I. Phần chung cho tất cả thí sinh (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1: Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại thông thường là
A. Bạc. B. Vàng. C. Đồng. D. Nhôm.
Câu 2: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. HCOO-CH=CH-CH3. B. CH3COO-CH=CH2.
C. HCOO-C(CH3)=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3.
SỞ GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2009-2010 Trường THPT Chuyên THĂNG LONG MÔN HÓA HỌC Lớp 12 Thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 3 trang) Cho C=12, O=16, H=1, N=14, Na=23, K= 39, Mg=24, Ca=40, Ba=137, Al = 27, Fe =56, Zn =65,Cu = 64, Ag = 108, Cl = 35,5, S = 32 I. Phần chung cho tất cả thí sinh (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại thông thường là A. Bạc. B. Vàng. C. Đồng. D. Nhôm. Câu 2: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là A. HCOO-CH=CH-CH3. B. CH3COO-CH=CH2. C. HCOO-C(CH3)=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3. Câu 3: Hoà tan hết 2,52 gam một kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối trung hoà khan. Kim loại đó là A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Zn. Câu 4: Cho các chất : (X) glucozơ, (Y) fructozơ, (Z)saccarozơ, (T) xenlulozơ , chất cho được phản ứng tráng bạc là: A. X B. Y, Z C. X, Z D. X, Y Câu 5: Để bảo quản kim loại natri, người ta phải ngâm natri trong A. ancol etylic. B. nước. C. phenol lỏng. D. dầu hỏa. Câu 6: Số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hết lượng triglixerit có trong 1 gam chất béo được gọi là chỉ số este của loại chất béo đó. Vậy chỉ số este của một loại chất béo chứa 89% tristearin (glyxeryl tristearat) là A. 128 B. 186 C. 168 D. 148 Câu 7: Tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà vẫn giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu ta dùng lượng dư dung dịch A. AgNO3 B. Fe(NO3)3 C. FeSO4 D. H2SO4 đặc nóng Câu 8 : Số đồng phân amin bậc I ứng với công thức phân tử C4H11N: A. 7 B. 3 C.4 D. 5 Câu 9: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là A. 11,15 gam. B. 14,80 gam. C. 11,05 gam. D. 12,15 gam. Câu 10: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit. Câu 11: Khi cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4, AlCl3, tách kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn X gồm: A. FeO, CuO, Al2O3 B. Fe2O3, CuO, BaSO4 C. FeO, CuO, BaSO4 D. Fe2O3, CuO Câu 12: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị m đã dùng là A. 16,6gam. B. 13,90 gam. C. 11,00 gam. D. 8,20 gam. Câu 13: Cho các dãy chuyển hóa: Glixin AX ; Glixin BY X và Y lần lượt là: A. đều là ClH3NCH2COONa B. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa C. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa D. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa Câu 14: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình: A. Fe bị ăn mòn điện hóa. B. Fe bị ăn mòn hóa học. C. Sn bị ăn mòn điện hóa. D. Sn bị ăn mòn hóa học. Câu 15: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp A. CH3COO(CH3)C=CH2. B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. Câu 16: Xà phòng hoá hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là A. 8,0 gam B. 16,0 gam C. 20,0 gam D. 12,0 gam Câu 17: Poli (vinylancol) là sản phẩm của phản ứng A. trùng hợp CH2=CH(OH) B. thủy phân poli(vinylaxetat) trong môi trường kiềm C. cộng nước vào axetilen D. giữa axit axetic với axetilen Câu 18: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 22,5 B. 45,0 C. 11,25 D. 18,0 Câu 19: Công thức cấu tạo thu gọn của xenlulozơ là A. [C6H8O2(OH)3]n. B. [C6H7O2(OH)3]n. C. [C6H7O3(OH)3]n. D. [C6H5O2(OH)3]n. Câu 20: Để trung hòa 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. CH5N B. C3H5N C. C2H7N D. C3H7N Câu 21: Trong 1 cốc nước có chứa 0,01 mol Na+, 0,02 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+, 0,06 mol HCO3–, 0,01mol Cl–. Nước trong cốc A. chỉ có tính cứng tạm thời. C. vừa có tính cứng tạm thời, vừa có tính cứng vĩnh cửu. B. chỉ có tính cứng vĩnh cửu. D. không có tính cứng tạm thời lẫn vĩnh cửu. Câu 22: Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Như vậy trong dung dịch X có chứa: A. HCl, FeCl2, FeCl3 B. HCl, FeCl3, CuCl2 C. HCl, CuCl2 D. HCl, CuCl2, FeCl2. Câu 23: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là A. 16,0 gam. B. 14,4 gam. C. 5,6 gam. D. 15,2 gam. Câu 24: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để nhận biết đồng thời các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4, NH4Cl. A. Dung dịch NaOHdư B. Dung dịch Ba(OH)2 dư C. Dung dịch BaCl2 dư D. Dung dịch NH3 Câu 25: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch natri aluminat. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan. C. có kết tủa nâu đỏ. D. dung dịch vẫn trong suốt. Câu 26: Cấu hình electron của Cu (Z=29) là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d94s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d10 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 Câu 27: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư) thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là A. 60 ml B. 150 ml C. 75 ml D. 37,5 ml Câu 28: Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng? A. 26Fe : [Ar] 4s13d7 B. 26Fe2+ :[Ar] 4s23d4 C. 26Fe2+ :[Ar] 3d54s1 D. 26Fe3+ :[Ar] 3d5 Câu 29: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là A. Na2CrO4, NaCl, H2O. B. CrCl3, NaCl, NaClO, H2O. C. Na2CrO4, NaCl, NaClO, H2O. D. Na2Cr2O7, NaCl, H2O. Câu 30: Cho V lit khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thu được 2,5 gam kết tủa. Giá trị của V (lít) là : A. 0,56 B. 8,4 hoặc 0,28 C. 0,56 hoặc 8,4 D. 8,4 Câu 31: Trong quá trình điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ) phản ứng nào sau đây xảy ra ở anot: A. Ion Cu2+ bị khử B. Ion Cu2+ bị oxi hoá C. Phân tử H2O bị oxi hoá D. Phân tử H2O bị khử Câu 32: Một cốc nước cứng có chứa x mol Ca2+, y mol Mg2+ , 0,04 mol ion Cl- và 0,01 mol ion SO42-. Khi cô cạn thu được 3,42 g muối khan. Giá trị của x và y là : A. 0,01 và 0,02 B. 0,02 và 0,03 C. 0,02 và 0,01 D. 0,015 và 0,015 II: Phần riêng : Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần A hoặc B A- Theo chương trình chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40): Câu 33: Cho bốn dung dịch muối: Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2 , AgNO3 , Pb(NO3)2. Kim loại tác dụng được với cả bốn dung dịch muối trên là A. Zn B. Fe C. Cu D. Pb Câu 34: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 35: Ngâm một lá kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá kẽm tăng thêm A. 1,51 gam. B. 0,65 gam. C. 1,3 gam. D. 0,755 gam. Câu 36: Cho các dung dịch sau đây lần lượt tác dụng với nhau từng đôi một : NaOH, NH3, HCl, C6H5NH3Cl, FeCl3. Số phản ứng xảy ra là A. 4 B.5 C.6 D.7 Câu 37: Thủy phân hoàn toàn polipeptit sau thu được bao nhiêu aminoaxit ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 38: Một dung dịch chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Dung dịch có thể dùng để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch ban đầu là A. NaOH B. Na2SO4 C. AgNO3 D. Na2CO3 Câu 39: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức no đồng đẳng liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối.Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: A. 160ml B. 16 ml C. 32 ml D. 320 ml Câu 40: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05mol Ag và 0,03mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp gồm khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3, thể tích hỗn hợp A ở đktc là: A. 2,737 (l) B. 1,369 (l) C. 2,224 (l) D. 3,3737 (l) B- Theo chương trình nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48): Câu 41: Trong số các polime sau đây: tơ tằm, sợi bông, len, , tơ visco, nilon 6,6, tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là: A. tơ tằm, sợi bông, nilon 6,6. B. sợi bông, len, tơ axetat. C. sợi bông, len, tơ visco. D. tơ visco, sợi bông, tơ axetat. Câu 42: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là A. chất oxi hoá. B. chất xúc tác. C. môi trường. D. chất khử. Câu 43: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là A. Cu(OH)2 B. dung dịch brom. C. ddAgNO3/NH3 D. Na Câu 44: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch A. H2SO4 đặc, nguội. B. Cu(NO3)2. C. HCl. D. NaOH. Câu 45: Công thức cấu tạo dạng vòng -Glucozơ là Câu 46: Phản ứng hóa học xảy ra trong pin điện hóa Cr – Cu là : 2Cr + 3Cu2+ à 2Cr3+ + 3Cu. Suất điện động chuẩn của pin là 1,08V; Eo(Cu2+/Cu) = + 0,34V. Thế điện cực chuẩn Eo(Cr3+/Cr) là A. + 0,74V B. - 0,74V C. + 1,42V D. - 1,42V Câu 47: Cho 500 gam benzen phản ứng với HNO3 (đặc) có mặt H2SO4 đặc, sản phẩm thu được đem khử thành anilin. Nếu hiệu suất chung của quá trình là 78% thì khối lượng anilin thu được là A. 465 gam. B. 564 gam. C. 456 gam. D. 546 gam. Câu 48: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 thu được 1,12 lít khí X (ở đktc). Ngâm đinh sắt vào dung dịch sau điện phân, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam. Nồng độ mol của CuCl2 ban đầu là A. 2M. B. 1,5M. C. 1,2M. D. 1M. -------Hết------- ĐÁP ÁN 1 A 11 B 21 A 31 C 41 D 2 B 12 C 22 D 32 C 42 A 3 C 13 D 23 A 33 A 43 B 4 D 14 A 24 B 34 B 44 A 5 D 15 B 25 A 35 D 45 C 6 C 16 C 26 D 36 C 46 B 7 B 17 B 27 C 37 B 47 A 8 C 18 A 28 D 38 D 48 D 9 A 19 B 29 A 39 D 10 B 20 C 30 C 40 B
Tài liệu đính kèm: