Bài tập Hóa học 12 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hòa (Trong giai đoạn nghỉ tránh dịch Covid 19)

Bài tập Hóa học 12 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hòa (Trong giai đoạn nghỉ tránh dịch Covid 19)

Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là

 A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 2: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

 A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.

Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là

 A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6. C. 1s22s2 2p6 3s1. D. 1s22s2 2p6 3s23p1.

Câu 4: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là

 A. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4.

 

doc 23 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Hóa học 12 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hòa (Trong giai đoạn nghỉ tránh dịch Covid 19)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN BÀI TẬP GIAO VỀ NHÀ CHO HỌC SINH TỰ HỌC GIAI ĐOẠN NGHỈ HỌC TRÁNH DỊCH CÔ-RÔ-NA 
TUẦN 25-HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2019-2020
PHẦN 1.
Hướng dẫn sử dụng tài liệu
1. Tài liệu này gồm 2 chuyên đề 
CĐ1. KIM LOẠI KIỀM-KIỀM THỔ-NHÔM VÀ HỢP CHẤT
CĐ2. CROM VÀ HỢP CHẤT
2. Yêu cầu: học sinh tham khảo phần lí thuyết tóm tắt, kết hợp kiến thức ở SGK, vận dụng làm các bài tập theo 4 mức độ: biết-hiểu-vận dụng thấp- vận dụng cao.
3. Những bài tập vận dụng cao khuyến khích các em cố gắng tìm hiểu và làm bài tập.
4.Trong quá trình làm bài, những vấn đề nào không hiểu, chưa rõ, các em có thể inbox trực tiếp với cô qua fb Hòa Hoàng để được giải đáp.
5. Thứ 6 ngày 14/2/2020, các em gửi phần bài làm qua fb hòa hoàng dưới dạng file ảnh hoặc word đáp án, trình bày lời giải ngắn gọn cho những câu hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
7. Cô sẽ cộng điểm từ 1-4 điểm căn cứ vào kết quả bài làm của các em.
PHẦN 2. 
Nội dung
CHUYÊN ĐỀ 1: KIM LOẠI KIỀM- KIỀM THỔ-NHÔM
A. LÝ THUYẾT
I. KIM LOẠI KIỀM & HỢP CHẤT: 
 1. Kim loại kiềm: (Li, K, Na, Rb, Cs)
- Đặc điểm cấu hình electron của kim loại kiềm: có 1e lớp ngoài cùng [ Khí hiếm ] ns1
	+ Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa +1 
- Các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm: tính khử mạnh M ® M+ + e
	+ Tác dụng với phi kim (với O2 tạo Na2O và Na2O2)
2Na + O2 ® Na2O2 (natri peoxit) trong khí O2 khô.
 4Na + O2 ® 2Na2O (natri oxit) trong không khí khô.
	+ Tác dụng với axit:
 2Na + 2HCl ® 2NaCl + H2	2M + 2HCl ® 2MCl + H2
	+ Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:
2K + 2H2O ® 2KOH + H2	2M + 2H2O ® 2MOH + H2
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm: điện phân hợp chất nóng chảy
	2MCl 2M + Cl2 ­
	4MOH 4M + O2 ­ + 2H2O
 2. Hợp chất của kim loại kiềm:
+ NaOH: tính bazơ mạnh (bazơ kiềm)
+ NaHCO3: * có tính lưỡng tính axit – bazơ (vừa tác dụng với bazơ, vừa tác dụng với axit)
HCO + H+ ® CO2 ­ + H2O HCO + OH - ® CO + H2O
	 * Dễ bị nhiệt phân huỷ tạo Na2CO3 và CO2 ­
+ Na2CO3: * Dung dịch nước có môi trường bazơ CO + 2H+ ® CO2 ­ + H2O
+ KNO3: * Dễ bị nóng chảy và phân huỷ khi đun nóng Þ có tính oxi hoá mạnh
	2KNO3 2KNO2 + O2 ­
được sử dụng làm phân bón và thuốc nổ
	2KNO3 + 3C + S N2 ­ + 3CO2 ­ + K2S
II. KIM LOẠI KIỀM THỔ & HỢP CHẤT: 
 1. Kim loại kiềm thổ: (Be, Mg, Ca, Sr, Ba)
- Đặc điểm cấu hình electron của kim loại kiềm thổ: có 2e lớp ngoài cùng [ ] ns2
- Các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm thổ: tính khử mạnh M ® M2+ + 2e
+ Tác dụng với phi kim:	2 + ® 2
 + Tác dụng với dung dịch axit và các axit oxi hoá: + 2® + ­
+ Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: (Ca, Sr, Ba)
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ: điện phân muối halogenua nóng chảy
	MCl2 M + Cl2 ­
 2. Hợp chất của kim loại kiềm thổ:
 + Ca(OH)2: tính bazơ mạnh, rẻ tiền (vôi tôi); dung dịch Ca(OH)2 gọi là nước vôi trong
	Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 ¯ + H2O
 + CaCO3: * Bị nhiệt phân huỷ tạo CO2 ­
	 * Bị hoà tan bởi CO2 trong nước ở nhịêt độ thường
 	CaCO3 + CO2 + H2O ® Ca(HCO3)2
 + CaSO4: * Trong tự nhiên tồn tại CaSO4. 2H2O (thạch cao sống)
-Đun nóng có thể tạo ra thạch cao nung 2CaSO4.H2O và thạch cao khan CaSO4. (các chất này hút nước thành khối nhão và dễ đông cứng) Þ dùng làm khuôn ...
- Nước cứng: là nước chứa nhiều ion Ca2+; Mg2+.
+ Độ cứng tạm thời: Ca2+; Mg2+ và HCO
+ Độ cứng vĩnh cửu: Ca2+; Mg2+ và Cl- ; SO
+ Độ cứng toàn phần: Ca2+; Mg2+ ; HCO và Cl- ; SO
 + Phương pháp làm mềm nước cứng là loại bỏ các ion Ca2+; Mg2+ bằng CO, PO... 
III. NHÔM & HỢP CHẤT:
 1. Nhôm: Al
- Đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử nhôm: có 3e lớp ngoài cùng [10Ne] 3s23p1
- Các phản ứng đặc trưng của nhôm: tính khử mạnh Al ® Al3+ + 3e
 + Tác dụng với phi kim: 2Al + 3Cl2 ® 2AlCl3	4Al + 3O2 2Al2O3
 + Tác dụng với dung dịch axit và các axit oxi hoá: 	2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2­
 Al + 4HNO3 (loãng) Al(NO3)3 + NO­ + 2H2O 
Al thụ động với các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội
 + Tác dụng với nước: 
NÕu ph¸ bá líp oxit ®ã (hoÆc t¹o thµnh hçn hèng Al - Hg), th× nh«m sÏ t¸c dông víi n­íc ë nhiÖt ®é th­êng: 	2Al + 6H2O ® 2Al(OH)3 ¯ + 3H2­. Nhưng dừng lại ngay do Al(OH)3 bảo vệ. 
 + Tác dụng với dung dịch kiềm: 	Al + NaOH + H2O® NaAlO2 + H2
 + Tác dụng với một số oxit kim loại: (Pư nhiệt nhôm) 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe 
- Phương pháp điều chế nhôm: điện phân nhôm oxit nóng chảy
	2Al2O3 4Al + 3O2 ­
2. Hợp chất của nhôm:
+ Al2O3: là oxit lưỡng tính
Al2O3 + 6H+ ® 2Al3+ + 3H2O	Al2O3 + 2OH- ® 2AlO + H2O
+ Al(OH)3: * là hiđroxit lưỡng tính
	Al(OH)3 + 3H+ ® Al3+ + 3H2O	Al(OH)3 + OH- ® AlO+ 2H2O
	 * Bị nhiệt nhiệt phân: 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 
	 * Điều chế bằng tác dụng của Al3+ với dung dịch NH3 hoặc AlO với CO2:
 	Al3+ + 3NH3 + 3H2O ® Al(OH)3 ¯ + 3NH
	AlO+ CO2 + H2O ® Al(OH)3 ¯ + HCO
+ Al2(SO4)3 : * Trong dung dịch nước có môi trường axit
	Al3+ + 3H2O Al(OH)3 ¯ + 3H+
	 * Ứng dụng: phèn chua KAl(SO4)2.12H2O
 *Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch: dùng dung dịch NaOH từ từ đến dư
	+ Trước hết xuất hiện kết tủa: Al3+ + 3OH- ® Al(OH)3 ¯ 
	+ Sau đó kết tủa tan khi dư NaOH: Al(OH)3 + OH- ® AlO+ 2H2O
+Muối cacbonat của nhôm, sắt (III) bị thủy phân trong nước:
 Al2(CO3)3 + 3H2O ® 2Al(OH)3¯ + 3CO2­
3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O ® 2Al(OH)3¯ + 3CO2­ + 6NaCl
2Al3+ + 3CO32- + 3H2O ® 2Al(OH)3¯ + 3CO2­
IV. CÁC CÔNG THỨC KINH NGHIỆM
a. CO2 + dd kiềm: (NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2)
 -Nếu tạo thành	
 -Nếu tạo thành
	 -Nếu tạo thành
 Chú ý: CO2 + dd Ca(OH)2 hoặc dd Ba(OH)2 Cho kết tủa 
Tính nhanh: Để tạo $ thì:
	b. Khi cho dung dịch bazơ vào dd có chưa ion Al3+, có thể xảy ra các phản ứng sau:
 3 + Al3+ Al(OH)3 
 + Al(OH)3 + 2H2O
 Tính nhanh: Để tạo Al(OH)3$ thì:
	c. Khi cho dd axit vào dd chứa ion , có thể xảy ra các phản ứng sau:
 H+ + + H2O Al(OH)3 $ (1)
 3H+ + Al(OH)3 $ Al3+ + 3H2O (2)
 Tính nhanh: Để tạo Al(OH)3$ thì:
	d. Khi cho dd bazơ (dd NaOH, ...)vào dd có chưa ion , có thể xảy ra các phản ứng sau:
 2 + Zn(OH)2 
 2 + Zn(OH)2 + 2H2O
 Tính nhanh: Để tạo Zn(OH)2$ thì:
