Đề thi thử đại học, cao đẳng môn: Sinh học, khối B lần 2

Đề thi thử đại học, cao đẳng môn: Sinh học, khối B lần 2

I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40).

Câu 1. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả gì?

A. Gảm sức sống hoặc làm chết sinh vật.

B. Mất khả năng sinh sản của sinh vật.

C. Tăng cường độ biểu hiện tính trạng.

D. Giảm cường độ biểu hiện tính trạng.

Câu 2. Một gen có 1500 cặp nuclêôtít, đột biến mất 1 cặp nuclêôtít xẩy ra ở vị trí nào dưới đây sẽ gây hậu quả lớn nhất trên cấu trúc của phân tử protein do nó mã hóa?

A. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 200.

B. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 400.

C. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 600.

D. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 800.

Câu 3. Nếu thế hệ P tứ bội là: AAaa x AAaa, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F1 sẽ là:

A. 1AAAA: 8AAAa: 18 AAaa: 8 Aaaa: 1aaaa

B. 1 aaaa: 8 AAAA: 8 Aaaa: 18AAaa: 1 AAAA

C. 1AAAA: 8AAa: 18 AAAa: 8Aaaa: 1 aaaa

D. 1 aaaa: 18 AAaa: 8 Aaa: 8 Aaaa: 1 AAAA

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học, cao đẳng môn: Sinh học, khối B lần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VŨ QUANG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG 2010 
Năm học : 2009-2010 MÔN: SINH HỌC, khối B Lần 2
 (Thời gian làm bài: 90 phút)
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40).
Câu 1. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả gì?
A. Gảm sức sống hoặc làm chết sinh vật.
B. Mất khả năng sinh sản của sinh vật.
C. Tăng cường độ biểu hiện tính trạng.
D. Giảm cường độ biểu hiện tính trạng.
Câu 2. Một gen có 1500 cặp nuclêôtít, đột biến mất 1 cặp nuclêôtít xẩy ra ở vị trí nào dưới đây sẽ gây hậu quả lớn nhất trên cấu trúc của phân tử protein do nó mã hóa?
A. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 200.
B. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 400.
C. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 600.
D. Đột biến ở cặp nuclêôtít thứ 800.
Câu 3. Nếu thế hệ P tứ bội là: ♂ AAaa x ♀ AAaa, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F1 sẽ là:
A. 1AAAA: 8AAAa: 18 AAaa: 8 Aaaa: 1aaaa
B. 1 aaaa: 8 AAAA: 8 Aaaa: 18AAaa: 1 AAAA
C. 1AAAA: 8AAa: 18 AAAa: 8Aaaa: 1 aaaa
D. 1 aaaa: 18 AAaa: 8 Aaa: 8 Aaaa: 1 AAAA
Câu 4. Hiện tượng lặp đoạn NST dẫn đến hậu quả:
A. Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng
B. Làm mất khả năng sinh sản của cơ thể
C. Gây chết hoặc làm giảm khả năng sống của cơ thể
D. Làm tăng cường độ biểu hiện tính trạng
Câu 5. Một gen có 600A và 900G thực hiện một lần nhân đôi, số liên kết hidro đã được hình thành:
A. 7800	B. 3900	C. 3000	D. 1500
Câu 6. Một gen có số liên kết hiđro là 1560, số nuclêôtít A chiếm 20% số nuclêôtít của gen, số nuclêôtít loại G của gen là:
A. G = 360	B. G = 480	C. G = 156	D. G = 240
Câu 7. Cơ chế gây đột biến của 5-Brôm uraxin (5BU) trên ADN làm biến đổi cặp A-T thành cặp G-X là do:
A. 5BU có thể bổ sung với A vừa có thể bổ sung với G.
B. 5BU có cấu tạo vừa giống A vừa giống G.
C. 5BU có thể bổ sung với T.
D. 5BU có thể bổ sung với A.
Câu 8. Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi nhiều nhất cấu trúc của phân tử protein do gen đó chỉ huy tổng hợp là:
