đất trời và lòng người lúc sang thu. 
0,5 điểm
0,5 điểm
b.Ý nghĩa của hình thức câu hỏi và điệp ngữ "em không nghe”: 
- Tạo nên sự liền mạch, liên kết giữa các khổ thơ và âm điệu nhẹ nhàng, triền miên, da diết của bài thơ.
- Nhấn mạnh sự mơ hồ, khó nắm bắt của những âm thanh mùa thu.

0,5 điểm
0,5 điểm
c. Cảm nhận bức tranh mùa thu:
- Bức tranh thu mênh mông, thơ mộng, êm đềm, trong trẻo, im vắng, mang đậm nét đặc trưng của mùa thu.
- Bức tranh có hình ảnh, sắc màu, âm thanh, chuyển động, giàu chất nhạc, chất họa, chất thơ.
- Bức tranh được cảm nhận bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng.

1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
* Lưu ý: Nếu thí sinh có cách cảm nhận khác nhưng phù hợp thì vẫn cho điểm.

Câu 2: (6,0 điểm) 
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm một bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí được gửi gắm trong một mẩu chuyện với các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Diễn đạt tốt, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp và chính tả; dẫn chứng sinh động.
2. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm
- Có thể có nhiều cách trình bày nhưng bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản trong Hướng dẫn chấm.
- Những bài làm có hướng đi khác nhưng phù hợp, thuyết phục vẫn chấp nhận
Nội dung
Điểm
* Giới thiệu về mẩu chuyện và nêu khái quát vấn đề cần nghị luận 
0,5 điểm
* Dựa vào nội dung mẩu chuyện, rút ra những vấn đề cần suy ngẫm: 
- Khi nóng giận, con người thường gây tổn thương cho người khác và để lại dấu ấn không tốt lâu dài.
- Con người cần biết kiềm chế và có thể kiềm chế được những cơn nóng giận của bản thân. 

0,5 điểm
0,5 điểm
* Bình luận, chứng minh:
- Câu chuyện là bài học sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
+ Khi nóng giận, con người sẽ không có đủ bình tĩnh, tỉnh táo để làm chủ lời nói, hành động của mình. Những lời nói, hành động ấy sẽ giống như mũi đinh nhọn đóng vào tâm hồn người khác khiến họ đau đớn, tổn thương. Ấn tượng ấy không dễ gì mất đi.
+ Nóng giận là nhược điểm của không ít người trong cuộc sống. Nhiều người vì nóng giận mà gây ra những hậu quả khôn lường với người khác và bản thân (Lấy dẫn chứng).
+ Nếu kiên trì, nỗ lực, tự rèn luyện, con người sẽ kiềm chế được những cơn nóng giận. 
+ Kiềm chế sự nóng giận sẽ khiến tâm hồn mình được thanh thản và mối quan hệ của con người trở nên tốt đẹp hơn.

0,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

* Rút ra bài học, phương hướng hành động:
+ Không ngừng rèn luyện để kiềm chế sự nóng nảy của bản thân
+ Xây dựng những thói quen tốt trong ứng xử, giao tiếp. 

1,0 điểm

Câu 3 (10,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
Biết làm bài văn nghị luận về nhân vật văn học. Có kiến thức vững chắc về tác phẩm Chữ người tử tù và các nhân vật Huấn Cao, quản ngục. Có phương pháp làm bài tốt với các kỹ năng giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Văn viết có cảm xúc, hình ảnh; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đạt, kiến thức và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức và cách cho điểm
- Có thể có nhiều cách trình bày nhưng bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản trong Hướng dẫn chấm.
 - Những bài làm có hướng đi khác nhưng phù hợp, thuyết phục vẫn chấp nhận
Nội dung
Điểm
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật và trích dẫn được những ý kiến về các nhân vật.
0,5 điểm
* Giải thích được các ý kiến: 
- Hai kẻ đối nghịch không đội trời chung: Hai con người ở thế đối lập, không thể dung hòa, đồng cảm được.
- những tấm lòng tri âm, tri kỷ : Những tâm hồn đồng điệu, thấu hiểu, gặp gỡ và tìm được tiếng nói chung.
1,0 điểm
* Bình luận:
- Hai ý kiến tưởng như mâu thuẫn nhưng lại thống nhất, bổ sung cho nhau khi đánh giá về mối quan hệ giữa nhân vật Huấn Cao và nhân vật viên quản ngục.
* Làm sáng tỏ những ý kiến đã cho:
Hai kẻ đối nghịch không đội trời chung:
- Huấn Cao bị khép án tử vì tội “làm phản” chống lại triều đình. Với triều đình phong kiến, ông là một tên tội phạm nguy hiểm cần phải tiêu diệt.
- Viên quản ngục là người đứng đầu nhà tù. Ông là đại diện cho pháp luật để thực hiện quyền lực và bảo vệ lợi ích của triều đình.
- Họ ở hai vị trí đối lập nhau, thậm chí là tử thù của nhau trên bình diện chính trị, xã hội.
- Cũng vì sự tương phản ấy mà ban đầu Huấn Cao tỏ ra lạnh lùng, khinh bạc và xua đuổi tàn nhẫn khi viên quản ngục vào gặp ông trong nhà lao. 
Những tấm lòng tri âm, tri kỷ đã tìm thấy nhau trong cuộc đời
 Những tấm lòng tri âm, tri kỷ
- Huấn Cao là người nổi tiếng viết chữ nhanh và đẹp. Tài viết chữ của ông đã lừng danh trong thiên hạ. Người đời coi những con chữ của ông như báu vật trên đời. Tuy vậy, ông lại là người khoảnh tính, ít chịu cho chữ. Cả đời ông mới chỉ cho chữ ba người bạn thân.
- Từ khi mới đọc vỡ sách thánh hiền, viên quản ngục đã ao ước một ngày nào đó có chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. 
- Trong nghệ thuật, họ là một cặp tri kỷ, tri âm, cùng yêu mến, trân trọng cái đẹp. Một người là nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp còn người kia biết thưởng thức, nâng niu cái đẹp và “biệt nhỡn liên tài”.
 Sự tìm gặp của những tấm lòng
-Viên quản ngục: Dành cho Huấn Cao sự biệt đãi; kiên nhẫn trước thái độ khinh bạc của Huấn Cao; liều lĩnh nhờ thầy thơ lại bày tỏ tâm nguyện của mình với Huấn Cao; bất chấp nguy hiểm để xin chữ Huấn Cao ngay trong nhà tù; cảm động, cung kính, tuân thủ trước những lời di huấn của Huấn Cao.
- Huấn Cao: Bất ngờ, xúc động trước sở thích cao quý của viên quản ngục; hối hận về sự khinh bạc của mình với viên quản ngục trước đây; đồng ý cho chữ tại nhà lao; khuyên quản ngục giữ thiên lương lành vững rồi mới nghĩ đến việc chơi chữ.
- Sự gặp gỡ được khắc họa rõ nét, xúc động trong cảnh cho chữ. Những tấm lòng tri kỷ đã vượt qua mọi ranh giới về chính trị, xã hội để hội ngộ bên cái đẹp và hướng đến thiên lương.
* Đánh giá về tài năng của Nguyễn Tuân: Sở dĩ có những ý kiến trái chiều là vì Nguyễn Tuân đã đặt các nhân vật trong một tình huống truyện độc đáo, khắc họa nhân vật không đơn giản một chiều mà luôn khai thác nhân vật ở nhiều phương diện, thậm chí trái chiều để nhân vật hiện lên sinh động, hấp dẫn.

1,0 điểm
2,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
4,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_van_nam_2014_co_dap_an.docx