B. BÀI TẬP KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM
MỨC ĐỘ BIẾT
Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
 A. 3. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 1.
Câu 2: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
 A. R2O3. 	 B. RO2. 	C. R2O. 	D. RO.
Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
 A. 1s22s2 2p6 3s2. 	 B. 1s22s2 2p6. 	C. 1s22s2 2p6 3s1. 	D. 1s22s2 2p6 3s23p1.
Câu 4: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là
 A. KNO3. 	 B. FeCl3. 	C. BaCl2. 	D. K2SO4.
Câu 5: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là 
 A. NaCl. 	 	B. Na2SO4. 	C. NaOH. 	D. NaNO3. 
Câu 6: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch 
 A. KCl. 	 	B. KOH. 	C. NaNO3. 	D. CaCl2. 
Câu 7: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
 A. nước. 	 	B. rượu etylic. 	C. dầu hỏa. 	D. phenol lỏng.
Câu 8: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, ở catôt thu được
 A. Na.	B. NaOH.	C. Cl2.	D. HCl.
Câu 9: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là
 A. 3. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 1.
Câu 10: Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm 
 A. IIA. 	 	B. IVA. 	C. IIIA. 	D. IA. 
Câu 11: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
 A. Fe. 	B. Na. 	C. Ba. 	D. K.
Câu 12: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
 A. Sr, K. 	 	B. Na, Ba. 	C. Be, Al. 	D. Ca, Ba.
Câu 13: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là
 A. NaOH. 	 	B. Na2CO3. 	C. BaCl2. 	D. NaCl.
Câu 14: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
 A. Cu2+, Fe3+. 	B. Al3+, Fe3+. 	C. Na+, K+. 	D. Ca2+, Mg2+.
Câu 15: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là 
 A. 4. 	B. 3. 	C. 1. 	D. 2. 
Câu 16: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
 A. NaOH loãng. 	 	B. H2SO4 đặc, nguội. 	C. H2SO4 đặc, nóng. 	D. H2SO4 loãng.
Câu 17: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch
 A. Mg(NO3)2. 	B. Ca(NO3)2. 	C. KNO3. 	D. Cu(NO3)2.
Câu 18: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
 A. Mg(OH)2. 	B. Ca(OH)2. 	C. KOH. 	D. Al(OH)3.
Câu 19: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
 A. quặng pirit. 	 	B. quặng boxit. 	C. quặng manhetit. 	D. quặng đôlômit.
Câu 20: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là
 A. Ag. 	B. Cu. 	C. Fe. 	D. Al.
Câu 21: Chất có tính chất lưỡng tính là
 A. NaCl. 	 	B. Al(OH)3. 	C. AlCl3. 	D. NaOH.
Câu 22: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
 A. H2SO4 đặc, nguội. 	B. Cu(NO3)2. 	C. HCl. 	D. NaOH.
Câu 23: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
 A. Al2O3. 	 B. MgO. 	C. KOH. 	D. CuO.
Câu 24: Chất không có tính chất lưỡng tính là
 A. NaHCO3. 	B. AlCl3. 	C. Al(OH)3. 	D. Al2O3.
MỨC ĐỘ HIỂU
Câu 25: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là
 A. NaOH, CO2, H2. 	 	B. Na2O, CO2, H2O.	
 C. Na2CO3, CO2, H2O. 	D. NaOH, CO2, H2O.
Câu 26: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
 A. NH3, O2, N2, CH4, H2	 B. N2, Cl2, O2, CO2, H2
 C. NH3, SO2, CO, Cl2	D. N2, NO2, CO2, CH4, H2
Câu 27: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
 A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
 B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực
 C. điện phân dung dịch NaNO3 , không có màn ngăn điện cực
 D. điện phân NaCl nóng chảy
Câu 28: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là 
 A. 2. 	B. 1. 	C. 3. 	D. 4. 
Câu 29: Phản ứng nhiệt phân không đúng là
 A. 2KNO3 2KNO2 + O2. 	 B. NaHCO3 NaOH + CO2.
 C. NH4Cl NH3 + HCl. 	D. NH4NO2 N2 + 2H2O.
Câu 30: Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na? 
 A. Điện phân NaCl nóng chảy.	 	B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước
 C. Điện phân NaOH nóng chảy.	 	D. Điện phân Na2O nóng chảy
Câu 31: Trường hợp không xảy ra phản ứng với NaHCO3 khi:
 A. tác dụng với kiềm.	B. tác dụng với CO2.	C. đun nóng.	 	D. tác dụng với axit.
Câu 32: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X Na2CO3 + H2O. X là hợp chất
 A. KOH	 	B. NaOH	C. K2CO3	D. HCl
Câu 33: Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là
 A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Câu 34: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là
 A. Be, Na, Ca.	B. Na, Ba, K.	C. Na, Fe, K.	D. Na, Cr, K.
Câu 35: Để phân biệt hai dung dịch KNO3 và Zn(NO3)2 đựng trong hai lọ riêng biệt, ta có thể dùng dung dịch
 A. HCl. 	 	B. NaOH. 	C. NaCl. 	D. MgCl2.
Câu 36: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là
 A. NaCl. 	 	B. NaHSO4. 	C. Ca(OH)2. 	D. HCl.
Câu 37: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
 A. Na. 	B. Ba. 	C. Be. 	D. Ca.
Câu 38: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
 A. nhiệt phân CaCl2. 	B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.
 C. điện phân dung dịch CaCl2. 	 	D. điện phân CaCl2 nóng chảy.
Câu 39: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
 A. Na2CO3 và HCl. 	 	B. Na2CO3 và Na3PO4.	
 C. Na2CO3 và Ca(OH)2. 	D. NaCl và Ca(OH)2.
Câu 40: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
 A. Gây ngộ độc nước uống.
 B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
 C. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực ph ...  12: Giải thích ứng dụng của crom nào dưới đây không hợp lí?
A. Crom là kim loại rất cứng có thể dùng để cắt thủy tinh.
B. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
C. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên Cr được dùng để mạ bảo vệ thép.
D. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
Câu 13: Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào không đúng?
A. 24Cr: [Ar]3d54s1.	B. 24Cr2+: [Ar]3d4.	C. 24Cr2+: [Ar]3d34s1.	D. 24Cr3+: [Ar]3d3.
Câu 14: Thêm ddịch NaOH dư vào ddịch muối CrCl3, nếu thêm tiếp ddịch brom thì thu được sphẩm có chứa crom là
A.   CrO2	B.   Cr(OH)3	C.   Na2Cr2O7	D.   Na2CrO4
Câu 15: Phát biểu không đúng là
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất r(VI) có tính oxi hoá mạnh.
B. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
C. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
D. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
Câu 16: Cấu hình electron của ion Cr3+ là:
A. [Ar]3d2.	B. [Ar]3d3.	C. [Ar]3d5.	D. [Ar]3d4.
Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. BaSO4 và BaCrO4 hầu như không tan trong nước.
B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hiđroxit lưỡng tính và có tính khử.
C. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và có tính khử.
D. SO3 và CrO3 đều là oxit axit.
Câu 18: Tìm câu sai trong các câu sau :
A. Crôm là nguyên tố họ d ,có 6electron hóa trị thuộc nhóm VI B
B. Crôm là kim loại có tính khử mạnh hơn Zn, nhưng yếu hơn Fe
C. Muối cromat (CrO42-) có màu vàng ,còn muối đicromat (Cr2O72-) có màu da cam
D. CrO3 là oxyt axit, Cr2O3 là oxyt lưỡng tính
Câu 19: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn
A. Fe.	B. Ca.	C. Na.	D. K.
Câu 20: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A. Al và Cr	B. Mn và Cr	C. Fe và Cr	D. Fe và Al
Câu 21: Cho các phát biểu sau: (1) cho NaOH vào dung dịch kaliđicromat thì dung dịch chuyển sang màu vàng. (2) Muối Crom(III) có tính khử mạnh trong môi trường kiềm và bị oxi hóa thành ion cromat. (3) CrO3 là một oxit axit. (4) Cr2O3 tan được trong ddịch NaOH loãng. (5) Cho Zn dư vào ddịch CrCl3 thì thu được Cr. Số phát biểu đúng là:
A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 22: Trong các oxit sau, oxit nào là oxit axit?
A. CrO3	B. Cr2O3	C. CrO	D. CuO
 2. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Câu 1: Một oxit của nguyên tố R có tính chất :
- Tính oxi hóa rất mạnh. - Tan trong ddNaOH tạo ra dd có màu vàng.
- Tan trong dd H2SO4 tạo ra dd có màu da cam. Oxit đó là:
A. SO3.	B. CrO3	C. CrO	D. Cr2O3
Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng: 
Cr X Y 
Biết Y là hợp chất của crom. Hai chất X và Y lần lượt là
A. CrCl2 và Cr(OH)3.	B. CrCl3 và K2CrO4.	C. CrCl3 và K2Cr2O7.	D. CrCl2 và K2CrO4.
Câu 3: Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl ® KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O . Số phân tử HCl bị oxi hóa là
A. 6	B. 8	C. 14	D. 3
Câu 4: Cho muối CrCl3 tác dụng với Br2 trong môi trường kiềm. Tổng hệ số là các chất tối giản trong phương trình ion là
A. 38	B. 37	C. 40	D. 39
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất HH của Al và Cr
A. Al và Cr đều thụ động hoá trong dd H2SO4 đặc nguội
B. Al và Cr đều bền trong kk và trong nước
C. Al và Cr đều phản ứng với dd HCl theo cùng tỷ lệ mol
D. Al có tính khử mạnh hơn Cr
Câu 6: : Cho :1. CrO + dd H2SO4 loãng (không có không khí)
	2. Cr(OH)2 phản ứng với O2 không khí trong H2O	3. Đốt CrO trong O2
	4. CrCl2 phản ứng với Mg 	5. CrO phản ứng với H2 ở 1000oC.
	6. CrO phản ứng dd HNO3 loãng :
Phản ứng mà trong Cr(II) bị oxi hóa là :
A. 2, 3, 6	B. 1, 2, 4, 5	C. 4,5	D. 1, 2, 5
Câu 7: : Để phân biệt dung dịch Cr2(SO4)3 và dung dịch FeCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch
A. NaOH.	B. K2SO4.	C. KNO3.	D. NaNO3.
Câu 8: Cho chuỗi pư : MCl2 à M(OH)2 à M(OH)3 à Na[M(OH)4] .Vậy M là kim loại nào sau đây:
A. Cr	B. Zn	C. Fe	D. Al
Câu 9: Cho phản ứng: Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 → K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO+ CO2. Tổng hệ số của các chất tham gia (nguyên, tối giản) khi phản ứng cân bằng là:
A. 26	B. 24	C. 18	D. 36
Câu 10: Thêm từ từ dd NaOH đến dư vào dd Na2Cr2O7 được dd X, sau đó thêm tiếp H2SO4 đến dư vào dd X, ta quan sát được sự chuyển màu của dd như sau:
A. Từ vàng sang da cam, sau đó chuyển từ da cam sang vàng.
B. Từ da cam sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam.
C. Từ không màu sang da cam, sau đó từ da cam sang vàng.
D. Từ không màu sang vàng , sau đó từ vàng sang da cam.
Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hoá giữa các hợp chất của crom:
Cr(OH)3 X Y Z T
Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là
A. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; CrSO4.	B. KCrO2; K2CrO4; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.
C. K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.	D. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3.
Câu 12: Hieän töôïng naøo döôùi ñaây ñöôïc moâ taû khoâng ñuùng ?
A. Theâm dd axit vaøo dd K2CrO4 thì dd chuyeån töø maøu vaøng sang maøu da cam.
B. Theâm dd kieàm vaøo dd muoái ñicromat thaáy muoái naøy chuyeån töø maøu da cam sang maøu vaøng.
C. Theâm töø töø dd HCl vaøo dd Na[Cr(OH)4] thaáy xuaát hieän keát tuûa maøu luïc xaùm sau ñoù keát tuûa tan.
D. Theâm töø töø dd NaOH vaøo dd CrCl3 thaáy xuaát hieän keát tuûa maøu vaøng sau ñoù keát tuûa tan daàn.
Câu 13: Giöõa caùc ion vaø ion coù söï chuyeån hoùa laãn nhau theo caân baèng sau :
	Neáu theâm OH– vaøo thì seõ coù hieän töôïng :
A. dd chuyeån töø maøu da cam thaønh maøu vaøng.	B. dd töø maøu vaøng chuyeån thaønh maøu da cam.
C. dd töø maøu da cam chuyeån thaønh khoâng maøu.	D. dd töø maøu vaøng chuyeån thaønh khoâng maøu.
Câu 14: Coù caùc phöông trình hoùa hoïc sau :
1. CrO + 2HCl ® CrCl2 + H2O 2. CrCl2 + 2NaOH ® Cr(OH)2 + 2NaCl 
3. 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4Cr(OH)3 4. Cr(OH)2 + 2HCl ® CrCl2 + 2H2O 
5. 4CrCl2 + 4HCl + O2 ® 4CrCl3 ® 2H2O
	Nhöõng phaûn öùng minh hoïa tính khöû cuûa hôïp chaát crom (II) laø :
A. 3, 4	B. 2, 4	C. 1,2	D. 3, 5
Câu 15: Cho phản ứng : NaCrO2 + Br2 + NaOH Na2CrO4 + NaBr + H2O
Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là
A. 2.	B. 4.	C. 1.	D. 3.
Câu 16 . Cho các phản ứng : 
 1. M + 2HCl → MCl2 + H2. 2. MCl2 + 2NaOH → M(OH)2 + 2NaCl.
 3. 4M(OH)2 + O2 + H2O → 4M(OH)3. 4. M(OH)2 + NaOH → Na[M(OH)4] hay NaMO2 + 2H2O
M là kim loại nào sau đây ?
A. Cr.	B. Pb.	C. Fe.	D. Al 
Câu 17: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. màu vàng sang màu da cam.	B. màu da cam sang màu vàng.
C. không màu sang màu da cam.	D. không màu sang màu vàng.
Câu 18: Cho pư : NaCrO2 + Cl2 + NaOH à Na2CrO4 + NaCl + H2O . 
Các chất trong pư có vai trò chất oxi hóa ; chất khử ; môi trường là :
A. Cl2; NaOH ; NaCrO2	B. NaCrO2 ; Cl2 ; NaOH
C. Cl2; NaCrO2 ; NaOH	D. NaCrO2 ; NaOH ; Cl2
Câu 19: Phản ứng nào sau đây đúng?
A. 2Cr + 6HCl -> 2CrCl3 + 3H2 B. 4Cr + 3O2 -> 2Cr2O3
C. Cr + Cl2 -> CrCl2 D. Cr + MgCl2 -> CrCl2 + Mg
Câu 20: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O 
 Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14.	B. 4/7.	C. 3/7.	D. 1/7.
 3. VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP
Câu 1: Lượng kết tủa S hình thành khi dùng H2S khử dung dịch chứa 0,04 mol K2Cr2O7 trong H2SO4 dư là:
A. 0,96 gam	B. 1,92 gam	C. 3,84 gam	D. 7,68 gam
Câu 2: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,03 mol và 0,04 mol.	B. 0,03 mol và 0,08 mol.
C. 0,015 mol và 0,08 mol.	D. 0,015 mol và 0,04 mol.
Câu 3: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo (đkc) thì khối luợng K2Cr2O7 tối thiểu cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52)
A. 29,4 gam	B. 27,4 gam.	C. 26,4 gam	D. 24,9 gam.
Câu 4: Khối lượng bột nhôm cần dùng để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 40,5 gam	B. 27,0 gam.	C. 13,5 gam	D. 54,0 gam.
Câu 5: Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Lượng crom có trong hỗn hợp là:
A. 0,520 gam	B. 1,015 gam	C. 0,065 gam	D. 0,560 gam
Câu 6: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 45,5.	B. 42,6.	C. 47,1.	D. 48,8.
Câu 7: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52)
A. 24,9 gam.	B. 29,6 gam	C. 59,2 gam.	D. 29,4 gam
Câu 8: Cho từ từ NaOH vào ddịch chứa 9,02g hhợp muối Al(NO3)3 và Cr(NO3)3 cho đến khi kết tủa thu được là lớn nhất, tách kết tủa rồi nung đến khlượng không đổi thu được 2,54 g chất rắn. Khlượng của muối Cr(NO3)3 là:
A. 6,39 g	B. 4,51 g	C. 4,26 g	D. 4,76 g
Câu 9: Cho dd NaOH dư vào dd chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3 thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vây Y là:
A. FeO	B. Fe2O3	C. Fe2O3 và Cr2O3	D. FeO và Cr2O3
Câu 10: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl ( nóng,dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cũng m gam bột crom trên phản ứng htoàn với khí O2 (dư), thu được 15,2 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là
A. 6,72.	B. 4,48.	C. 2,24.	D. 3,36.
 4. VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO
Câu 1: Hòa tan 58,4 gam hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm dư ddịch NaOH vào sau đó tiếp tục thêm nước Clo rồi lại thêm dư ddịch BaCl2 thì thu được 50,6 gam kết tủa. % khối lượng của các muối trong hỗn hợp đầu là:
A. 48,7% AlCl3 ;5 1,3% CrCl3	B. 47,7%AlCl3 ;52,3% CrCl3
C. 45,7% AlCl3; 54,3% CrCl3	D. 46,7% AlCl3 ;53,3% CrCl3
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và K vào ddịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn ddịch Y thu được (m + 31,95) gam hỗn hợp chất rắn khan. Hoà tan hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X vào nước thu được ddịch Z. Cho từ từ đến hết ddịch Z vào 0,5 lít dung dịch CrCl3 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là
A. 20,6 gam.	B. 54,0 gam.	C. 30,9 gam.	D. 51,5 gam.
Câu 3: Nung hhợp bột gồm 18,24 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phứng hoàn toàn, thu được 27,96 gam hhợp rắn X. Cho toàn bộ hhợp X phản ứng với NaOH (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 9,408.	B. 12,96.	C. 5,376.	D. 4,032.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3, Al2O3. Cho 20,7 gam X vào dung dịch NaOH đặc (dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,0 gam chất rắn và dung dịch Y. Cho Br2 dư vào Y thu được dung dịch Z. Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z thu được 25,3 gam kết tủa. Khối lượng Al2O3 trong 20,7 gam X là:
A. 5,1 gam	B. 12,7 gam.	C. 7,6 gam.	D. 10,2 gam.
Câu 5: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là (cho O = 16, Al = 27, Cr = 52)
A. 10,08.	B. 3,36.	C. 7,84.	D. 4,48.
PHẦN 3. Đáp án
Sẽ được gửi cho những bạn trực tiếp gửi bài làm cho cô.
Chúc các em tự học đạt hiệu quả cao!

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_12_tuan_25_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_hoa_t.doc