A. Thêm một cặp nuclêôtít ở bộ ba mã hóa giữa mã khởi đầu và mã kết thúc.
B. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtít ở 2 bộ ba mã hóa giữa mã khởi đầu và mã kết thúc.
C. Đảo 1 cặp nuclêôtít ở bộ ba mã hóa giữa mã khởi đầu và mã kết thúc.
D. Thay thế 1 cặp nuclêôtít ở bộ ba mã hóa giữa mã khởi đầu và mã kết thúc. 
Câu. 9. Thể lệch bội là cơ thể sinh vật có
A. Thay đổi số lượng NST ở một vài cặp tương đồng.
B. Thay đổi số lượng NST ở mọi cặp NST tương đồng.
C. Bộ NST tăng lên theo bội số bộ đơn bội.
D. Bộ NST gồm 2 bộ NST khác loài nhau.
Câu 10. Sự tương tác giữa hai gen không alen, trong đó hai loại gen trội đứng riêng rẽ đều xác định cùng một kiểu hình, trong kiểu gen có mặt của hai gen trội cho một kiểu hình mới. Cho P AABB x aabb→ F1, F1 x F1 → F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ
9 : 6: 1
9: 3 : 4
15: 1
9 : 3 : 3 : 1.
Câu 11. Phép lai nào dưới đây sẽ cho thế hệ sau phân tính (3: 3: 1: 1)?
A. AaBb aaBb 	B. AabbAaBB	C. AaBbAABb	D. AaBbAaBB
Câu 12. Các liên kết gen với nhau có đặc tính là:
A. Đều thuộc về 1 ADN.
B. Cùng cặp tương đồng.
C. Thường cùng biểu hiện.
D. Có lôcut khác nhau.
Câu 13. Quy luật phân li độc lập của Menđen thực chất nói về:
A. Sự phân li riêng rẽ các alen ở giảm phân.
B. Sự phân li độc lập của các tính trạng.
C. Sự phân li kiểu hình theo biểu thức (3+1)n.
D. Sự tổ hợp tự do các alen khi thụ tinh.
Câu 14. Các gen không alen với nhau có đặc tính là:
A. Có lôcut khác nhau.
B. Không cùng cặp NST tương đồng.
C. Không cùng ở 1 NST.
D. Quy định 2 tính trạng khác nhau.
Câu 15. Khi 1 gen chỉ có 2 alen, thì gọi là hiện tượng di truyền:
A. Đơn gen.	
B. Đa alen.
C. Tương tác gen.
D. Gen đa hiêu.
Câu 16. Thí nghiệm của Moocgan về hoán vị gen cho kết quả: ♀ F1 xám, dài x ♂ đen, cụt → F2 = 965 xám, dài + 944 đen, cụt + 206 xám, cụt + 185 đen, dài. Biến dị tổ hợp ở F2 chiếm:
A. 17%. 
B. 8,5%.
C. 41,5%.
D. 83%.
Câu 17. Thế hệ trước truyền nguyên vẹn cho thế hệ sau:
A. Alen quy định kiểu hình.
B. Tính trạng đã hình thành sẵn.
C. Mức phản ứng do môi trường quyết định.
D. Độ mềm dẻo kiểu hình hay thường biến.
Câu 18. Gen ngoài NST thường là:
A. ADN vòng.
B. ADN một mạch.
C. ARN hai mạch.
D. ARN một mạch.
Câu 19. Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là bao nhiêu?
A. 1800
B. 9900.
C. 8100.
D. 900.
Câu 20, Ở một quần thể thực vật, tại thế hệ mở đầu có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ Aa ở thế hệ thứ 3, thứ 4 lần lượt là:
A. 12,5%; 6,25%.
B. 75%; 25%.
C. 0,5%; 0,5%.
D. 0,75%; 0,25%.
Câu 21. Có thể kết luận chắc chắn 1 quần thể giao phối đã ở trạng thái cân bằng di truyền khi:
A. Quần thể có tỉ lệ kiểu gen như đời trước.
B. Quần thể có số loại kiểu gen không đổi.
C. Quần thể có các kiểu hình như đời trước.
D. Quần thể có tần số alen giống thế hệ trước.
Câu 22. Các bước chính để tạo giống mới là:
A. Có nguồn biến dị → tạo tổ hợp gen → Giống thuần.
B. Tạo tổ hợp gen → Vật liệu khởi đầu → Giống mới.
C. Vật liệu khởi đầu → Giống mới.
D. Giống thuần → Vật liệu khởi đầu → Giống mới.
Câu 23. Phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần không dùng để trực tiếp:
A. Tạo ưu thế lai.
B. Tạo dòng thuần.
C. Củng cố tính trạng tốt.
D. Đánh giá kiểu gen của dòng.
Câu 24. Trong công nghệ sản xuất Insulin điều trị bệnh tiểu đường nhờ trực khuẩn E. coli, thì ADN tái tổ hợp gồm;
A. Gen Insulin + plasmid.
B. NST của E.culi + Gen Insulin.
C. Tế bào E.culi có gen Insulin người.
D. Gen Insulin người khỏe + ADN người bệnh.
Câu 25. Cơ chế chung của ung thư là:
A. Mô phân bào không kiểm soát được.
B. Virut xâm nhập vào mô gây u hoại tử.
C. Phát sinh một khối u bất kì.
D. Đột biến gen đột biến NST.
Câu 26. Có thể hạn chế số người bị bệnh Đao bằng cách:
A. Không sinh con trên 35 tuổi.
B. Sử dụng liệu pháp gen.
C. Dùng thuốc thích hợp.
D. Sử dụng liệu pháp NST.
Câu 27. Mục đích chủ động gây đột biến trong khâu chọn giống là:
A. Tạo vật liệu khởi đầu nhân tạo.
B. Tìm được kiểu gen mong muốn.
C. Trực tiếp tạo giống mới.
D. Tạo nguồn biến dị tổ hợp.
Câu 28. Tần số 1 alen của quần thể loài giao phối thực chất là:
A. Tỉ lệ giao tử có alen đó trên tổng số giao tử.
B. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen gen đó trên tổng số cá thể.
C. Tỉ số giao tử có alen đó trên tổng số cá thể.
D. Tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số giao tử.
Câu 29. Vai trò quan trọng nhất của protein ở cơ thể sống là:
A. Xúc tác và điều hòa trao đổi chất.
B. Vận động.
C. Kiến tạo.
D. Cung cấp năng lượng.
Câu 30. Trong các nhân tố tiến hóa, nhân tố tiến hóa nào là cơ bản nhất:
A. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
B. Quá trình đột biến.
C. Các cơ chế cách li.
D. Quá trình giao phối.
Câu 31. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần protein giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc:
A. Bằng chứng sinh học phân tử.
B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
C. Bằng chứng phôi sinh học.
D. Bằng chứng địa lí sinh vật học.
Câu 32. Theo Đacuyn, vật nuôi và cây trồng có đặc điểm nổi bật:
A. Thích nghi với nhu cầu và ý thích của con người.
B. Phong phú hơn dạng tương ứng ở tự nhiên.
C. Mang đặc điểm có hại cho chính chúng.
D. Sức chống đỡ bệnh và yếu tố bất lợi kém.
Câu 33. Theo Đacuyn, hình thành loài mới diễn ra theo con đường
A. Phân li tính trạng.
B. Cách li địa lí.
C. Cách li sinh thái.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 34. Về mặt tiến hóa, những cá thể khác loài sinh học với nhau có đặc tính cơ bản là:
A. Không chia xẻ vốn gen.
B. Phân bố địa lí khác nhau.
C. Kiểu gen khác nhau.
D. Hình thái, sinh lí khác nhau.
Câu 35. Theo quan niệm hiện đại, sự hình thành loài mới ở sinh vật giao phối là kết quả của:
A. Tiến hóa nhỏ.
B. Tiến hóa lớn.
C. Tiến hóa phân li.
D. Tiến hóa đồng quy.
Câu 36. Trong tự nhiên, loài tam bội chỉ được hình thành khi:
A. Nó sinh sản vô tính được.
B. Nó trở nên hữu thụ.
C. Đột biến thành lục bội.
D. Lai dạng tứ bội với dạng thường.
Câu 37. Trong nhánh tiến hóa của giới nhân sơ, hướng tiến hóa là:
A. Đa dạng hóa phương thức trao đổi chất.
B. Thu nhỏ kích thước cơ thể.
C. Phức tạp hóa cấu tạo cơ thể.
D. Đưn giản hóa cấu tạo cơ thể.
Câu 38. Tiến hóa sinh học là:
A. Giai đoạn hình thành các sinh vật từ tế bào đầu tiên.
B. Giai đoạn hình thành sinh giới ngày nay.
C. Giai đoạn hình thành các chất hữu cơ từ chất vô cơ.
D. Giai đoạn hình thành các tế bào sống đầu tiên.
Câu 39. Các cơ thể sống dạng nguyên thủy xuất hiện đầu tiên trên trái đất thuộc nhóm:
A. Sinh vật nhân sơ.
B. Động vật nguyên sinh.
C. Thực vật nguyên sinh.
D. Nấm đơn bào.
Câu 40. Sự sống chỉ được xem là đã xuất hiện khi:
A. Hình thành tế bào nguyên thủy.
B. Hình thành các chất có khả năng tự sao.
C. Hình thành protein, ADN, ARN, Lipit.
D. Hình thành tế bào sơ khai nguyên thủy.
II. PHẦN RIÊNG [10 câu]
Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai phần (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41. Đặc điểm chung của các đột biến là xuất hiện
A. ngẫu nhiên, vô hướng, di truyền được cho thế hệ sau.
B. đồng loạt, định hướng, di truyền được.
C. ở từng cá thể, định hướng, có thể di truyền hoặc không di truyền được cho đời sau.
D. ngẫu nhiên, định hướng, di truyền được.
Câu 42. Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng
A. Mức phản ứng không được di truyền 
B. Mức phản ứng do kiểu gen quy định 
C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp 
 D.Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng 
Câu 43. Cơ thể 3n được hình thành do rối loạn phân li của toàn bộ NST xẩy ra ở
quá trình giảm phân của 1 trong 2 loại tế bào sinh dục đực hoặc cái.
giai đoạn tiền phôi.
quá trình giảm phân của tế bào sinh dục.
tế bào xôma.
Câu 44. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là 
A. trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I giảm phân.
B. sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit ở 2 cặp tương đồng khác nhau ở kì đầu giảm phân I. 
C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân.
D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.
Câu 45. Trong các hướng tiến hoá của sinh giới, hướng tiến hoá cơ bản nhất là 
A. thích nghi ngày càng hợp lí 
B. ngày càng đa dạng và phong phú 
C. tổ chức ngày càng cao, phức tạp 
 D. tăng tính đa dạng và phức tạp hoá tổ chức 
Câu 46.. Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là
A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.
Câu 47. Chiều dài của gen cấu trúc mã hóa cho một loại prôtêin có 158 axit amin là bao nhiêu?
A. 1632 Ao	
B. 1628,6Ao	
C. 1625,2 Ao	
D. 3624Ao 
Câu 48. Việc ứng dụng di truyền học vào lĩnh vực y học đã giúp con người thu được kết quả nào sau đây?
A. Hiểu được nguyên nhân, chẩn đoán, đề phòng và phần nào chữa trị được một số bệnh di truyền trên người
B. Chữa trị được mọi dị tật do rối loạn di truyền.
C. Ngăn chặn được các tác nhân đột biến của môi trường tác động lên con người.
D. Giải thích và chữa được các bệnh tật di truyền.
Câu 49. Nguyên nhân nào gây ra sự hoán vị giữa 2 gen alen?
Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 NST tương đồng khác nguồn.
Sự đổi chỗ lẫn nhau giữa 2 tính trạng tương ứng.
Sự chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST tương dồng.
Chuyển đoạn kết hợp đảo đoạn giữa 2NST tương đồng khác nguồn.
Câu 50. Điều nào sau đây là không đúng 
A. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường
B. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
C. Bố mẹ truyền cho con kiểu gen chứ không truyền cho con các tính trạng có sẵn	
D. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường	
B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51. Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của tạo giống biến đổi gen.
Tạo giống dâu tằm tam bội, có năng suất cao, thường dùng cho ngành nuôi tằm.
Tạo chuột nhắt chứa gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống.
Tạo giống lúa “gạo vàng”.
Tạo giống bông chứa gen kháng sâu bệnh.
Câu 52. Giả sử 1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong sè tÕ bµo sinh ra tõ tế bào A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là:
A. 1 tế bào. 
B. 2 tế bào. 
C. 4 tế bào. 
D. 8 tế bào
Câu 53. Trong công nghệ sinh học, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là: 
A. Vi khuẩn 	
B. Virut 
C. Plasmit 
D. Động vật
Câu 54. Cở sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là:
A. sự phân li, tổ hợp của các cặp NST giới tính dẫn đến sự phân li, tổ hợp của các gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính
B. các gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính
C. sự phân li, tổ hợp của NST giới tính dẫn đến sự phân li, tổ hợp của các gen quy định tính trạng giới tính
D. sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST thường
Câu 55. Các thí nghiệm của Moocgan về hoán vị gen khác với cách thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính là.
Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F1.
Đảo cặp ở thế hệ P.
Đảo cặp ở thế hệ bố mẹ ở F2.
Dùng lai phân tích thay cho F1 tự phối.
Câu 56. Trong một quần thể thực vật lưỡng bội, lôcut 1 có 4 alen, lôcut 2 có 3 alen, lôcut 3 có 2 alen phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen là
A. 180 
B. 240 
C. 90 
D. 160
Câu 57. Giống cà chua có thời gian chín và thối nhũn chậm, giúp việc vận chuyển và bảo quản quả cà chua đi xa mà không bị hỏng, được tạo ra gần đây là sản phẩm của quá trình
A. tạo giống cây trồng biến đổi gen 
B. chọn lọc cá thể 
C. tạo giống bằng phương pháp gây đột biến 
D. chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp 
Câu 58. Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây cho phép phát hiện hội chứng claiphentơ ở người
A. Nghiên cứu tế bào
B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh	
C. Nghiên cứu phả hệ 	
D. Di truyền hoá sinh
Câu 59. Nguyên nhân của hiện tượng đồng quy là do
A. các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau nhưng vì sống trong điều kiện giống nhau nên đã được chọn lọc theo cùng một hướng, tích luỹ những đột biến tương tự nhau
B. các nòi trong một loài, các loài trong một chi đã hình thành theo con đường phân li từ một quần thể gốc nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau
C. các nhóm phân loại trên loài hình thành theo những con đường phân li, mỗi nhóm bắt nguồn từ một loài tổ tiên nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau
D. các quần thể khác nhau của cùng một loài mặc dù sống trong những điều kiện khác nhau nhưng vẫn mang những đặc điểm chung 
Câu 60. Các nhân tố nào dưới đây chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật:
A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên
B. Quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên
C. Sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật
D. Cách li địa lý thúc đẩy các nhóm cá thể tích luỹ các đột biến theo những hướng khác nhau thích nghi với từng điều kiện sống nhất định

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi thu dai hoc(3).doc