Câu 1: Thủy phân este mạch hở E (môi trường axit) được axit cacboxylic X và anđehit đơn chức no Y.Biết X tráng gương được. Vậyeste E có công thức chung là: A. CnH2n – 2O2 B. CnH2n – 2O4 C. CnH2nO2 D. CnH2n – 4O4
Câu 2: Hỗn hợp bột 3 kim loại Al, Zn, Mg có khối lượng 3,59 gam được chia làm 2 phần đều nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàntrong oxi dư thu được 4,355 gam hỗn hợp oxit. Phần 2 đem hòa tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đkc). Vcó giá trị là A. 4,48 lít B. 3,136 lít C. 3,584 lít D. 5,6 lít
ĐỀ SỐ 05 (Thời gian làm bài: 90 phút) ---- Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố : H = 1; He=4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75 ; Br = 80; Rb = 85,5 ; Ag = 108; Ba = 137; Cd= 112 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 1: Thủy phân este mạch hở E (môi trường axit) được axit cacboxylic X và anđehit đơn chức no Y.Biết X tráng gương được. Vậy este E có công thức chung là: A. CnH2n – 2O2 B. CnH2n – 2O4 C. CnH2nO2 D. CnH2n – 4O4 Câu 2: Hỗn hợp bột 3 kim loại Al, Zn, Mg có khối lượng 3,59 gam được chia làm 2 phần đều nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 4,355 gam hỗn hợp oxit. Phần 2 đem hòa tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đkc). V có giá trị là A. 4,48 lít B. 3,136 lít C. 3,584 lít D. 5,6 lít Câu 3: Cho 4,5 gam anđehit đđơn chức X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Hòa tan hết lượng Ag sinh ra bằng HNO3 loãng đđược 6,72 lít (đkc) hỗn hợp Z gồm NO và NO2 , có tỉ khối so với H2 là 19. X có công thức phân tử là A. C3H6O. B. CH2O. C. C2H4O. D. C5H10O. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp 2 axit cacboxylic là đồng đẳng liên tiếp được H2O và 0,5 mol CO2. Khối lượng hỗn hợp axit đã đốt là: A. 19,8 gam B. 22,6 gam C. 17,4 gam D. 19 gam Câu 5: Hợp chất có CTPT nào dưới đây có thể tác được đồng thời cả Na, cả NaOH? A. C8H12O B. C4H10O C. C3H8O2 D. C7H8O Câu 6: Dẫn 11,2 lít (đkc) hỗn hợp CO và CO2 có tỉ khối so với H2 là 18,8 qua ống đựng 5 gam rắn X nung nóng gồm CuO, Al2O3, Fe2O3 được 4,6 gam rắn Y. Vậy khí thoát ra khỏi ống có tỉ khối so với H2 là A. 18 B. 14,8 C. 15 D. 19,2 Câu 7: Cho 0,1 mol H3PO4 tác dụng hết với 200 ml dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 17 gam hai chất tan. Nồng độ mol dung dịch NaOH đã cho là A. 1,25M B. 1,5M C. 1,75M D. 1,575M Câu 8: Xà phòng hóa m gam este đơn chức E, công thức phân tử C4H8O2 bằng NaOH vừa đủ rồi cô cạn được m’ gam muối khan. Biết m < m’, vậy E có tên là: A. etyl axetat B. metyl propionat C. isopropyl fomat D. propyl fomat Câu 9: Lần lượt cho nước NH3 dư vào các dung dịch sau: AlCl3; ZnCl2; MgCl2; FeCl3; BaCl2; CuCl2 và AgNO3. Số trường hợp có kết tủa sau phản ứng là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 10: Trong quá trình điện phân dung dịch KBr với điện cực trơ, phản ứng xảy ra ở anot là A. Ion K + bị oxi hóa B. Ion K + bị khử C. Ion Br - bị oxi hóa D. Ion Br - bị khử Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,125 mol hỗn hợp 2 este đơn chức cần vừa đủ V lít O2 (đkc) , sau phản ứng thu được 0,875 mol CO2 và 0,75 mol H2O. Giá trị V là: A. 22,4 B. 25,2 C. 23,52 D. 28 Câu 12: Có 4 chất: axit axetic (1); ancol etylic (2); ancol propylic (3) và etyl fomat (4). Dãy các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là: A. (1), (2), (3), (4) B. (4), (1) ,(2) ,(3) C. (4), (2), (3) ,(1) D. (4), (2), (1), (3) Câu 13: Để khử hoàn toàn 11,6 g một oxit kim loại thành kim loại cần vừa đủ 4,48 lít H2 (đkc). Kim loại đó là A. Fe B. Cu C. Cr D. Zn Câu 14: Đốt cháy amin đơn chức no A thấy 2 2 CO H O n : n = 2 : 3. Số đồng phân cấu tạo của A là: A. 2 B. 4 C. 8 D. 6 Câu 15: Hòa tan hết 4,2 gam bột sắt trong HNO3 được dung dịch chứa m gam muối và 1,344 lít NO (đkc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là A. 18,15 B. 14,52 C. 15,36 D. 15,73 Câu 16: Thủy phân este E (môi trường axit) thu được hỗn hợp chỉ gồm glixerol và 3 axit cacboxylic là axit fomic, axit axetic, axit acrylic. E có công thức phân tử là: A. C8H12O6 B. C9H14O6 C. C9H12O6 D. C9H10O6 Câu 17: Cho 1,35 gam một hỗn hợp X gồm Cu, Mg, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đkc) có tỉ khối so với H2 là 21. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là bao nhiêu? Cho biết chỉ xảy ra 2 quá trình khử N +5 trong thí nghiệm. A. 2,49 gam B. 4,45 gam C. 5,07 gam D. 5,69 gam Câu 18: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam một chất béo trung tính cần vừa đủ 30 ml dung dich NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được khối lượng xà phòng là: A. 16,68 gam B. 18,24 gam C. 17,80 gam D. 18,38 gam Câu 19: Nhúng một lá kim loại M vào dung dịch FeCl3. Sau một thời gian lấy lá M ra cân thấy khối lượng không đổi. M là kim loại nào trong số các kim loại sau? A. Fe B. Cu C. Zn D. Mg Câu 20: Để làm sạch một mẫu bạc có lẫn tạp chất là nhôm và kẽm, ta ngâm mẫu bạc này vào một lượng dư dung dịch: 1. HCl 2. NaOH 3. AgNO3 4. FeCl3 Các cách có thể tiến hành là: A. 1 ; 2 ; 3 B. 2 ; 3 ; 4 C. 1 ; 2 ; 4 D. 1 ; 2 ; 3 ; 4 Câu 21: Chọn phát biểu đúng. A. Dùng nhôm kim loại để oxi hóa ion Ag + trong dung dịch B. Dùng magie kim loại để oxi hóa ion Fe 3+ trong dung dịch C. Dùng ion Ag + để oxi hóa Fe 2+ trong dung dịch. D. Dùng đồng kim loại để khử ion Zn 2+ trong dung dịch. Câu 22: Dẫn một lượng hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4, C2H6 và H2 qua ống đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 11,2 lít (đkc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 12,2. Đốt cháy hết lượng Y này rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được bao nhiêu gam kết tủa? A. 80 B. 90 C. 40 D. 75 Câââu 23: Dẫn 10 gam hơi ancol etylic qua ống đựng CuO nung nóng thu được 12,4 gam hỗn hợp gồm anđehit axetic, ancol dư và nước. Vậy đã có bao nhiêu % ancol bị oxi hóa? A. 92%. B. 75% C. 66,66% D. 69% w w w . v i e t m a t h s . c o m Câu 24: Cho 10 g hh Mg, MgO, CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dd H2SO4 loãng, được V lít H2 (đktc) và dd X. Cho NaOH dư vào X lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi , được 10,8 gam. Giá trị V là A.1,4 lít B. 2,24 lít C.5,6 lít D. 1,12 lít Câu 25: Hòa tan 17,4 gam FeCO3 bằng một lượng H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Cần thêm ít nhất bao nhiêu ml dung dịch KNO3 1M vào dung dịch X để thể tích NO thoát ra là cực đại? A. 50 B. 120 C. 75 D. 25 Câu 26: Có 2 thí nghiệm sau với este đơn chức no, mạch hở E. Xà phòng hóa m gam E bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn được ancol F và m1 gam muối khan. Xà phòng hóa m gam E bằng dung dịch KOH vừa đủ rồi cô cạn được ancol F và m2 gam muối khan Biết m1 < m < m2 . Vậy ancol F có công thức phân tử: A. C2H6O B. C4H10O C. CH4O D. C3H8O Câu 27: Đốt cháy 20 gam sắt trong oxi được 23,2 gam rắn. Vậy %Fe bị oxi hóa là bao nhiêu? Cho biết phản ứng chỉ tạo Fe3O4 A. 84% B. 75% C. 42% D. 66,66% Câu 28: Hòa tan một lượng oxit kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) được dung dịch muối có nồng độ 12,5%. Kim loại đã nêu ở trên là A. Zn B. Mg C. Cu D. Fe Câu 29: Có bao nhiêu este mạch hở C4H6O2 là đồng phân cấu tạo của nhau? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 30: Có các phản ứng sau: 2FeCl3 + 2KI 2FeCl2 + 2KCl + I2 ; H2S + I2 2HI + S Phát biểu đúng là: A. I - có tính khử yếu hơn Fe 2+ B. .I2 có tính oxi hóa mạnh hơn Fe 3+ C.S 2- có tính khử mạnh hơn Fe 2+ D. S có tính oxi hóa mạnh hơn Fe 3+ Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol đơn chức X được 0,12375 mol CO2 và 0,2475 mol H2O. Vậy đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần tối thiểu bao nhiêu mol O2? A. 1 mol B. 1,5 mol C. 0,75 mol D. 2 mol Câu 32: Cho m g rắn X gồm Cu và Fe (tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3) vào 350 ml dd HNO3 2M. Sau khi các pư ùxảy ra xong thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất và còn lại 0,8m gam rắn chưa tan. Giá trị m là A. 73,5 B. 32,6 C. 43,2 D. 50,4 Câu 33: Chất nào dưới đây vừa hòa tan được Cu(OH)2, vừa cho được phản ứng tráng bạc? A. HCOOCH3 B. HCOOH C. CH3COOCH=CH2 D. CH3COCH3 Câu 34: Dãy các chất có thể điều chế trực tiếp được ancol etylic là: A. CH3COOCH3; C2H4 ; CH3CHO B. HCOOC2H5 ; CH3COCH3 ; C2H4 C. CH3COOC2H5 ; CH3COOH ; C2H5Cl D. C2H5COOC2H5 ; CH3CHO ; C2H4 Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn một lượng este đơn chức no, mạch hở E cần vừa đủ 5,6 lít O2 (đkc), hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được 20 gam kết tủa. Công thức phân tử của E là: A. C4H8O2 B. C5H10O2 C. C6H12O2 D. C3H6O2 Câu 36: Hoà tan 3,24gam Al bằng lượng dư dung dịch HNO3 thu được V lít (đkc) hỗn hợp X gồm N2 và N2O (không có sản phẩm khử khác) có tỉ khối so với H2 là 18. Chỉ ra V A. 8,064 B. 0,896 C. 1,12 D. 0,672 Câu 37: Hòa tan hết rắn X gồm Mg, Zn và Al cần vừa đủ dung dịch chứa 1,8 mol HNO3. Sau phản ứng thu được V lít NO (đkc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị V là: A. 14,56 B. 13,44. C. 11,2 D. 10,08 Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol este đơn chức E ( tạo bởi axit cacboxylic X có mạch phân nhánh và ancol Y) rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 58,4 gam, còn khối lượng dung dịch giảm 41,6gam. Vậy axit cacboxylic X có công thức phân tử là: A. C4H8O2 B. C4H6O2 C. C5H10O2 D. C5H8O2 Câu 39: Có bao nhiêu trường hợp dưới đây xảy ra ăn mòn điện hóa học? 1) Nhúng lá sắt vào dung dịch HCl 2) Nhúng lá sắt vào dung dịch FeCl3 3) Nhúng lá sắt vào dung dịch MgCl2 4) Nhúng lá sắt vào dung dịch CuCl2 5) Đốt dây magiê trong không khí 6) Quấn vài vòng dây đồng quanh cây đinh sắt rồi ngâm trong dung dịch NaCl A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 40: Hòa tan 2,74 gam Ba kim loại vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và CuSO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 3,31 gam B. 5,64 gam C. 12,8 gam D. 4,66 gam Câu 41: Cho các ion Na + , Mg 2+ , F - , O 2- . Dãy nào dưới đây được sắp xếp đúng theo chiều giảm dần bán kính ion? A. Mg 2+ ; Na + ; F - ; O 2- . B. O 2- ; F - ; Mg 2+ ; Na + C. F - ; Mg 2+ ; Na + ; O 2- . D. O 2- ; F - ; Na + ; Mg 2+ . Câu 42: Ion Fe 2+ trong dung dịch bị khử bởi kim loại hay ion nào dưói đây? A. Mg B. Fe 3+ C. Ag + D. Cu Câu 43: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(ỌH)2, KHS, K2SO3, (NH4)2CO3 và Al(OH)3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 8 B. 5. C. 7. D. 6. Câu 44: X, Y là hai đồng vị. Biết tổng số các loại hạt trong X và Y là 106, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 30. Vậy X, Y là đồng vị của nguyên tố nào dưới đây? A. Cl B. Cu C. Br D. S Câu 45: Cần thêm bao nhiêu lít dd NaOH 0,4M vào 1 lít dd H2SO4 0,1M để được dd có pH = 13? A. 0,8 B. 0,5 C. 1,0 D. 0,4 Câu 46 : Dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm một lượng hỗn hợp gồm 0,03mol Al và 0,05mol Fe vào 100ml dung dịch X. Sau phản ứng thu được rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào dung dịch HCl dư thấy giải phóng 0,784 lít H2 (đkc). Nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch X là A. 0,3M. B. 0,4M. C. 0,42M. D. 0,45M. Câu 47: Hòa tan hết 1,8 g kim loại kiềm M vào 40 ml dd HCl 1M thấy dd sau phản ứng làm quì tím hóa xanh. Hòa tan hết cũng lượng kim loại kiềm M trên vào 60 ml dd HCl 1M thấy dd sau pứ làm quì tím hóa đỏ Vậy kim loại kiềm M là A. K B. Li C.Na D. Rb Câu 48: Dẫn một luồng khí CO qua ống đựng 35 gam rắn X nung nóng gồm CuO, Al2O3 và Fe2O3 được m gam rắn Y. Khí thoát ra khỏi ống dẫn vào nước vôi trong dư thấy xuất hiện 20 gam kết tủa. Giá trị m là A. 31,8 B. 33,4 C. 30,2 D. 28,6 Câu 49: Cho biết Mg (Z = 12); Ca (Z= 20); Cl (Z = 17); Fe (Z = 26) Ion nào dưới đây có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất? A. Mg 2+ B. Ca 2+ C.Cl - D. Fe 2+ Câu 50: Hoà tan hết 5 gam hỗn hợp X gồm Mg; Zn; Al và Fe trong dung dịch HCl được 3,136 lít H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan? A. 14,94 gam B. 19,4 gam C. 15,2 gam D. 16,44 gam w w w . v i e t m a t h s . c o m -------------------------------HẾT------------------------------- Đáp án đề 05: Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 11 B 21 C 31 C 41 D 2 C 12 C 22 A 32 A 42 A 3 B 13 A 23 D 33 B 43 C 4 A 14 B 24 D 34 D 44 A 5 D 15 C 25 A 35 A 45 C 6 D 16 C 26 A 36 B 46 B 7 D 17 D 27 C 37 D 47 A 8 B 18 C 28 C 38 B 48 A 9 A 19 D 29 D 39 A 49 D 10 C 20 D 30 D 40 D 50 A w w w . v i e t m a t h s . c o m
Tài liệu đính kèm: