Đề thi thử đại học môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - THPT Nam Đông Quan (Có đáp án)

Đề thi thử đại học môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - THPT Nam Đông Quan (Có đáp án)

5. Đột biến do những nguyên nhân nào dưới đây gây ra?

A. Những nguyên nhân bên trong cơ thể gây ra những biến đổi sinh lí, hoá sinh trong tế bào.

B. Sai sót ngẫu nhiên trong quá trình nhân đôi của ADN hoặc quá trình phân li của NST

C. Những tác nhân của môi trường ngoài cơ thể, gồm có các tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học hoặc những nguyên nhân bên trong cơ thể gây ra những biến đổi sinh lí, sinh hoá trong tế bào.

D. Những tác nhân của môi trường ngoài cơ thể, gồm có các tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học.

 

doc 5 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - THPT Nam Đông Quan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử Đại học – Năm học 2008 -2009
1. Quần thể giao phối có cấu trúc di truyền là: 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1. Trong quá trình phát sinh giao tử ở quần thể ban đầu đã xảy ra đột biến giao tử mang alen A thành alen a với tần số là 10%. Quần thể không chịu tác động của CLTN. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ tiếp theo là:
A. 0,1369 AA + 0,5776 Aa + 0,3969 aa = 1. 	 B. 0,3969 AA + 0,4662 Aa + 0,1369 aa = 1. 
 C. 0,5776 AA + 0,3648 Aa + 0,0576 aa = 1.	 D. 0,0576 AA + 0,3648 Aa + 0,5776 aa = 1. 
2. Khi đề cập đến thuyết tiến hóa tổng hợp nội dung nào sau đây không đúng?
A. Thuyết tiến hóa tổng hợp ra đời vào thế kỉ XX và dựa trên thành tựu của nhiều bộ môn khoa học. 
B. Thuyết tiến hóa tổng hợp dựa trên thành tựu chủ yếu của di truyền học quần thể và di truyền học phân tử. 
C. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, với thời gian ngắn và có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm. 
 D. Phát triển nhanh và chiếm vị trí trung tâm của thuyết tiến hóa hiện đại. 
3. Trong diễn thế nguyên sinh từ môi trường trống trơn rồi đến nhóm sinh vật đầu tiên hình thành trên đó được gọi là
A. quần xã ổn định. B. quần xã khởi đầu. C. quần xã tiên phong. D. quần xã thực vật. 
4. Đời F1 đồng tính về hình dạng quả, phân tính 3 : 1 về màu sắc hạt, phân tính 1 : 1 về độ lớn của hạt, kiểu gen của P là (trong đó gen A qui định hình dạng quả là trội hoàn toàn, B qui định màu sắc hạt là trội hoàn toàn, gen D qui định độ lớn của hạt là trội hoàn toàn)
Đáp án đầy đủ là
A. AABbDd x AABbdd hoặc aaBbDd x aaBbdd 
B. AABbDd x AABbdd hoặc aaBbDd x aaBbdd hoặc AABbDd x aaBbdd hoặc AABbdd x aaBbDd hoặc AABbDd x AaBbdd hoặc AaBbDd x AABbdd 
 C. AABbDd x aaBbdd hoặc AABbdd x aaBbDd 
 D. AABbDd x aaBbdd 
5. Đột biến do những nguyên nhân nào dưới đây gây ra?
A. Những nguyên nhân bên trong cơ thể gây ra những biến đổi sinh lí, hoá sinh trong tế bào. 
B. Sai sót ngẫu nhiên trong quá trình nhân đôi của ADN hoặc quá trình phân li của NST 
C. Những tác nhân của môi trường ngoài cơ thể, gồm có các tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học hoặc những nguyên nhân bên trong cơ thể gây ra những biến đổi sinh lí, sinh hoá trong tế bào. 
D. Những tác nhân của môi trường ngoài cơ thể, gồm có các tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học. 
6. Hãy điền từ thích hợp để hoàn thành khái niệm sau:
...... là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
A. Lưới thức ăn. B. Sinh vật tiêu thụ. C. Hệ sinh thái. D. Chuỗi thức ăn. 
7. Cặp phép lai nào sau đây được gọi là lai thuận nghịch?
A. P: Aa x aa và aa x AA 	B. P: XAXA x XaY và XaXa x XAY 
C. P: XAXA x XaY và XAXa x XAY 	D. P: AaBb x aabb và Aabb x aaBb 
8. Theo cách lí giải của Đacuyn, sâu bọ trên quần đảo Maderơ, trong điều kiện gió mạnh, thể biến dị nào tỏ ra thích nghi và có ưu thế?
A. Những cá thể có cánh. 	 B. Những cá thể không cánh. 
 	C. Những cá thể không cánh, những cá thể có cánh bị tiêu giảm. D. Những cá thể có cánh bị tiêu giảm. 
9. Đột biến gen làm mất đi 1 axít amin thứ tư trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh tương ứng là do đột biến làm
A. mất 3 cặp nuclêôtit bất kỳ trong gen. B. mất 3 cặp nuclêôtit thứ 10, 11, 12 trong gen. 
 C. mất 3 cặp nuclêôtit kế tiếp trong gen. D. mất 3 cặp nuclêôtit thứ 13, 14, 15 trong gen. 
10. Xét 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng. P thuần chủng, F1 đồng tính. Cho F1 lai với nhau, F2 xuất hiện 25% hoa trắng đơn : 50% hoa trắng kép : 25% hoa tím kép. Phép lai này chịu sự chi phối của quy luật di truyền nào?
A. Phân li độc lập. B. Hoán vị gen. C. Tương tác gen (bổ trợ). D. Liên kết gen. 
11. Cách li địa lí và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn tới cách li sinh sản và cách li di truyền, đánh dấu sự xuất hiện của
 A. nòi mới. B. thứ mới. C. loài mới. D. chi mới. 
12. Các loài sinh vật giống nhau nhiều hơn, hay khác nhau nhiều hơn?
A. Các loài sinh vật giống nhau nhiều hơn vì đa số đều có thành phần, trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit như nhau. 
B. Các loài sinh vật giống nhau nhiều hơn vì đa số đều có vật chất di truyền là phân tử ADN. 
C. Các loài sinh vật khác nhau nhiều hơn vì ADN của các loài khác nhau ở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. 
D. Các loài sinh vật khác nhau nhiều hơn vì đa số đều có vật chất di truyền là phân tử ARN. 
13. Một gen có số nuclêôtit các loại trên mạch gốc là A = 120 nuclêôtit; T = 240 nuclêôtit; G = 360 nuclêôtit; X = 400 nuclêôtit. Khi gen thực hiện sao mã thì số nuclêôtit từng loại trên mạch mARN là:
 A. A = T = 360 nuclêôtit; G = X = 760 nuclêôtit 
 B. A = 120 nuclêôtit; T = 240 nuclêôtit; G = 360 nuclêôtit; X = 400 nuclêôtit 
 C. A = 240 nuclêôtit; U = 120 nuclêôtit; G = 400 nuclêôtit; X = 360 nuclêôtit 
 D. A = 240 nuclêôtit; T = 120 nuclêôtit; G = 360 nuclêôtit; X = 400 nuclêôtit 
14. Thế nào là quy luật hình tháp sinh thái?
 A. Sinh vật mắt lưới nào càng xa vị trí của sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng lớn. 
 B. Sinh vật mắt lưới nào càng xa vị trí của sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng nhỏ. 
 C. Sinh vật ở mắt lưới nào càng gần vị trí của sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng nhỏ. 
 D. Sinh vật mắt lưới nào càng gần vị trí của sinh vật sản xuất thì hệ số sử dụng có lợi của thức ăn càng lớn. 
15. Đột biến mất cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 91 của một gen thì nó có thể làm biến đổi các axit amin từ vị trí thứ mấy cho đến cuối chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp?
 	A. 29 	 B. 31 	 C. 32 	D. 30 
16. Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm NST giới tính X quy định. Gen trội A quy định máu đông bình thường. Mẹ mang kiểu gen dị hợp còn bố kiểu hình bình thường về tính trạng này. Kết quả nào dưới đây có thể biểu hiện ở đời con?
 	A. 50% số con gái mắc bệnh. 	B. Tất cả con gái đều mắc bệnh. 
C. Tất cả con trai đều mắc bệnh. 	D. 50% số con trai mắc bệnh. 
17. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Trong kĩ thuật cấy gen, bằng cách dùng plasmit làm thể truyền, con người đã tổng hợp kháng sinh bằng cách chuyển gen của (A) sang (B). A và B lần lượt là:
 A. nấm; xạ khuẩn. B. xạ khuẩn; vi rút. C. nấm; E.coli. D. xạ khuẩn; vi khuẩn. 
18. Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện:
 A. có thành phần loài phong phú. 	 B. số lượng cá thể nhiều. 
 C. có nhiều tầng phân bố. 	 D. có nhiều nhóm tuổi khác nhau. 
19. Nhóm sinh vật phân bố rộng nhất trên Trái đất là:
 A. cây chịu hạn và động vật ưa khô. 	B. cây trung sinh và động vật ưa ẩm vừa phải. 
 C. cây ưa ẩm và động vật ưa khô. 	D. cây chịu hạn và động vật ưa ẩm vừa phải. 
20. Giả sử trong một quần thể giao phối, biết tần số tương đối của 2 alen A và a là 0,1/0,9 thì cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ sau như thế nào?
 A. 0,49 AA + 0,3 Aa + 0,21 aa 	 B. 0,01 AA + 0,18 Aa + 0,81 aa 
 	 C. 0,09 AA + 0,42 Aa + 0,49 aa 	 D. 0,1 AA + 0,09 Aa + 0,81 aa 
21. Bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người có xu hướng dễ biểu hiện ở nam do
 A. trong quần thể, mẹ là người mang gen bệnh nên truyền gen bệnh cho con trai. 
 B. ở người nam gen lặn đột biến dễ dàng xuất hiện ở trạng thái đồng hợp và biểu hiện bệnh. 
 C. NST giới tính X bị bất hoạt nên gen bệnh trên NST giới tính X không biểu hiện ở người nữ XX. 
 D. ở người nam gen lặn đột biến trên NST X không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế. 
22. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định tính trạng hạt vàng, a – hạt lục; B quy định vỏ trơn, b – vỏ nhăn (Các cặp gen trên các cặp NST tương đồng khác nhau). Lai cặp bố mẹ thuần chủng, bố có kiểu hình hạt vàng-trơn, mẹ có kiểu hình hạt lục-nhăn, ở F1 được toàn kiểu hình hạt vàng-trơn. Sau đó cho F1 tự thụ (mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, các gen trội là trội hoàn toàn). Ở F2, kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
 A. 1/4 	B. 1/2 	C. 1/8 	D. 1/16 
23. Tay bám của cây mướp, cánh hoa của cây chuối cảnh, gai của cây xương rồng là
 A. cơ quan khác chức năng. B. các cơ quan tương tự. C. các cơ quan tương đồng. D. cơ quan bị thoái hóa. 
24. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng, cách phân bố của các gen, do đó lai khác loài thường không có kết quả. Đây là nội dung của tiêu chuẩn nào để phân biệt hai loài thân thuộc?
A. Tiêu chuẩn sinh lí, sinh hóa. B. Tiêu chuẩn hình thái. C. Tiêu chuẩn di truyền. D. Tiêu chuẩn địa lí, sinh thái. 
25. Lai cải tiến giống không có đặc điểm nào sau đây?
 A. Dùng những con đực cao sản nhập nội phối với con cái tốt nhất của giống địa phương. 
 B. Kết quả về mặt di truyền là ban đầu làm giảm tỉ lệ dị hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ đồng hợp. 
 C. Dùng một giống cao sản để cải tiến một giống năng suất thấp. 
 D. Lai qua 4 - 5 thế hệ. 
26. Lamac phân chia sự biến đổi trên cơ thể sinh vật thành hai kiểu là
 A. biến đổi do ngoại cảnh và do tập quán hoạt động của động vật. 
 B. biến đổi do ngoại cảnh và biến đổi cá thể. 
 C. biến đổi do tập quán hoạt động của động vật và biến đổi lịch sử. 
 D. biến đổi do tập quán hoạt động và biến đổi cá thể. 
27. Nguyên nhân thường biến do
 A. rối loạn quá trình sinh lí - sinh hoá của tế bào. 	B. tác động của các loại hoá chất. 
 C. tác động của tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt. 	D. tác động trực tiếp của môi trường sống. 
28. Ở người, bệnh bạch tạng là do gen nằm trên NST thường quy định: Gen A: bình thường, gen a: bệnh bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định, gen B quy định không bị bệnh. Hãy chỉ ra đâu là phép lai mà tất cả con trai - con gái sinh ra đều bình thường?
 A. AaXBXB × AaXBY. B. AAXBXb × AAXbY. C. AaXBXb × AAXBY. D. AaXBXB × AAXBY. 
29. Đặc điểm nào sau đây đúng với trẻ đồng sinh khác trứng?
A. Được hình thành do thụ tinh của hai hay nhiều trứng khác nhau. B. Có kiểu gen, giới tính giống nhau. 
 C. Luôn có giới tính giống nhau. 	 D. Có nguồn gốc từ một hợp tử được thụ tinh ban đầu. 
30. Một gen có G = 480 nuclêôtit và có 2880 liên kết hiđrô. Gen đột biến hơn gen bình thường một liên kết hiđrô nhưng hai gen có chiều dài bằng nhau. Đây là dạng đột biến
 A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. 	 B. thêm một cặp A-T. 
 C. thêm một cặp G-X. 	 D. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. 
31. Biết gen A quy định quả dài, a: quả ngắn; Gen B quy định quả ngọt, b: quả chua. Hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Đem lai phân tính F1 dị hợp 2 cặp gen thu được 3 cây quả dài - ngọt : 3 cây quả ngắn - chua : 1 cây quả dài - chua : 1 cây quả ngắn - ngọt, kiểu gen và tần số hoán vị của F1 là:
 A. ; tần số 20%. B. ; tần số 40%. C. ; tần số 25%. D. ; tần số 25%. 
32. Khả năng tự sao chép, tự điều chỉnh và tích luỹ thông tin di truyền liên quan đến
 A. axit nuclêic.	 B. pôlisaccarit.	 C. prôtêin. 	 D. phôtpholipit.
33. Ở vật nuôi, lai cải tiến giống thực chất là hình thức
 A. lai phân tích. B. lai thuận nghịch. C. lai xa. D. giao phối gần. 
34. Trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn, phép lai nào sau đây làm xuất hiện tỉ lệ kiểu gen 1 : 2 : 1?
A. x 	 B. x 	 C. x 	D. x .	
35. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thực hiện dưới hình thức
 A. do sự cố bất thường, theo mùa hoặc theo chu kì nhiều năm. B. quan hệ cộng sinh, hội sinh, hợp tác. 
 C. quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch. D. tương ứng với mật độ của kẻ thù, con mồi, sinh vật kí sinh, loài cạnh tranh. 
36. Phương pháp nào dưới đây được sử dụng để phân biệt di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu?
 A. Cho trao đổi chéo và gây đột biến. B. Cho trao đổi chéo. C. Lai phân tích. D. Gây đột biến. 
37. Trường hợp đột biến làm cho hai cặp NST tương đồng mỗi cặp tăng thêm một NST gọi là
 A. thể đa nhiễm. B. thể khuyết nhiễm. C. thể 3 nhiễm kép. D. thể tam bội. 
38. Năng lượng khi đi vào hệ sinh thái sẽ
 A. tích tụ cao hơn ở bậc dinh dưỡng cao hơn. 	 B. chuyển động theo dòng. 
 C. được chuyển thành vòng tuần hoàn cùng với vật chất. D. bị dừng lại ở bậc dinh dưỡng cao nhất. 
39. Mạch đơn của một gen có 1799 liên kết hóa trị giữa axít và đường, gen có 4060 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
 A. A = T = 230 nuclêôtit ; G = X = 670 nuclêôtit. B. A = T = 670 nuclêôtit ; G = X = 230 nuclêôtit. 
 C. A = T = 1340 nuclêôtit ; G = X = 460 nuclêôtit. D. A = T = 270 nuclêôtit ; G = X = 630 nuclêôtit. 
40. Lai hai thứ bí quả tròn thuần chủng, ở F1 thu được toàn quả dẹt, cho F1 giao phấn ở F2 xuất hiện ba loại kiểu hình theo tỉ lệ: 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Kết quả này có thể giải thích là do
 A. tác động bổ trợ của hai gen alen. Sự có mặt của cả hai gen alen trong cùng kiểu gen sẽ làm xuất hiện kiểu hình quả dẹt. 
 B. tác động át chế của 2 gen không alen. Gen trội này sẽ át chế gen trội không alen trong cùng kiểu gen làm xuất hiện kiểu hình quả dẹt, khi chỉ có một loại gen trội sẽ cho kiểu hình quả dài. 
 C. tác động cộng gộp của hai gen không alen. Sự có mặt của số lượng gen trội không alen trong cùng kiểu gen sẽ làm xuất hiện kiểu hình biến đổi dần từ quả dài thành quả tròn và quả dẹt. 
 D. tác động bổ trợ của hai gen không alen. Sự có mặt của cả hai gen trội không alen trong cùng kiểu gen sẽ làm xuất hiện kiểu hình quả dẹt. 
41. Quần thể được đánh giá bởi các đặc điểm:
 A. thành phần tuổi, thành phần giới tính. 
 B. thành phần kiểu gen, tần số tương đối các alen, mật độ cá thể, thành phần tuổi, thành phần giới tính. 
 C. khu phân bố, số lượng cá thể, mật độ cá thể. 
 D. thành phần kiểu gen, tần số tương đối các alen. 
42. Các quá trình nào sau đây đã tạo cho quần thể trở thành một kho dự trữ biến dị di truyền vô cùng phong phú?
 A. Đột biến và tự phối.	 	B. Đột biến và ngẫu phối.
 C. Ngẫu phối và giao phối có lựa chọn.	D. Đột biến và giao phối có lựa chọn.
43. Vì sao di truyền học là cơ sở lí luận của khoa học chọn giống?
 A. Giải thích được hiện tượng ưu thế lai. 
 B. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống. 
 C. Dựa trên các thành tựu lí luận mới của di truyền học để xây dựng các nguyên lí cơ bản, các phương pháp khoa học hiện đại, chính xác cho khoa học chọn giống. 
 D. Giải thích được các hiện tượng biến dị tổ hợp. 
44. Trong một quần thể lưỡng bội ngẫu phối, xét ba kiểu gen AA, Aa, aa với tần số tương ứng là: d, h và r (với d + h + r = 1). Trong số các kiểu giao phối có thể có, có một kiểu giao phối cho tỉ lệ đời con là 1/2 h.r Aa : 1/2 h.r aa. Đó là kiểu giao phối nào?
 A. Aa × aa. B. Aa × Aa. C. AA × Aa. D. AA × aa. 
45. Trường hợp nuclêôtít thứ 10 là G-X bị thay thế bởi A-T. Hậu quả gì sẽ xảy ra trong sản phẩm prôtêin được tổng hợp?
 A. Thay thế 1 axít amin. 	 B. Chuỗi pôlipeptit bị ngắn lại. 
 C. Axít amin thuộc bộ ba thứ tư bị thay đổi. D. Trình tự axít amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi pôlipeptit bị thay đổi. 
46. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?
 A. Sinh vật phân hủy. B. Sinh vật sản xuất. C. Sinh vật tiêu thụ cấp I. D. Sinh vật tiêu thụ cấp II. 
47. Các tổ chức sống, từ cấp độ phân tử đến cấp độ trên cơ thể đều là hệ mở thể hiện qua đặc điểm
 A. di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi nảy nở, duy trì liên tục. 
 B. thường xuyên trao đổi vật chất với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức. 
 C. khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất. 
 D. mặc dù ADN có khả năng sao chép lại đúng khuôn mẫu của nó, nhưng do các tác nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, cấu trúc của nó có thể bị biến đổi làm cho cấu trúc ADN ngày càng phức tạp hơn, đa dạng hơn so với nguyên mẫu. 
48. Khi xảy ra dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit, số liên kết hiđrô của gen thay đổi theo hướng nào sau đây?
 A. Giảm 3 liên kết hiđrô. 	 B. Có thể giảm 2 hoặc 3 liên kết hiđrô. 
 C. Giảm 1 liên kết hiđrô. 	 D. Giảm 2 liên kết hiđrô. 
49. Cho phép lai:
P: AB/ab × ab/ab (tần số hoán vị gen là 20%)
Các cơ thể lai mang hai tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
 A. 50% 	 B. 40% 	 C. 20% 	 D. 30% 
50. Về mặt sinh thái, quần thể được đánh giá bởi các đặc điểm:
 A. thành phần tuổi, thành phần giới tính. 
 B. khu phân bố, số lượng cá thể, mật độ cá thể, thành phần tuổi, thành phần giới tính. 
 C. khu phân bố, số lượng cá thể, mật độ cá thể. 
 D. thành phần kiểu gen, tần số các alen, áp lực của chọn lọc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_dai_hoc_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2008_2009_thpt_nam_d.doc